I.Tiếp xúc văn bản
1. Hướng dẫn đọc
2. Tìm hiểu chú thích
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
2. Tuổi thơ trong trắng mơ mộng
+ Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
- Không đi bằng cổng chính
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào
+ Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
- Nơi trò chuyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên.
Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”
* Chuyện của bọn trẻ:
- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích.
Chuyện cổ tích bà đã kể
“Những con chim non bẫy được"
-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì
-> Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”
-> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em : “im lặng lắng nghe”
thằng anh: "mỉm cười"
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 19 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 89
Soạn: 21 / 12 / 2009
Giảng: 28 / 12/ 2009
Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ
Trích : “Thời thơ ấu” - M. Go- rơ- ki
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh tiếp tục tìm hiểu cảm nhận được nội dung nghệ thuật của đoạn trích: Cảm động trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của M. Go- rơ- ki trong đoạn trích tự thuật này.
- Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích tác phẩm tự sự, tự thuật.
- Giáo dục ý thức cảm thông chia sẻ với những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: sưu tầm chân dung M.Go-rơ-ki và tác phẩm thời thơ ấu
- Học sinh: Đọc kỹ đoạn trích: “Thời thơ ấu” và soạn bà theo SGK
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả M. Go- rơ- ki và tác phẩm “Thời thơ ấu”
- Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ? Vì sao chunngs nhanh chóng trở thành những người bạn?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoàn cảnh sống thiếu thốn tình thương của lũ trẻ đã khiến chúng đến với nhau một cách hết sức tự nhiên. Tuổi thơ mộng mơ của chúng, những tình cảm ấy như thế nào? câu trả lời sẽ đến trong phần tiếp theo của bài.
Tìm trong bài văn những chi tiết kể về cảm nhận của A-li-ô-sa về 3 đứa trẻ hàng xóm?
Những đứa trẻ đến với nhau theo lối nào? Em nhận xét gì về chúng?
Chúng nói chuyện với nhau trong tư thế nào?
Nơi trò chuyện là ở đâu?
Cảm nhận như thế nào về cuộc hẹn hò đó?
Những chuyện của bọn trẻ là gì?
Thái độ của người kể và người nghe?
Cách kể chuyện của tác giả có gì độc đáo?
Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-lếch-xây Pê-scốp?
I.Tiếp xúc văn bản
1. Hướng dẫn đọc
2. Tìm hiểu chú thích
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
2. Tuổi thơ trong trắng mơ mộng
+ Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
- Không đi bằng cổng chính
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào
+ Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
- Nơi trò chuyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên.
Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”
* Chuyện của bọn trẻ:
- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích.
Chuyện cổ tích bà đã kể
“Những con chim non bẫy được"
-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì
-> Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”
-> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em : “im lặng lắng nghe”
thằng anh: "mỉm cười"
* Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích. Đó là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này:
- Khi mấy đứa trẻ vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ thì lập tức A li ô sa liên tưởng đến mụ dì ghẻ trong các câu chuyện cổ tích mà em đã được nhe bà ngoại kể
- Chi tiết mẹ thật (đã chết) của mấy đứa trẻ: Mẹ thật của các cậu thế nào cũng phải vềbiết bao lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh chỉ cần vảy cho một ít nước phép là sống lại, có biết bao người chết thật mà không phải chết vì bọn phù thuỷ phù phép
- Chi tiết người bà nhân hậu, người kể nhiều chuyện cổ tích tuyệt vời cho cháu nghe, mỗi khi quên A li ô sa lại chạy về hỏi bà
- Mấy đứa trẻ tên gì, ta không rõ hay tác giả cố tình không kể
=> Cách kể mang màu sắc cổ tích: Khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Câu chuyện tự thuật với trí tưởng tượng so sánh độc đáo với những đối thoại ngắn sinh động
- Biệt tài kể chuyện : Tự thuật, kể theo ngôi thứ nhất chân thực, giọng kể thân mật , chân tình.
2. Nội dung: Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương, bất chấp sự ngăn cản của người lớn
4. Củng cố:
- Em có suy nghĩ gì về tình cảm của lũ trẻ?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài phân tích nội dung và nghuệ thuật của đoạn trích?
Tiết 90
Soạn: 26/ 12 / 2009
Giảng: 29 / 12/ 2009
Trả bài Kiểm tra học kì i.
A.Mục tiêu cần đạt:
- Qua giờ trả bài nhằm ôn tập, hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo
- Đánh giá đựơc các ưu điểm, nhược điểm của bài viết cụ thể về tiếng Việt, văn học và các kiến thức làm bài tập làm văn.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chấm bài, chữa lỗi
- Học sinh: Ôn lại kiến thức có liên quan
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của giờ trả bài kiểm tra
Đề yêu cầu gì? Hình thức của lời dẫn trực tiếp?
Thế nào là một đoạn văn? Đoạn văn trình bày nội dung gì?
Cảm nhận những gì về đoạn trích?
