Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010

- Tiếp xúc văn bản.

1- Đọc - kể tóm tắt.

(Kết hợp kể tóm tắt với đọc)

2- Tìm hiểu chú thích

* Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925- 1991)

- Quê : Duy Xuyên, Quảng Nam.

-Viết văn từ 1943, tham gia k. chiến c. Pháp.

- Sau 1954: Tập kết ra Bắc.

- Là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký.

- Truyện của NTL thường mang dáng dấp những những người thực, việc thực ngoài đời thường dã qua chắt lọc, với lời kể tự nhiên điềm tĩnh, linh hoạt, với chất thơ nhẹ nhàng vừa trầm lắng vừa thiết tha.

* Tác phẩm: Là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả.

3- Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “Người lái xe lại nói”:

 Xe dừng lại lấy nước, bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư 1 trong những người cô độc nhất thế gian.

- Phần 2: Tiếp theo đến “như thế”:

 Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên với ông hoạ sỹ, cô kỹ sư.

- Phần 3: Còn lại:

 Họ chia tay, ông hoạ sỹ và cô kỹ sư trẻ xuống đồi cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên về cái thế giới những con người như anh kể , và về con đường cô đang đi tới”. Cuộc gặp gỡ còn giúp cô nhận ra việc cô bỏ mối tình nhạt là đúng, giúp cô tin tưởng hơn về quyết định của mình, giúp cô có nghị lực vượt qua khó khăn để cống hiến tốt hơn. -> Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao , cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác . * Nhân vật bác lái xe: Đó là người giới thiệu nhân vật chính. Qua lời kể của nhân vật này, ông hoạ sĩ, cô gái, người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên, cũng qua đó ta còn biết được những nét sơ lược về nhân vật người thanh niên . -> Thông qua những cảm xúc, suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn . - Ngoài ra trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu qua lời của nhân vật khác nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tácphẩm (Ông kĩ sư ở vườn rau , anh cán bộ nghiên cứu sét) -> Họ tạo thành cái thế giới những con người miệt mài lao động khoa học trong lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống con người. Họ không có tên cụ thể kể cả nhân vật chính -> Đó là dụng ý của tác giả: Muốn nói về những con người vô danh, lặng lẽ say mê cống hiến cho đời gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. 3. Chất trữ tình của truyện: - Chất trữ tình toát lên từ vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ già . Nó thấm đượm vẻ đẹp của cuộc sống 1 mình giữa thiên nhiên của anh thanh niên, trong cuộc gặp gỡ tình cờ của 3 nhân vật. - Chất trữ tình tỏa ra chủ yếu từ nội dung truyện . Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng người đọc, từ những nét đẹp giản dị đáng mến của anh thanh niên, từ những câu chuyện anh kể và từ tình cảm , cảm xúc mời nảy nở của các nhân vật. - Chất trữ tình còn thể hiện ở lời văn trau chuốt, trong sáng, hình ảnh mềm mại, giàu cảm xúc; ở ngôn ngữ giàu chất thơ. Tác phẩm có dáng dấp như 1 bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà họ không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tạo ra được 1 không khí trữ tình cho tác phẩm , nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện. -Tác giả nghĩ đến Sa Pa, nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi , nghĩ đến những con người đã thầm lặng cống hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước. III- Tổng kết 1-Nghệ thuật - Câu chuyện đậm chất trữ tình - Tình huống hợp lý. Cốt truyện đơn giản, các nhân vật vo danh, nhân vật chính được giới thiệu qua nh/ vật phụ. - Cách kể chuyện tự nhiên , kết hợp giữa tự sự ,trữ tình với bình luận . - Ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ. 2-Nội dung: Hình ảnh những con người lao động bình thường , tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao . Qua đó , truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. 4. Củng cố: - Ngoài nhân vật anh thanh niên, câu chuyện còn có các nhân vật nào khác? Vai trò của các nhân vật trong việc thể hiện chiều sâu tư tưởng của chuện? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Soạn: “Chiếc lược ngà” Tiết 68- 69 Soạn: 17 / 11 / 2009 Giảng:25/ 11/ 2009 Viết bài tập làm văn số 3. A.Mục tiêu cần đạt: - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận . - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày, trong tạo lập văn bản tự sự. B. Chuẩn bị. - Giáo viên: lựa chọn đề, đáp án). - Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn bản tự sự đã học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của bài viết Đề bài : Một lần em đã trót mắc lỗi với cha mẹ hoặc thầy cô. Em hãy kể lại sự việc ấy (Trong bài viết có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.) II. Đáp án. 1. Yêu cầu chung: * Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại * Nội dung: Kể lại sự việc 1 lần em đã trót mắc lỗi với cha mẹ hoặc thầy cô. * Phạm vi giới hạn: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Trình tự kể: Thời gian- Kể ngược. - Có sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm. 2. Đáp án cụ thể: * Nội dung: A. Mở bài:(1,5 đ) - Giới thiệu hoàn cảnh, tình huống xảy ra sự việc. - Hoặc tình huống gợi nhớ dến lỗi lầm. B. Thân bài :(7 đ) - Hoàn cảnh thời gian, không gian xảy ra sự việc. - Nguyên nhân dẫn đến mắc lỗi. - Diễn biến việc làm lỗi lầm của bản thân: + Mở đầu + Diễn biến tiếp theo + Kết quả. ( Chú ý miêu tả tâm trạng nhân vật trước, trong, sau sự việc khi có thể kết hợp được như: Nghĩ gì mà làm như vậy? Dằn vặt, ân hận, xấu hổ như thế nào? Thương bố mẹ, thầy côằoh thế nào?) - Có thể kể ai đã biết sự việc, người đó đã khuyên gì (kết hợp nghị luận.) - Có thể kể mình tự vấn lương tâm ra sao? C. Kết bài:(1,5 đ) - Kể sự việc kết thúc. - ấn tượng, cảm nghĩ về lỗi lầm đã mắc, cách cư xử, cách sống đúng đắn cho bản thân. *Hình thức: - Bố cục rõ ràng 3 phần, chặt chẽ. - Chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số . - Bài viết trình bày khoa học . - Không mắc lỗi diễn đạt, không diễn đạt sáo mòn, khoa trương. 3-Thái độ làm bài. -Cần có thái độ nghiêm túc trong giờ . -Tích cực viết bài văn. -Thể hiện được những kiến thức đã học . _____*@*____ 4. Củng cố: - Thu bài - Nhận xét giờ làm bài 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn lại kiến thức về văn tự sự - Chuẩn bị bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự Tiết 70 Soạn: 18 / 11 / 2009 Giảng:26/ 11/ 2009 Người kể chuyện trong văn bản tự sự. A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu và nhận diện được thế nào là kể chuyện , vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự . -Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn B.Chuẩn bị - Giáo viên: sưu tầm các đoạn văn mẫu . - Học sinh : tìm hiểu ngữ liệu, sưu tầm văn bản mẫu. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Có mấy ngôi kể trong văn tự sự đó là những ngôi kể nào? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tự sự là kể lại sự việc, thuật lại sự việc. Vậy ai là người kể chuyện? Có những ngôi kể nào? Khi chuyển đổi ngôi kể có tác dụng gì không? Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu Đọc ngữ liệu SGK Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên . Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, nhìn ta như vậy”là nhận xét của người nào , về ai . Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì ý nghĩa , tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không ? Vì sao có thể nói : Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc , mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật? Qua ngữ liệu trên , hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào , tác dụng của từng ngôi? Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì? Người kể chuyện là ai? Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì? Chọn một nhân vật, chuyển đổi ngôi kể sang ngôi thứ nhất? I. Bài học - Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già , cô kĩ sư và anh thanh niên - Người kể là vô nhân xưng , không xuất hiện trong câu chuyện. - Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan . Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi (không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó ) - Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta . - Câu “những người con gáinhư vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta , nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện . Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó . - Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều . - Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện , đối tượng được miêu tả , ngôi kể, điểm nhìn và lời văn , ta có thể nhận xét như trên. *Kết luận Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự -Trong văn bản tự sự ,ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba .Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động , tâm tư, tình cảm của các nhân vật. Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống , tả người và tả cảnh vật ,đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể . *Ghi nhớ (SGK/193) . II.Luyện tập 1.Bài tập 1 ( SGK/193) Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi” (ngôi thứ nhất)- chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách . - Ưu điểm của ngôi kể này: + Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư , tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi , phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. + Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng một cách khách quan sinh động , khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ,do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật . 2.Bài tập 2b :(SGK/194) Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện , sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn văn khác , sao cho nhân vật , sự kiện , lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất . 4. Củng cố: - Có mấy hình thức kể chuyện? - Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn lại kiến thức về văn tự sự - Hoàn thành bài tập phần (b).

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc