Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2013-2014 - Ngô Thị Ngân

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Tình cảm thắm thiết của cha me đối với con cái.

- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.

- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.

- Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.

3.Thái độ: Tình yêu gia đình, từ đó mà yêu quê hương đất nước.

 B.CHUẨN BỊ

 Gv: giáo án.

 Hs: Trả lời các câu hỏi trong Sgk.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.

 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.

 2. Kiểm tra bài

 CH: Đọc thuộc lòng và nêu nội dung chính văn bản “ Sang thu”.

 3. Bài mới :

 (Gtb)Tình yêu thương co cái, mơ ước thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con ngưòi Việt Nam ta suốt bao đời nay.Nói với con của Y phương- nhà thơ dân tộc Tày (sinh sống ở các tỉnh mền núi đông bắc)- là một trong những bài thơ hướng vào đề tài ấy với cách nói riêng, xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với con, tâm tình dặn dò trìu mến, ấm áp và tin cậy.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2013-2014 - Ngô Thị Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghị luạn về một đoạn thơ, bài thơ. 3. Thái độ: Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo. B.CHUẨN BỊ Gv: giáo án. Hs: Đọc và trả lời câu hỏi trong Sgk C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC. 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 2. Kiểm tra bài CH - Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)? - Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài. - Nêu dàn bài chung của kiểu bài này. 3 . Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ - Gọi 2 HS đọc văn bản ở Sgk. HS thảo luận theo nhóm: - Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? -Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”? -Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó? -Chỉ ra bố cục bài thơ? Nhận xét về bố cục? -Mở bài: từ đầu ...thật đáng trân trọng. -Thân bài: tiếp đó...hình ảnh ấy của mùa xuân. - Kết bài: đoạn còn lại. Giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt. -Chỉ ra cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản -Như vậy thế nào là nghị luận một đoạn thơ, bài thơ? -Làm thế nào để có những nhận xét, đánh giá cụ thể với nội dung, nghệ thuật của bài thơ, bài thơ? -Gọi hs đọc ghi nhớ Sgk. Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs làm bài tập. - Ngoài các luận điểm đã nêu trong bài văn có thể nêu thêm những luận điểm nào nữa? -2 HS đọc văn bản ở SGK. HS thảo luận theo nhóm: -Hình ảnh mùa xuân và tinh cảm tha thiết của Thanh Hải - Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng gợi cảm, đáng yêu. - Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước rạo rực, thiết tha, trìu mến. - Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời “ một mùa xuân nho nhỏ”. - Người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ. - Mở bài: từ đầu ...thật đáng trân trọng. - Thân bài: tiếp đó...hình ảnh ấy của mùa xuân. - Kết bài: đoạn còn lại. Giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt. -Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải. - Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Dựa vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu của đoạn thơ, bài thơ. - Hs đọc ghi nhớ Sgk. . - HS đọc lại bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”, đối chiếu với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 1. Đọc văn bản. 2. Trả lời câu hỏi: a.Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tinh cảm tha thiết của Thanh Hải b. Các luận điểm: - Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng gợi cảm, đáng yêu. - Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước rạo rực, thiết tha, trìu mến. - Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời “ một mùa xuân nho nhỏ”. * Các luận cứ: Các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, kết cấu bài thơ, giọng điệu trữ tình của bài thơ. c.Bố cục bài văn: - Mở bài: Từ đầu...thật đáng trân trọng. - Thân bài: Tiếp đó...hình ảnh ấy của mùa xuân. - Kết bài: Đoạn còn lại. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, liên kết tự nhiên. d.Cách diễn đạt: Trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của người viết bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Ghi nhớ: SGK. II. Luyện tập. Có thể nêu thêm luận điểm: - Kết cấu của bài thơ. - Mùa xuân của một đất nước vất vả, gian lao và cũng tràn đầy niềm tự hào, hi vọng. - Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, trầm buồn mà sâu lắng của dân ca xứ Huế. D.Củng cố-Dặn dò: * Củng cố: Nắm được thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? * Dặn dò: Chuẩn bị bài “ Cách làm bài nghị luận...bài thơ”. * Rút kinh nghiệm ... =============================================================== Tuần 26 Ngày soạn:12/03/2014 Tiết 125 Ngày dạy: 15/03/2014 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kỹ năng: - Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tổ chức, triển hai các luận điểm. 3. Thái độ : Có thái độ học tập đúng đắn để nắm chắc kiến thức, rèn luyện tốt về kiểu bài trong tiết học. B.CHUẨN BỊ Gv: giáo án. Hs: Đọc và thực hiện các yêu cầu của bài học trong Sgk. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC. 