1. Khái niệm: Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp
2. Ví dụ:
- Đối với người trên: bác - cháu, anh - em, chị - em
- Đối với bạn bè: bạn - tớ, cậu - tớ, nam - mình (tôi)
- Trong hội nghị, trong lớp: bạn - tôi, các bạn - chúng tôi
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1. Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ mọi người hoặc nhân vật lời dẫn được đặt trong dấu " "
VD: Nhà thơ ấn Độ Tago nói rằng: Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội"
2. Cách dẫn gián tiếp: Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu " "
VD: Khi bàn về giáo dục, nhà thơ Tago, người ấn Độ cho rằng giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình còn nếu giáo dục một người thầy được cả một xã hội.
VD 2: Yêu cầu học sinh chuyển từ LDTT sang LDGT
Trong truyên ngắn Làng của Kim Lân : Nhân vật ông Hai đã nói rằng:
" Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù "
H/s tự chuyển rút ra nhận xét.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngôi nhà của mình như vậy.
* Cñng cè: NhËn xÐt giê kiÓm tra
* HDVN: Xem l¹i ®Ò, lµm l¹i bµi kiÓm tra vµo vë bµi tËp. ¤n tËp chuÈn bÞ: KiÓm tra tæng hîp cuèi häc k× I. TiÕt sau: ¤n tËp TLV
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 29/11/2013
Tiết 79 CỐ HƯƠNG (LỖ TẤN)
A/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Nắm được những nét chính về tác giả Lỗ Tấn, những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
- Đọc và tìm hiểu bố cục của tác phẩm.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của con người.
2. Kĩ năng: HS rèn kĩ năng:
- Đọc – hiểu 1 tác phẩm truyện hiện đại nước ngoài.
- Kể tóm tắt được truyện.
3. Thái độ: HS có trách nhiệm trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng văn minh.
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, ảnh tác giả.
2. Học sinh: Soạn bài.
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích,.
- Kĩ thuật: động não.
D/ Tiến trình dạy học:
1) Ổn định tổ chức:
2) KT bài cũ: Tóm tắt truyện ngắn "Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng?
3) Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Chúng ta đã được học bài thơ "Hồi Hương ngầu thư" của Hà Tri Chương (lớp 7) "Trẻ đi, già trở lại nhà, giọng quê không đổi, sương pha mái đầu, gặp nhau mà chẳng biết nhau, trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng? " Sau nhiều năm đi xa, nhân vật tôi trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn trở lại quê nhà tuy không bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi tê tái vì cảnh quê, người quê. Tâm trạng người về thăm quê lần cuối cùng ntn, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ND
- HS quan sát chân dung nhà văn.
?Những hiểu biết của em về tác giả lỗ Tấn ?
? Xuất xứ của tác phẩm ?
? Xác định PTBĐ của VB ? PTBĐ nào là chính ?
? PT biểu cảm có vai trò ntn ? (Quan trọng) Vì sao ?
? Chỉ ra đoạn văn tiêu biểu mang yếu tố hồi kí .
? Xác định nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm.
GV: NT có vị trí rất quan trọng, mọi sự đổi thay của làng quê đều tập trung ở n/v này. Do q/hệ đặc biệt trong q/khứ giữa NT và tôi, sự thay đổi ấy là nhân tố tác động mạnh đến tư tưởng, t/cảm của tôi.
- Tôi là nhân vật trung tâm vì tôi là đầu mối của mọi câu chuyện, có q/hệ với toàn bộ h/thống n/vật, toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
Gv hướng dẫn cách đọc : Đọc giọng nhẹ nhàng, giàu cảm xúc.
GV đọc mẫu -> Học sinh đọc .
Hãy kể tóm tắt truyện
Hãy tóm tắt toàn truyện ngắn gọn?
? Truyện có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
? Em nhận xét gì về kết cấu của tác phẩm ?
? Khi về đến quê, cảnh vật quê hương hiện lên ntn trước mắt tôi.
? Em nhận xét gì về cảnh tượng này.
? Những ngày ở quê, “tôi” được gặp lại người quen cũ, cuộc gặp gỡ nào được kể nhiều nhất. Em hiểu gì về tên nhân vật này?
? Hình ảnh NT xưa gắn với những cảnh tượng nào.
