Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2013-2014 (Chuẩn kiến thức)

Hoạt động 1 : Phân tích

* Tìm hiểu những khó khăn, sai lạc trong việc đọc sách

*GV cho HS đọc phần tiếp theo trong SGK.

? Theo tác giả, "Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều thì việc đọc sách càng ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng càng ngày càng không dễ". Vậy em hãy chỉ ra những khó khăn dễ mắc phải của người đọc sách hiện nay?

- Đọc liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít.

? Em hiểu đọc sách như thế nào là đọc không đúng, đọc không chuyên sâu? (Đọc sách không chuyên sâu là đọc như thế nào?)

? Tác hại của lối đọc không chuyên sâu được tác giả so sánh như thế nào?

- Giống như ăn uống, các thứ ăn tích luỹ không tiêu hoá được dễ sinh đau dạ dày.

? Đối với lối đọc trên tác giả chỉ rõ ý nghĩa của lối đọc chuyên sâu của các học giả cổ đại như thế nào?

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2013-2014 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chẳng có lợi gì. - Đọc ít mà nghiền ngẫm sẽ tạo thành nếp nghĩ sâu xa, mới có ích thực sự. 4. Vai trò của phân tích : - Phân tích rất quan trọng trong quá trình lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. - Chỉ có phân tích thì những kết luận rút ra mới có sức thuyết phục. 4.Củng cố : ? Thế nào là phép phân tích ? Thế nào là phép tổng hợp ? 5. Hướng dẫn tự học Nắm được nội dung của bài học. Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp trong những văn cảnh cụ thể. Chuẩn bị những câu hỏi gợi ý cho tiết luyện tập. _______________________________________________ Tuần Ngày soạn Tiết : 95 Ngày dạy : LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH & TỔNG HỢP I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp. 2. Kỹ năng: - Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc – hiểu và tạo lập văn bản nghị luận. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng phép phân tích và tổng hợp khi đọc và tạo lập văn bản III.CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ. 2.Học sinh : Soạn bài. IV. Ph­¬ng ph¸p, kÜ thuËt: Ph­¬ng ph¸p: VÊn ®¸p, tr×nh bµy, th¶o luËn KÜ thuËt: Nhãm, c¸ nh©n V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ : ? Em hiểu thế nào là phép phân tích và tổng hợp ? ( 9 đ ) - Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật. hiện tượng. - Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy ) 3.Bài mới : *Giới thiệu bài : Trong tiết luyện tập này chúng ta sẽ thực hiện các bài tập theo hai phương diện kĩ năng: kĩ năng nhận dạng văn bản phân tích và tổng hợp, kĩ năng viết văn bản phân tích, tổng hợp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Nhận diện phép lập luận. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh, hướng dẫn học sinh làm nội dung bài tập theo yêu cầu của SGK – 11, 12. GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần hai đoạn văn a, b, ở bài tập 1 (SGK – 11). - Hai học sinh đọc 2 đoạn văn a và b ở bài tập 1 (SGK – 11). ? Cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào? ? Theo em trong đoạn văn a tác giả sử dụng phép phân tích hay tổng hợp? Vì sao? a) Đoạn văn a: Trích Toàn tập Xuân Diệu – tập 6 (SGK – 11). - Tác giả Xuân Diệu khẳng định: "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài" ® "Thu điếu" là một bài thơ hay. ? Khi phân tích tác giả còn sử dụng phép lập luận nào? - Phép chứng minh + Cái thú vị ở các giai điệu xanh trong bài thơ. + Hay ở những cử động trong bài thơ. + Hay ở các vần thơ. + Hay vì cả bài thơ không chữ nào non ép, đặc biệt ở câu 3, 4. ® Thu