Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu

-Đọc, tìm hiểu 10 đề bài SGK trang 51, 52.

(Giáo viên bảng phụ ghi 10 đề bài treo trên bảng).

Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?

(Đều nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống)

Đề 1, đề 3, đề 10 cách hỏi có gì khác (có mệnh lệnh).

 Hãy tự đặt 1 số đề bài tương tự?

*Đọc đề bài:

Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

“Suy nghĩ” đòi hỏi người viết phải thể hiện những yêu cầu gì?

(Thể hiện sự hiểu biết, sự đánh giá ý nghĩa của vấn đề này)

 Cụ thể đề yêu cầu gì?

(Giải thích đúng câu tục ngữ, thể hiện suy nghĩ nêu ý kiến về câu tục ngữ).

Tìm hiểu đề phải chú trọng đến những yêu cầu gì của đề?

G/V gợi ý: Khi tìm ý để giải quyết vấn đề ta thường nêu câu hỏi: Nghĩa là gì? Đúng, sai ntn? Có tác dụng ra sao? ý nghĩa ntn?

H/S: Dùng những câu hỏi cho đề bài đã nêu để tìm ý?

 

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” “Suy nghĩ” đòi hỏi người viết phải thể hiện những yêu cầu gì? (Thể hiện sự hiểu biết, sự đánh giá ý nghĩa của vấn đề này) Cụ thể đề yêu cầu gì? (Giải thích đúng câu tục ngữ, thể hiện suy nghĩ nêu ý kiến về câu tục ngữ). Tìm hiểu đề phải chú trọng đến những yêu cầu gì của đề? G/V gợi ý: Khi tìm ý để giải quyết vấn đề ta thường nêu câu hỏi: Nghĩa là gì? Đúng, sai ntn? Có tác dụng ra sao? ý nghĩa ntn? H/S: Dùng những câu hỏi cho đề bài đã nêu để tìm ý? Dựa vào các ý đã tìm sắp xếp và lập thành một dàn bài? Mở bài cho đề bài trên ntn? (giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội). Giải thích câu tục ngữ ntn? “Nước? Nguồn? Uống nước? Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ” Nhận định, đánh giá của em về câu tục ngữ. (Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? có tác dụng ra sao?) Em có sự khẳng định vấn đề ntn? ý nghĩa lớn lao của vấn đề là gì? Bài học gì cho em qua đề bài trên? +Y/c của việc lập dàn bài. +Trình bày miệng dàn bài cho đề đã nêu: (Dùng bảng phụ dàn bài cho đề bài đã nêu sau khi đã thống nhất) I.Bài học: 1.Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: -Yêu cầu trình bày ý kiến, giải thích chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp để làm rõ vấn đề. - Đề có lệnh hoặc đề mở. 2 .Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: a. Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: * Tìm hiểu đề: - Chú trọng yêu cầu của đề - Thường là những câu tục ngữ, danh ngôn chú trọng ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh. * Tìm ý: -Đặt những câu hỏi để tìm ý là gì? Như thế nào? Tại sao? tác dụng gì? ý nghĩa ra sao?..... -Mục đích: Phân chia vấn đề thành các luận điểm. b. Bước 2: Lập dàn bài A. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. B. Thân bài: - Giải thích nội dung vấn đề rõ ràng - Chứng minh sự đúng, sai của tư tưởng đạo lí - Nhận định, đánh giá về tư tưởng đạo lí đó trong cuộc sống. C. Kết bài: - Tổng hợp ý kiến, khẳng định lại vấn đề - Nêu nhận thức, tỏ ý hành động. 4. Củng cố -Nêu rõ y/c của việc tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn nghị luận này? -Lập dàn bài cho bài văn nghị luận này yêu cầu cụ thể là gì? -Trình bày miệng dàn bài cho đề bài đã nêu. 5.Hướng dẫn về nhà -Học và vận dụng các bước trong phần cách làm bài ở tiết 1. -Đọc tiếp SGK trang 53, 54 cho tiết 2 của bài. -Ra các đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Tiết 114 Soạn: 26 / 01 / 2010 Giảng: 4 / 02 / 2010 Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh biết cách làm nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để làm bài nghị luận. - Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận B.Chuẩn bị : - Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ - Học sinh: Sưu tầm những bài văn mẫu, tập phân tích C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? - Yêu cầu của các bước tìm hiểu đề, tìm ý và bước lập dàn bài cho bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Yêu cầu các bước tiếp theo để hoàn thiện yêu cầu cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí? Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu * Ngữ liệu 1: - Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn” Đọc VD phần mở bài trang 53 (SGK) Có nhiều cách mở bài; Đó là những cách mở bài nào? Những ý cần bàn luận cho đề bài là gì? (Giải thích nội dung câu tục ngữ) Những nhận định đánh giá câu tục ngữ? (Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên; Câu tục ngữ có nhiều lớp nghĩa) Có sự khẳng định gì về câu tục ngữ? Nhiệm vụ của mỗi người là gì qua học câu tục ngữ? Trong bài nghị luận cần những yêu cầu gì về lời văn và việc liên kết đoạn? Đọc phần C (Kết bài), SGK Trang 54 Y/c của phần kết bài là gì? Sự cần thiết của bước 4 ntn? Giúp em sửa được những lỗi gì trong quá trình viết bài văn ? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần chú ý vận dụng các phép lập luận gì? Yêu cầu dàn bài cho bài văn nghị luận này? H/S: Đọc đề 7 trong SGK. Y/c tìm ý gì để làm rõ vấn đề tinh thần tự học: + Giải thích rõ thế nào là tự học? + Cần có tinh thần tự học ntn? + Lý nghĩa lớn lao của vấn đề này? I. Bài học 2 .Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: a. Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: b. Bước 2: Lập dàn bài c. Bước 3: Viết bài: A. .Mở bài: Có nhiều cách viết phần mở bài: - Mở bài trực tiếp bằng cách iới thiệu vấn đề cần nhị luận - Mở bài gián tiếp bằng cách đi từ một ý kiến, nhận xét, đánh giá, một câu thơ dẫn dắt vào vấn đề B. Thân bài: -Những ý cần viết, mỗi ý hình thành một đoạn văn. + Giải thích chứng minh vấn đề của đề bài. + Nhận định, đánh giá, khẳng định vấn đề. - Lời văn chặt chẽ, mạch lạc và biểu cảm sống động. - Thực hiện việc liên kết các đoạn văn để có tính thống nhất, hoàn chỉnh. C. Kết bài: - Đi từ nhận thức đến hành động. - Có tính chất tổng kết. Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa. * Kết luận: -Ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp cho dạng nghị luận này. -Yêu cầu về dàn bài cho bài văn. * Ghi nhớ: (Đọc ghi nhớ trang 54 SGK). II.Luyện tập: - Làm dàn bài cho đề 7 ở mục I “Tinh thần tự học” - Yêu cầu học sinh biết giải thích, phân tích để tìm ý cho đề bài. - Lập được dàn bài rõ 3 phần. 4. Củng cố - Các bước tạo lập văn bản nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý. 5.Hướng dẫn về nhà: - Học bài, hoàn thành bài tập phần luyện tập Tiết 115 Soạn: 29/ 01 / 2010 Giảng: 4 / 02 / 2010 Trả bài tập làm văn số 5 (Nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống). A. Mục tiêu cần đạt: - Qua giờ trả bài giúp học sinh tổng hợp, củng cố các kiến thức đã học về văn nghị - Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chấm và chữa bài - Học sinh: Ôn tập kỹ kiến thức có liên quan C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của giờ trả bài Giáo viên đọc đề. Xác định thể loại? Nội dung yêu cầu của đề? Bài viết cần đảm bảo yêu cầu gì về mặt hình thức? Những ý cần có ở phần mở bài? Xây dựng hệ thống luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề càn nghị luận? Hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay diễn ra như thế nào? Hậu quả của thực tế này ra sao? Nếu việc vứt rác bừa bãi được khắc phục sữ đem lại lợi ích gì? Vậy có giải pháp nào để mọi người không vứt rác bừa bãi? Qua văn bản ở lớp 8 “Thông tin vè ngày trái đất năm 2000” có những thông tin gì em cần nhớ? Phần kết bài có nội dung gì? GĐọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên H/S. Đọc 1 số đoạn viết yếu (Không nêu tên học sinh) Giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện và sửa lỗi bài viết H/S: Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình. I. Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. II. Lập dàn ý * Tìm hiểu đề: 1. Thể loại: Nghị luận về sự vật, hiện tượng trong xã hội. 2. Nội dung: Hậu quả ghê gớm của việc vứt rác thải bừa bãi. 3. Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần chặt chẽ, mạch lạc, trình bày sạch, khoa học. * Dàn ý: - Hãy giữ sạch môi trường - Bạn đã làm gì cho cuộc sống của chúng ta? - Con người cần đối xử với môi trường như thế nào? A. Mở bài - Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay. - Nêu khái quát tác hại của việc làm này. B. Thân bài - Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến: + Vứt rác sinh hoạt hàng ngày trong mỗi gia đình; + Vứt rác nơi công cộng; + Thói quen vứt rác không đúng nơi qui định - Đánh giá việc vứt rác bừa bãi gây những hậu quả: + Hiện tượng ô nhiễm môi trường do rác thải + Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước + Rác thải làm mất mỹ quan nơi công cộng - Nếu không vứt rác bừa bãi có kết thúc ra sao? + Cải thiện môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho mọi người + Làm cho quang cảnh trở nên sạch đẹp - Làm thế nào để mọi người không vứt rác bừa bãi? + Tuyên truyền để mọi người thấy được tác hại của rác thải đối với mỗi cá nhân và cộng đồng + Chiến lược lâu dài như cônng tác sử lý rác thải một cách hiệu quả từ nông thôn đến thành thị C. Kết bài - Khẳng định lại sự cần thiết phải hành động của mỗi người để giữ sạch môi trường. - Rút ra bài học cho bản thân. III. Nhận xét 1.Ưu điểm: -H/S đã nghị luận được đúng thể loại mà đề bài yêu cầu; vấn đề đó rất bức xúc và có ý nghĩa với cuộc sống, nghị luận rõ hiện thực và tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi, lên án phê phán. -Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng. - Trình bày khoa học, sạch sẽ. - Chữ viết đẹp. - Lí lẽ thuyết phục . - Mốt số bài có sự đầu tư thoả đáng công sức làm bài. 2. Nhược điểm - Một số chưa hiểu kĩ đề. - Một số chưa làm sáng tỏ được vấn đề. - Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu. -Việc đặt nhan đề cho vấn đề còn chưa có tính khái quát ở một số bài. - Lí lẽ để bàn bạc sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu. - Một số bài lí lẽ chưa thuyết phục. - Kĩ năng dùng từ còn hạn chế: dùng từ ko phù hợp, ko sát ý định diễn đạt. - Dùng dấu ko đúng, ko đúng công dụng của dấu. - Trình bày bẩn, thiếu khoa học. 3.Trả bài cho học sinh: - Trả bài; tổng hợp các điểm của bài viết trước lớp. - Nêu tên một số bài khá, giỏi, đọc một số đoạn văn viết tốt. - Một số đoạn mắc lỗi đọc trước lớp IV. Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc: - Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình. - Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn - Lỗi về chữ viết - Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi. * Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có). 4. Củng cố - Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng trong xã hội? 5.Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn lại kiến thức, kỹ năng làm văn nghị luận?

File đính kèm:

  • docTuan24.doc