? Em nhận xét gì về cảnh tượng này. Cảnh tượng ấy cho biết về c/s ntn?
? Trong kí ức của tôi, NT hiện lên ntn. (hình dáng, động tác, giọng nói, thái độ đ/v tôi tính cách, hiểu biết)
I . Tìm hiểu chung:
1. Tác giả : Lỗ Tấn (1881-1936).
+ Lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân.
+ Quê : Phủ Thiệu Hưng,Tỉnh Chiết Giang, TQ
+ Sinh trưởng trong 1 gđ quan lại sa sút, tiếp xúc nhiều với đời sống nông thôn.
+ Từng làm ngành Y, sau đó chuyển sang Văn học.
+ Phong cách: Bình tĩnh, sâu kín.
+ Tác phẩm : Gào thét (1923) - Bàng hoàng ( 1926), AQ chính truyện, 17 tập tạp văn..
2.Tác phẩm :
- Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét.
- PTBĐ: Biểu cảm, miêu tả, nghị luận, tự sự (chính)
- Truyện có yếu tố hồi kí :
+ Ngôi kể thứ nhất
+ Tình cảm sâu kín thấm đẫm trong mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi chi tiết.
VD: “Lúc bấy giờ....gặp mặt nhau nữa”
- Nhân vật chính: Nhuận Thổ và tôi
- Nhân vật trung tâm tôi
II. Đọc – hiểu văn bản :
1. Đọc
* Chú thích :
- Hs đọc văn bản, tìm hiểu các chú thích 5,6.
- Giải thích thêm nhan đề VB: Cố hương- quê hương từng gắn bó, giờ đang sống xa quê
* Tóm tắt:
Sau 20 năm xa quê, nhân vật tôi trở về thăm làng cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, nh/vật tôi rời cố hương ra đi ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ đổi thay.
(Kể lại chuyến thăm quê lần cuối cùng của nhân vật tôi để bán nhà đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác)
* Bố cục : 3 phần
+”Tôi” trên đường về quê (Tôi không quản làm ăn sinh sống )
+Những ngày Tôi ở quê (Tinh mơ sáng hôm sau ...sạch trơn như quét )
+ Tôi trên đường xa quê (còn lại )
* Kết cấu : đầu cuối tương ứng
- Tôi ngồi trong 1 chiếc thuyền về thăm quê: hình dung, dự đoán thực trạng của cố hương.
- Tôi ngồi trong 1 chiếc thuyền rời quê: ước mơ quê hương đổi mới, rời quê còn có mẹ tôi và Hoàng .
2. Phân tích:
a. Những ngày “tôi” ở quê.
* Cảnh vật:
- Trên mái ngói.nhà không đổi chủ không được.
- Những gia đình khác có lẽ đã dọn đi rồi, cho nên cảnh tượng càng quạnh hiu.
à Quê hương tiêu điều, xơ xác, tàn tạ.
* Con người:
+) Nhuận Thổ: sinh tháng nhuận, ngũ hành khuyết thổ nên đặt tên là Nhuận Thổ.
+ Thời quá khứ:
- Cảnh tượng: vầng trăng, bãi cát, ruộng dưa
- Đứa bé 11, 12 tuổi cổ đeo vàng bạc, tay cầm đinh ba đâm con tra
à Cảnh tượng thần tiên: C/S thanh bình, hạnh phúc.
- Hình dáng: Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ deo vòng bạc sáng loáng.
- Động tác: nhanh nhẹn
- Giọng nói: nhẹ nhàng
- Thái độ đối với “tôi”: gần gũi, thân thiết
- Tính cách: thân thiện, vui vẻ
- Hiểu biết: biết nhiều chuyện lạ.
à NT khôi ngô, khoẻ mạnh, hồn nhiên, hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi và giàu tình cảm
* Củng cố:
? Tóm tắt ngắn gọn VB.
? Qua phần Vb em hiểu được điều gì về XHTQ?
*Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm chắc cách phân tích những thay đổi về thiên nhiên, con người qua cái nhìn của nhân vật tôi.
- Nêu cảm nhận của em về cách kể và cách xây dựng nhân vật.
- Soạn tiếp tiết sau của bài.
Tiết 80
CỐ HƯƠNG
LỖ TẤN ( Tiếp)
A/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương
- Ý nghĩa của văn bản.
- Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của con người.
2. Kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng:
- Đọc – hiểu 1 tác phẩm truyện hiện đại nước ngoài.
- Phân tích truyện.
3. Thái độ: HS có trách nhiệm trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng văn minh.
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài.
2. Học sinh: Soạn bài.
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích,.
- Kĩ thuật: động não.
D/ Tiến trình dạy học:
1) Ổn định tổ chức:
2) KT bài cũ: ? Tóm tắt truyện ngắn Cố hương?
3) Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Hình ảnh thiên nhiên và con người qua cái nhìn của nhân vật tôi thay đổi như thế nào sau 20 năm xa cách ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản (tiếp)
H/s theo dõi tiếp VB. 20 năm sau nhân vật tôi về thăm lại QH.
- HSY: Hình ảnh Nhuận Thổ sau 20 năm ntn?
Dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ.
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật Nhuận Thổ?
Từ đây 1 Nhuận Thổ của hiện tại ntn?
Nguyên nhân nào làm nên sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ
(Đọc dòng suy nghĩ của nhân vật tôi)
GV Bên cạnh nhân vật Nhuận Thổ còn có nhân vật hai Dương người hàng xóm
Trong kí ức xưa tôi gọi Hai Dương là Tây Thi đậu phụ - cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
Hai mươi năm sau, người phụ nữ ấy hiện ra trước mắt tôi ntn?
Trên đường rời quê tôi đã nghĩ gì?
Tâm trạng của nhân vật tôi
? Nhân vật tôi đã mong ước điều gì
Hình ảnh "con đường" có ý nghĩa ntn? Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt gì? (biểu cảm)
Em hình dung ntn về nhân vật Nhuận Thổ?
Hình ảnh Nhuận Thổ có ý nghĩa gì trong truyện?
? Em nhận thấy được thái độ gì của tác giả khi xây dựng những nhân vật đó?
Trong truyện có những "con đường" nào?
Mối quan hệ giữa hình ảnh "con đường" với hình ảnh "cố hương" ?
Qua phân tích chúng ta thấy chủ đề của tác phẩm là gì?
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
Hoạt động 3: Luyện tập.
Chỉ ra phương thức biểu đạt của các câu văn ?
Đọc tìm từ ngữ thích hợp để điền vào bảng?
Đọc và phân tích đoạn tích đoạn văn mà em thích nhất?
2. Phân tích (tiếp)
a. Những ngày nhân vật "tôi" ở cố hương
+ Thời hiện tại:
- Da màu vàng sạm, vết nhăn sâu tận mi mắt viền đỏ mọng húp, đội mũ lông chiên rách tươm, mặc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay thô nặng nề, nứt nẻ
- Dáng điệu cung kính: Bẩm ông
- Xin tro
- Thay đổi tính nết: tự ti, tham lam
- Phép so sánh tương phản
àNhuận Thổ hiện tại già nua, tiều tụy và hèn kém
+ Cách sống lạc hậu của người nông dân
+ Hiện thực đen tối của XH áp bức
=> các em đọc thêm trong phần viết chữ nhỏ
b. Tôi khi rời cố hương:
Cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường rời "cố hương"
- Nghĩ về quan hệ giữa những con người,
về niềm hi vọng vào ngày mai.
- Không chút lưu luyến vô cùng lẻ loi ngột ngạt
- Mong ước cho con cháu có một cuộc đời mới.tin tưởng vào ngày mai
- 1 chú bé hồn nhiên sau 20 năm thành 1 bác nông dân nghèo túng khô cằn, đần độn nhưng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp: quí bạn
- Là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn TQ đầu TK 20: sự sa sút, điêu tàn vì nghèo đói lạc hậu
- Thái độ phê phán và đặt ra 1 vấn đề: cần thiết phải xây dựng cuộc đời mới
3. Tổng kết:
* Ghi nhớ:
III. Luyện tập
Câu hỏi 4: SGK (218)
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Lập luận
BT1: SGK (219)
BT2: SGK (219)
* Củng cố: ? Nêu ý nghĩa của truyện.
*Hướng dẫn về nhà :
- Nắm nội dung bài .
- Nêu đặc sắc nội dung , nghệ thuật truyện .
– Soạn bài Tập làm văn, chuẩn bị những câu hỏi ôn tập .
File đính kèm:
- NV9HKI Tuan 16.doc