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ CH -Thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? - Những nhận xét đánh gái về nội dung và nghệ thuật của bài thơ phải dựa vào đâu ? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề bài - HS đọc các đề văn ở sgk. - HS thảo luận các câu hỏi: Đề nào có mệnh lệnh, đề nào không? Gạch chân các từ mệnh lệnh trong đề có mệnh lệnh?. - Các đề bài đó biểu thị yêu cầu gì đối với bài làm? Lưu ý: Dù có lệnh hay không để làm tốt bài nghị luận cần có cảm nhận, suy nghĩ của riêng mình và diễn giải, chứng minh các cảm nhận, ý kiến ấy một cách có căn cứ qua việc cảm thụ đúng và sâu sắc tác phẩm. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách làm bài nghị luận. -Hs thảo luận tìm hiểu yêu cầu của đề? - Hướng dẫn hs tìm ý? -Gv cho hs viết một đoạn văn bất kì rồi trình bày trước lớp; cả lớp theo dõi nêu ý kiến, rút kinh nghiệm. -Tại sao sau khi viết bài cần đọc lại? Kiểm tra, sửa chữa lỗi diễn đạt, chính tả. -Hs đọc và theo dõi bài văn trong Sgk. - Hs chỉ ra các phần của văn bản và nêu nội dung từng phần. -GV: nhận xét kết luận. - Chỉ ra phần thân bài? Ở phần này người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương? - Những suy nghĩ, ý kiến đó được dẫn dắt bằng cách nào? - Những nguyên nhân nào Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập . GV :cho hs đọc đề và yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 em thực hiện yêu cầu của bài tập sgk . - HS đọc các đề văn ở sgk. HS thảo luận các câu hỏi và cử đại diện trả lời trả lời - Có mệnh lệnh: 1,2,3,5,6,8. - Không mệnh lệnh: 4,7. - Từ mệnh lệnh: Phân tích, cảm nhận, suy nghĩ. - Có những đề đã định hướng tương đối rõ: phân tích, chỉ định về phương pháp; cảm nhận lưu ý đến ấn tượng. Có những đề đòi hỏi người làm phải tự xác định tập trung vào hướng nào, vào phương diện nào đáng chú ý nhất của đối tượng như đề 4. - Phân tích: tình yêu quê trong bài thơ “Quê hương” - HS chuẩn bị ra giấy rồi trình bày trước lớp. Dựa vào các ý để lập dàn ý ra giấy rồi trao đổi với bạn để bổ sung, hoàn chỉnh. - Kiểm tra, sửa chữa lỗi diễn đạt, chính tả. HS đọc và theo dõi bài văn trong SGK. - Hs đọc thầm và nêu nội dung từng phần . Chỉ ra phần thân bài và nêu nhưng luận điểm của tác giả. - Những suy nghĩ, ý kiến luôn gắn với sự phân tích, bình giảng cụ thể.- HSL chú ý: + ND; bố cục ; lời văn , .. - HS trình bày cách làm bài . - Đọc ghi nhớ sách giáo khoa. - kết quả tham khảo bên dưới. I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Đề bài có 2 dạng : Có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh . - Mệng lệnh: Phân tích, cảm nhận, suy nghĩ. II.Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh. * Các bước làm bài: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý. a.Tìm hiểu đề. Phân tích: những biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh. b.Tìm ý. - Bài thơ sáng tác trong thời gian nào, địa điểm, tâm trạng. - Nội dung chủ đề của bài thơ là gì? - Tình yêu quê thể hiện qua những hình ảnh nào, giọng điệu, câu thơ nào gây ấn tượng nhất. - Giá trị, tác dụng của bài thơ 2. Lập dàn ý: Sgk - Mở bài: ( đầu -> rực rỡ) Giới thiệu bài thơ và nêu nhân xét . - Thân bài: TT-> thành thực của Tế Hanh) : Suy nghĩ đánh gái về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Kết bài: Còn lại: nhận xét về giá trị của bài thơ. 3.Viết bài. 4.Đọc lại và sửa chữa. 2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm. - Thân bài: Nhà thơ đã viết...thành thực của Tế Hanh. - Những nhận xét về tình yêu quê hương: ( Các luận điểm) + Hình ảnh đẹp, đầy sức sống khi ra khơi. + Cảnh trở về tấp nập. + Hình ảnh người dân chài giữa trời đất lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi. + Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ đây sức gợi cảm. - Những suy nghĩ, ý kiến luôn gắn với sự phân tích, bình giảng cụ thể. - Nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn: + VB tập trung trình bày nhân xét những giá trị đắc sắc nhất cảu bài thơ. Khi nói về cảm xúc người viết dã phân tích các nhịp điệu thơ tương ứng. + Bố cục:mạch lạc, rõ ràng. + Lời văn: người viết trình bày rung cảm của mình bằng lòng yêu mến , rung cảm tha thiết. * Ghi nhớ : SGK III. Luyện tập. Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ “ Sang thu” của Hửu Thỉnh. MB: ( Gt: vị trí khổ thơ và nêu cảm nhận chung của người viết ) - Đây là khổ thơ đầu trong bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh, thể hiện cảm xúc tinh tế của tác giả trước biến đổi của thiên nhiên cuối hạ sang thu. TB: ( phân tích , trình bày cảm nhận cái hay, cái đẹp của lời thơ , ý thơ) -Hương ổi lan vào không gian phả vào gió se. -Làn sương thu đầu mùa giăng nhẹ nhàng , chầm chậm khắp đường thôn ngõ xóm. - Bằng các từ ngữ , hình ảnh thơ gợi tả, tác giả tạo nên cảm giác giao mùa bâng khuâng xúc động ( Chú ý: bỗng ( ngạc nhiên) , hình như( buâng khuâng) , Phả, chùng chình) KB: Khái quát giá trị ý nghĩa. Khổ thơ thể hiện nỗi bâng khuâng và những cảm nhận tinh tế của tác giả lúc thiên nhiên giao mùa. D. Củng cố-Dặn dò: * Củng cố: Nắm được cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.Viết bài theo dàn ý . * Dặn dò: Chuẩn bị bài “ Mây và sóng”. . * Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................. ================================================================

File đính kèm:

  • docTuần 26.doc