Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ
a. Phn tích hình ảnh cừu v sĩi của Buy-phơng ? 8đ
Loài cừu thì luôn sợ sệt., tụ tập thành bầy, không biết trốn tránh nguy hiểm
- Loài chó sói thì luôn ồn ào với những tiếng la hú khủng khiếp để tấn công những con vật to lớn, Nhà khoa học Buy-phông viết về loài cừu và chó sói bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học để làm nổi bật đặc tính cơ bản của chúng.
b. Phn tích hình ảnh cừu v sĩi của La-phong Ten ? 8đ
- Loài cừu thì thân thương và tốt bụng, có tình mẫu tữ cảm động.
- Loài sói thì đáng thương bất hạnh.
- Gã vô lại, đói dài, luôn bị ăn đòn
Dù có sử dụng yếu tố hư cấu, tưởng tượng nhưng LaPhong- ten không hư cấu một cách tùy tiện mà ông dựa trên đặc tính vốn có của hai con vật này để xây dựng nên hình ảnh của chúng.
Câu 2: Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần tự nghiên cứu bài mới:
a. Bài học hôm nay viết về vấn đề gì? 2đ
- Tấm lịng người mẹ qua hình ảnh con cị. 2đ
b.Tác giả bài thơ này là ai ? 2đ
- Chế Lan Vin 2đ
32 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tuần 23 - Bản đẹp 2 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hình dùng bức tranh như thế nào?
Từng giọt long lanh rơi.
Tôi đưa tay tôi hứng.
“Giọt long lanh” -> giọt mưa mùa xuân? giọt âm thanh? có sự chuyển đổi cảm giác -> niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trời đất vào mùa xuân.
* GV: Khổ thơ đầu tả cảnh thiên nhiên mùa xuân. Hình ảnh quen thuộc khá thú vị. Trước hết tác giả sử dụng phép đảo ngữ trong hai câu đầu, trật tự bình thường là Một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh. Động từ mọc làm vị ngữ, đặt trước chủ ngữ, đặt ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nó không chỉ tạo cho người đọc ấn tượng đột ngột, bất ngờ, mới lạ mà còn làm cho sự vật, hình ảnh trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt, tưởng như bông hoa tím biếc đang từ từ lồ lộ mọc lên, vươn lên, xoè nở trên mặt nước xanh sông xuân. Tác giả không tả cụ thể đó là hoa gì, sông nào cũng là một dụng ý khác, người đọc cũng có thể đoán ra nhưng đó không phải là quan trọng, bởi điều tác giả muốn gợi ra cho người đọc là cái linh hồn của cảnh vật và đặc biệt là cái tự nhiên hài hoà của màu sắc. Hoa tím biếc nở trên dòng sông xanh, đó là vẽ đẹp dịu nhẹ, thanh mát say người của thiên nhiên ban tặng cho con người. Tiếng chim chiền chiện hót ríu ran trên bầu trời xuân càng làm cho không khí trở nên vui tươi, rộn ràng ấm áp và náo nức.
- Từ mùa xuân của thiên nhiên nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Hình ảnh nào thể hiện điều đó?
- Mùa xuân người cầm súng
- Mùa xuân người ra đồng
* GV: Điệp từ lộc không mới khi tả về mùa xuân, nhưng ở đây hình ảnh lộc non lại gắn liền với người cầm súng, người ra đồng. Hình ảnh mùa xuân đọng lại trong hình ảnh lộc non, theo con người Việt Nam. Chính họ góp phần đem lại mùa xuân bình yên đến với mọi nơi trên đất nước.
? Nội dung của khổ thơ thứ hai?
- Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất nước, tác giả nói đến (mùa xuân) sự suy ngẫm của bản thân, nhận xét cách chuyển đổi mạch thơ?
- Điều tâm niệm của nhà thơ là gì?
- Hình ảnh thơ nào biểu hiện điều đó?
- Nhận xét những hình ảnh đó?
- Cách cấu trúc lặp có tác dụng gì?
* GV: Tâm niệm tự nguyện dâng hiến tất cả tâm sức của mình cho nhân dân, cho đất nước được tác gia ûthể hiện bằng những hình ảnh giản dị mà cảm động, rất khiêm nhường. Đó là con chim hót cho rộn ràng mùa xuân, đó là một cành hoa nhỏ lặng lẽ toả hương làm mát mắt cho đời và đặc biệt xin góp vào bản hoà ca của cả đất nước đang hăng hái xây dựng và sẵn sàng chiến đấu mộ nốt trầm thôi nhưng làm xao xuyến lòng người. Hình ảnh một nốt trầm xao xuyến là một sáng tạo hay thể hiện sự hoà nhập và lắng sâu dù rất khiêm tốn.
