Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010

I. Tiếp xúc văn bản

1. Đọc

2. Tìm hiểu chú thích: (SGK/141)

 * Tác giả, tác phẩm

Tác giả Huy Cận - Cù Huy Cận (1919- 2005)

- Quê: Làng Ân Phú - Vụ Quang - Hà Tĩnh

- Nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập "Lửa thiêng"

- Tham gia CM từ năm 1945, sau CM giữ nhiều trọng trách trong chính quyền CM, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại VN.

- Nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về VHNT cho ông năm 1996.

-Các tác phẩm chính: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em, Ngôi nhà giữa dốc nắng.

* Tác phẩm:

- Năm 1958, ông đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh bài thơ ra đời trong thời gian ấy và in trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng"

3. Bố cục:3 phần:

 a. 2 khổ thơ đầu: Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người

b. 4 khổ tiếp theo: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa biển trời ban đêm

c. còn lại: cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh

 

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sức biểu cảm g. Nói giảm, nói tránh: Là BPTT dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự h. Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ i. Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn hấp dẫn thú vị hơn 2. Bài tập: * Phân tích nét NT độc đáo củanhững câu thơ sau: a. hoa, cánh -> Thúy Kiều và cuộc đời của nàng cây, lá -> gia đình của Thuý Kiều (Kiều bán mình để cứu gia đình) => Phép ẩn dụ tu từ b. So sánh: tiếng đàn của Thuý Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa c. Phép nói quá: Sắc đẹp và tài năng của Thuý Kiều d. Phép nói quá: Gác quan Âm nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh rất gần với phòng đọc của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau từng gang tấc nhưng giờ đây 2 người đã cách trở gấp mười quan san -> tả sự xa cách giữa thân phận cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh e. Phép chơi chữ: Tài - Tai -> Thân phận người phụ nữ trong XH cũ * Phân tích nét NT đặc sắc của những câu thơ sau: a. Phép điệp ngữ + từ đa nghĩa => thể hiện tình cảm của mình: mạnh mẽ và kín đáo b. Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn c. Phép so sánh: miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng d. Nhân hoá: TN trong bài (ánh trăng): có hồn gắn bó với con người e. Phép ẩn dụ: Em bé - mặt trời 2 -> gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi sống niềm tin của mẹ với ngày mai. 4. Củng cố: - Tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn tập toàn bộ kiến thức về từ vựng đã được tổng kết - Chuẩn bị tốt cho bài tổng kết phần luyện tổng hợp Tiết 54 Soạn: 28/ 10 / 2009 Giảng: 4/ 11 / 2009 Tập làm thơ tám chữ. A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ - Qua hoạt động làm thơ tám chữ nhằm phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: sưu tầm các bài thơ tám chữ - Học sinh: Chuẩn bị theo nội dung SGK, sưu tầm các bài thơ tám chữ C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: - 1 HS đọc đoạn thơ a - 1 HS đọc đoạn thơ b - 1 HS đọc đoạn thơ c Nhận xét số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên? Tìm những chữ có chức năng gieo vần? Nhận xét về cách gieo vần? Cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ? Cách gieo vần, ngắt nhịp ở đoạn thơ này? Qua các đoạn thơ vừa được tìm hiểu trên đây, hãy rút ra đặc điểm của thể thơ 8 chữ? HD H/s làm bài tập Điền từ thích hợp vào chỗ trống? Tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng? Tìm những từ đúng thanh đúng vần để điền vào chỗ trống? Làm thêm một câu thơ cho phù hợp? GV hướng dẫn H/s các bước thực hiện I. Nhận diện thể thơ tám chữ: - Số chữ trong mỗi dòng thơ: 8 - Những chữ có chức năng gieo vần * Đoạn thơ a Tan - ngàn mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật - Cách ngắt nhịp: 1: 2 / 3 / 3 2: 3 / 2 / 3 3: 3 / 2 / 3 4: 3 / 3 / 2 * Đoạn thơ b về - nghe, học - nhọc, bà - xa -> Gieo vần chân liên tiếp theo từng cặp - Cách ngắt nhịp: 1. 