điếu là bài thơ hay cả nội dung và hình thức nghệ thuật. - Học sinh đọc và tìm hiểu theo yêu cầu của SGK. GV: Yêu cầu học sinh đọc và chú ý vào đoạn văn b. ? Trình tự lập luận của đoạn văn này là gì? Tác giả sử dụng phép phân tích hay tổng hợp? Hay kết hợp cả phân tích và tổng hợp? Hãy chỉ rõ phép lập luận đó trong đoạn văn? b) Đoạn văn b: Trích "Trò chuyện với bạn trẻ" – Nguyên Hương. - Sau khi đặt vấn đề "Mấu chốt của thành đạt là ở đau?", tác giả đã đi vào phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt. - Các nguyên nhân gồm: + Nguyên nhân khách quan: . Do gặp thời. . Do hoàn cảnh bức bách. . Do có điều kiện được học tập. . Do tài năng trời cho. ® Có tác động, ảnh hưởng đến sự thành đạt của con người nhưng không phải là mấu chốt của sự thành đạt. + Nguyên nhân chủ quan: ở ý thức rèn luyện tinh thần phấn đáu của mỗi con ghi nhớười ® là nguyên nhân quyết định tới sự thành đạt. - Tổng hợp: "Rút cuộc mấu chốt của thành đạtlà ở bản thân chủ quan của mỗi người, ở tinh thần kiên trì, phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì đó có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận". GV: Khi tổng hợp: Tác giả khẳng định nguyên nhân của sự thành đạt và nêu lại khái niệm "thành đạt" cho người đọc nắm rõ. GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 2. - Học sinh đọc yêu cầu nội dung bài tập 2. ? Tình huống nêu ra trong bài tập 2 là gì? ? Nhiệm vụ của chúng ta là gì? ? Biết triển khai những ý nào? - Học sinh thảo luận trả lời theo yêu cầu SGK hỏi. GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập ra giấy nháp, gọi học sinh trình bày ® Nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm. - Học sinh viết các ý chính vào vở. 2. Bài tập 2: Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó: - Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là việc phụ ® hành động của kẻ không ham học, không tự giác. - Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử, kiểm tra - Do học bị động nên không thấy hứng thú học, cách học ® hiệu quả thấp, ngày càng chểnh mảng học tập. - Học đối phó là học thiếu kiến thức, không có kiến thức thực chất ® hổng kiến thức. - Học đối phó dần khiến cho đầu óc rỗng tuếch ® gặp khó khăn khi học ở bậc học cao hơn, kiến thức khó hơn. - Học đối phó khiến người học gặp khó khăn sau này trước yêu cầu ngày càng cao của công việc. - Dựa dựa văn bản "Bàn về phép học" - Chu Quang Tiềm, hãy phân tích lý do khiến mọi người phải đọc sách? GV: Cho học sinh dựa vào nội dung bài tập 1, phần luyện tập ở tiết trước để làm bài tập 3 này. ? Nêu dàn ý của bài? - Học sinh nêu dàn ý của bài. ® Làm bài tập vào vở. - Lý do chính: "Phải đọc sách vì đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. + Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó, như thế mới có ích. + Bên cạnh đọc sách chuyên sâu, cần phải đọc rộng, kiến thức rộng giúp hiểu biết các vấn đề chuyên môn tốt hơn. 4. Bài tập 4 (SGK – 12): Viết - Học sinh thảo luạn nhóm và làm bài tập. - Học sinh hoạt động cá nhân, viết bài làm của mình, của nhóm đã thảo luận vào vở bài tập. GV: Gọi 2 học sinh lên trình bày bài viết của mình. GV: Gọi ý học sinh làm nội dung bài tập 4 (SGK – 12). (Giáo viên kiểm tra nội dung bài tập của học sinh đã giao từ tiết trước. ® Yêu cầu về nhà làm hoàn thiện tiếp). 4. Bài tập 4 (SGK – 12): Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài "Bàn về đọc sách" – Chu Quang Tiềm. - Đọc sách là hoạt động rất cần thiết, là con đường quan trọng của học vấn. - Muốn đọc sách có hiệu quả phải biết chọn sách có ích, có giá trị để đọc. - Khi đọc sách phải đọc cho kỹ, nghiền ngẫm để làm giàu tri thức, vốn sống, tâm hồn của bản thân mình. - Cần tránh lối đọc qua loa, mơ hồ vì gây lãng phí thời gian, sức lực mà vô bổ. - Đọc sách phải đọc rông và sâu, đọc loại sách phổ thông rồi đọc chuyên sâu, kiến thức phổ thông sẽ hỗ trợ đắc lực cho kiến thức chuyên sâu. I/ Củng cố kiến thức ? Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. ? Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp. ? Công dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận. II/ Luyện tập 1. Nhận diện phép lập luận a. Bài văn bình về bài Thu điếu do Xuân Diệu viết với phép lập luận phân tích. (lối diễn dịch.) + Mở đầu đoạn là ý khái quát : “Thơ hay hay cả bài” + Tiếp theo là sự phân tích tinh tế làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của bài Thu điếu -các điệu xanh -Những cử động -Các vần thơ b. + Phân tích 4 nguyên nhân khách quan của sự thành đạt : gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng. Phân tích từng cái sai trong mỗi quan niệm đã nêu ra + Tổng hợp về nguyên nhân chủ quan : sự phấn đấu kiên trì của cá nhân Nâng cao thêm thành đạt là làm cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận. 2. Tập lập luận phân tích a. Bản chất của lối học đối phó : - Không xác định đúng mục đích của việc học. - Không chủ động trong học tập mà chủ yếu để đối phó với yêu cầu của thầy cô, của những lần kiểm tra, thi cử. - Là học vẹt, học tủ, không có thực chất. b. Tác hại của lối học đối phó : - Đối với bản thân : Kiến thức chắp vá, vụn vặt, hoàn toàn không có gốc rễ, không còn hào hứng trong học tập. - Đối với xã hội : Dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 3. Phân tích văn bản Lý do khiến mọi người phải đọc sách : - Sách đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay. - Đọc sách là chọn được một xuất phát điểm cao nhất. Nếu không sẽ là kẻ lạc hậu, thụt lùi. - Đọc sách là thừa hưởng trí tuệ nhân loại, giúp con đường học vấn của bản thân được tiến xa. 4. Viết đoạn tổng hợp Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn vì sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Nhưng sách hôm nay rất nhiều và xấu tốt lẫn lộn nên cần phải lựa chọn sách để đọc. Có hai loại sách cần đọc là sách phổ thông và sách chuyên môn. Không quan trọng việc đọc nhiều mà nên đọc cho ky,õ cho sâu. Biết cách chọn sách và đọc sách sẽ giúp việc học vấn được tiến xa. 4.Củng cố : ? Muốn bài văn nghị luận sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục thì chúng ta phải vận dụng phép phân tích và tổng hợp như thế nào? ? Có thể đi từ phân tích đến tổng hợp hoặc tổng hợp phân tích, phân tích, tổng hợp (Tổng – Phân – Tổng) được hay không? Vì sao? 5. Hướng dẫn tự học - Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận. Trên cơ sở đó, lựa chọn phép lập luận phân tích hoặc tổng hợp phù hợp với một nội dumg trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn. - Trả lời các câu hỏi gợi ý và viết sẵn phần tác giả- tác phẩm bài Tiếng nói của văn nghệ. ___________________________________________________ GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6,7,8,9 LIÊN HỆ ĐT 0168.921.8668 TRỌN BỘ CẢ NĂM SOẠN THEO SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỚI ( NGOÀI RA CÒN CÓ NHẬN LÀM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỚI NHẤT VÀ THEO YÊU CẦU CỦA QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ SOẠN GIẢNG CÁC TIẾT TRÌNH CHIẾU THAO GIẢNG TRÊN MÁY CHIẾU POWER POINT THEO YÊU CẦU CỦA CÁC THẦY CÔ )

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9 chuan ki 2 co ky nang song 2014.doc