Đọc câu 3 và xác định giới hạn, phạm vi và yêu cầu của đề?
Phần mở bài cần có nội dung gì?
Phần thân bài có những nội dung nào?
Sắp xếp các ý của phần thân bài như thế nào?
Phần kết bài có nội dung gì?
I. Đề bài
Câu 1( 1điểm): Hãy đặt 1 câu văn tự sự, có dùng cách dẫn trực tiếp.
Câu 2(2 điểm): Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Vân xem trang trọng khác vời ,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sẵc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Câu 3:(7điểm) Hãy thay lời nhân vật bé Thu kể lại đoạn truyện trích tác phẩm “Chiếc lược ngà” đã học (trong đó có kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, biểu cảm.)
II. Đáp án chấm bài :
Câu 1:
Đề yêu cầu đặt đúng 1 câu văn tự sự có dùng 1 lời dẫn trực tiếp:
- Lời dẫn phải được đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép
Câu 2:
Yêu cầu phải viết được đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ trích Truyện Kiều.
* Cụ thể:
- Cảm nhận được những nét đặc sắc trong nghệ thuật
+ Nghệ thuật ước lệ: dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người : mai , tuyết, hoa, ngọc, trăng, núi, thu thủy
+ Dùng các biện pháp tu từ: đối, ẩn dụ, nhân hóa.
+ Cùng là hình ảnh ước lệ nhưng với mỗi nhân vật có cách miêu tả khác nhau: Vân được miêu tả 1 cách toàn diện , đầy đủ về sắc đẹp, còn Kiều lại được miêu tả bằng biện pháp điểm nhãn( chỉ đặc tả về đôi mắt).
- Cảm nhận được nội dung của đoạn trích:Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thuý Vân và Thuý Kiều
+ Vân đẹp 1 cách hài hòa, đoan trang, nền nhã, phúc hậu, thiên nhiên cũng yêu mến, nhường nhịn ủng hộ sắc đẹp của Vân. Từ đó dự cảm số phận êm đềm, phẳng lặng sẽ đến với Vân.
+ Kiều đẹp sắc sảo, đẹp vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân, Kiều đẹp đến mức thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị. Từ đó dự cảm số phận Kiều éo le, trắc trở.
Câu 3:
Yêu cầu cần đạt: viết được bài văn hoàn chỉnh theo phương thức tự sự, có sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, biểu cảm.
* Cụ thể:
A. Mở bài: Giới thiệu tình huống bắt đầu của câu chuyện: Bố về phép cùng với 1 người bạn. kỉ niệm đó không bao giờ có thể quên được
B. Thân bài : Kể chi tiết các sự việc chính:
- Lúc bố vừa xuống thuyền : bố vội vã bước xuống không đợi thuyền cập bến, bố gọi làm tôi sợ hãi, ngơ ngác, nghĩ ngợi
- Ba ngày bố ở nhà: Bố luôn tìm cách gần gũi thì tôi lại càng lảng tránh, nói trổng, giận dỗi, bỏ sang ngoại , luôn đặt câu hỏi
- Ngày bố ra đi trở về đơn vị : tôi nghĩ những gì, muốn làm gì, gọi ba, ôm lấy cổ ba, dặn mua lược.
- Được biết bố hi sinh : đau đớn nhớ thương ba.
(Trong khi kể chú ý sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm , biểu cảm)
C Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu ba của mình , hứa với ba
III. Nhận xét:
1. Ưu điểm:
- Đa số có ý thức ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra
- Đa số các em hiểu đề, nắm vững kiến thức. - Biết vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào làm bài kiểm tra
- Một số thể hiện rõ năng lực biết cảm thụ văn học.
- Biết làm 1 bài văn tự sự có các yêu cầu kèm theo: đối thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận.
- Một số bài diễn đạt khá mạch lạc, trôi chảy.
Một số trình bày sạch sẽ.
2. Nhược điểm:
- Còn hiện tượng nhầm lẫn tên tác giả, tên nhân vật trong tác phẩm.
- Còn một số chưa nắm vững nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Khả năng cảm thụ văn học của một số còn quá sơ sài
- Một số chưa biết viết đoạn văn
- Một số bài làm bố cục không rõ ràng.
- Nhiều em diễn đạt lủng củng.
- Chữ viết ẩu, mắc lỗi nhiều, khó đọc.
IV. Trả bài , chữa lỗi:
1. Đọc bài viết tốt:
- 9A: Nguyễn Trà My, Nguyễn Thị Quỳnh
- 9B: Lê Huyền Trang
2. Yêu cầu HS chữa bài:
+ Chữa lỗi dùng từ.
+ Chữa lỗi diễn đạt.
+ Chữa lỗi chính tả.
+ Chữa lỗi dùng dấu.
4. Củng cố:
-Những đơn vị kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn tập lại toàn bộ kiến thức thuộc cả ba phân môn đã học trong học kỳ I.
File đính kèm:
- Tuan 19.doc