GV mở rộng bằng khổ thơ của Tố Hữu “Nếu là con chim chiếc lá, thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vai mà không có trả, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cách nói của nhà thơ Tố Hữu có phần khô khan. Không được tự nhiên như cách nói của Thanh Hải- tha thiết nhỏ nhẹ như điều tâm thành qua những hình tượng đơn sơ mà chất nặng suy tư và xúc cảm “Một mùatóc bạc”
-THKNS: Em hiểu hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ”û như thế nào?Vì sao tác giả lấy đặt tên cho bài thơ?( Kĩ thuật động não)
* GV: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ cùng với hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến thể hiện điều tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ. Mỗi người phải mang đến cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình dù nhỏ bé góp vào cuộc đời chung nhưng dẫn không làm mất nét riêng của mỗi người, dù nguyện ước rất khiêm nhường.
-THKNS :Nét độc đáo trong những câu thơ của Thanh Hải là gì khi mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên tiếng lòng của mình?( Kĩ thuật động não)
* GV: Đề cập đến vấn đề lớn của nhân sinh quan- vấn đề ý nghĩa đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng một cách tha thiết nhỏ nhẹ như điều tâm niệm chân thành của nhà thơ, được thể hiện qua những hình ảnh đơn sơ mà chứa đựng nhiều cảm xúc.
- Bài thơ được kết thúc như thế nào?Cách gieo vần, phối âm trong 4 câu cuối có gì đáng chú ý?Nhắc đến những câu dân ca nam ai, nam bình, nhịp phách tiềnlà có dụng ý gì?
*GV: Ở khổ cuối cách gieo vần, phối âm khá độc đáo và có dụng ý: câu đầu và câu cuối kết thúc bằng 2 thanh trắc hát Huế, ở giữa là 3 câu với điệp từ nước non và kết thúc bằng vần bằng , liên tiếp:bình mình, tình như muốn thể hiện chất âm nhạc dân ca nhịp nhàng, buồn thương man mác hoà với tiếng gõ phách bằng những đồng tiền rộn ràng. Đó chính là cái hồn của âm nhạc dân ca xứ Huế. Đó là âm thanh của mùa xuân đất nước muôn đời vẫn trẻ trung xao xuyến lòng người. Tác giả sống mãi với cuộc đời, cới Huế quê hương trong tiếng phách tiền âm vang ấy.
- GV liên hệ thực tế giáo dục HS
?Nêu nghệ thuật của bài thơ?
?Nêu ý nghĩa của bài thơ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
I.Đọc và tìm hiểu chú thích:
1-Đọc.
2-Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả: Thanh Hải (1930 – 1980) tên là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ôâng là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác (11/1980), trong lúc tác giả nằm trên giường bệnh trước khi nhà thơ qua đời 1 tháng (mất tháng 12 tại Huế do bệnh.)
- Thể thơ: 5 chữ
-Mạch cảm xúc củ bài thơ: Từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiên khát vọng được dâng hiến” mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của đời chung.
II. Đọc- Phân tích::
1.Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên
Bằng vài nét phác họa, tác giả đã vẽ lên khung cảnh mùa xuân với:
- Không gian cao rộng: Dòng sông, mặt đất, bầu trời.
- Màu sắc tươi thắm: sông xanh, bông hoa tím biếc.
- Âm thanh rộn ràng, tươi vui: chim chiền chiện hót vang trời.
-> Vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.
2 .Mùa xuân của đất nước:
-Nhiệm vụ chiến đấu.
- Lao động xây dụng đất nước.
-> lực lượng chính của đất nước:
- Chồi non gắn với họ -> Hay chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
- Sức sống của mùa xuân: Nhịp điệu hối hả, âm thanh xôn xao , hình ảnh so sánh đẹp: đất nước như vì sao
->Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.
3-Tâm niệm của nhà thơ:
Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước.
+ Làm con chim hót.
+ Làm một nhành hoa.
+ Nhập một nốt trầm xao xuyến.
-Hình ảnh đẹp, tự nhiên cấu trúc lặp tạo sự đối xứng chặt chẽ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như chim muôn, hoa lá tỏa hương sắc cho đời.
- Nhan đề:”Mùa xuân nho nhỏ” Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp phần tinh tuý của mình vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
->Khát vọng, mong muốn được sống có ý nghĩa , được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả.
4. Lời ca ngợi quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế
Giai điệu quê hương thiết tha, sâu lắng: Nam ai, nam bình
*Nghệ thuật:
-Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
-Kết hợp hài hòa giữa những hình thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
-Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô,
* Y nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước, khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
Ghi nhớ: (sgk tr 58)
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*Hoạt động 3:
1. Đọc thược lòng bài thơ.
2.Viết một đoạn bình khổ thơ mà em thích.
Ví dụ khổ 4
III. Luyện tập:
2. Nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp phần tinh tuý của mình vào mùa xuân lớn của đất nước , của cuộc đời chung.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
-Đối vời bài học ở tiết học này:
+Thuộc văn bản, tác giả tác phẩm
+Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và tâm niêm của tác giả.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Soạn: “Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.”
+ Đọc các ví dụ
+ Tìm đối tượng của bài nghị luận
+ Các bước của bài nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lí.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
-Nội dung:----------------------------------------------------------------------------------------Phương pháp: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:-----------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuan 23HKII.doc