3/2/3 2. 4/4 3. 4/4 4. 3/3/2 5.3/3/2 6.3/2/3 * Đoạn c - Gieo vần: các từ: ngát - hát; non - son; đứng - dựng; tiên - nhiên hiệp vần với nhau -> vần chân giãn cách - Ngắt nhịp: 1. 3 / 3 / 2 2. 3 / 2 / 3 3. 3 / 3 / 2 4. 3 / 2 / 3 * Ghi nhớ: (SGK/150) - Đặc điểm của thể thơ 8 chữ: + Mỗi dòng có 8 chữ + Cách ngắt nhịp đa dạng + Có thể gồm nhiều đoạn dài (không hạn định số câu) + Có thể chia thành các khổ (4 câu 1 khổ) + Phổ biến là cách gieo vần chân (được gieo liên tiép hoặc gián tiếp) II. Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ: Bài 1: Điền từ thích hợp 1. ca hát 3. bát ngát 2. ngày qua 4. muôn hoa Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống 1. cũng mất 2. tuần hoàn 3. đất trời Bài 3: Đoạn thơ trong bài "Tựu trường" - Huy Cận - Sai ở câu thơ thứ 3 - Vì: Lẽ ra âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với từ gương ở cuối câu thơ trên - Chép đúng: cuối câu thứ 3 là từ: vào trường Bài 4: Trình bày bài thơ, đoạn thơ tự làm III. Thực hành làm thơ tám chữ: Bài tập 1: Tìm những từ đúng thanh đúng vần để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau: Gợi ý: - Từ điền vào chỗ trống ở câu 3: phải là thanh B - ở câu thứ 4 phải có khuôn âm a để hiệp với chữ xa ở cuối dòng thứ 2 và mang thanh B - Khổ thơ này được chép chính xác là: Trời trong biếc không qua mây gợn trắng Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua Bài tập 2: Làm thêm một câu thơ cho phù hợp với nội dung cảm xúc và đúng vần của các câu thơ trước. - Gợi ý: Câu thơ này phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn âm ương hoặc a, mang thanh bằng. Ví dụ: - Bóng ai thấp thoáng giữa màn sương? - Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta Bài tập 3: Đại diện tổ, nhóm đọc và bình trước lớp bài thơ đã chuẩn bị - Trao đổi nhóm để chọn một bài đăch sắc hơn cả - Trình bày trước lớp - Cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá 4. Củng cố: - Đặc điểm của thể thơ tám chữ? 5 Hướng dẫn về nhà: - Sưu tầm các bài thơ tám chữ và phân tích cấu tạo đặc điểm - Tập làm thơ tám chữ với chủ đè môi trường. Tiết 50 Soạn28 / 10 / 2009 Giảng: 5/ 11 / 2009 Trả bài Kiểm tra văn A.Mục tiêu cần đạt: - Qua giờ trả bài kiểm tra nhằm củng cố một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu - Giúp học sinh nhận rõ những ưu nhược điểm trong bài viết của mình và biết sửa chữa các lỗi thông thường - Rèn luyện kỹ năng trình bày và cảm thụ văn học. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: chấm bài và chữa bài - Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức có liên quan C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Kể tên các văn bản trung đại đã được học ở lớp 9? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Mục đích của giờ trả bài là giúp chúng ta củng cố một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu, đồng thời nhận rõ những ưu nhược điểm trong bài viết của mình và biết sửa chữa các lỗi thông thường Giáo viên đọc lại đề bài kiểm tra. Câu số 1 yêu cầu cần đạt được như thế nào? Hình ảnh cái bóng trong câu chuyện có tác dụng gì? Câu 2 yêu cầu làm gì? Đoạn văn phải đảm bảo yêu cầu như tế nào? Dựa trên cơ sở nào để viết đoạn văn? Khi viết đoạn văn cần tránh điều gì? Giáo viên nhận xét khái quát một số ưu điểm và tồn tại trong bài làm của học sinh I. Đề bài: II Đáp án A.Phần trắc nghiệm khách quan: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D A B C B C B B 1a; 2c; 3b B. Phần tự luận: Câu 1: Cần phân tích được ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật cái bóng được cài đặt trong câu chuyện: Hình ảnh cái bóng được cài đặt khéo léo đầy dụng ý: a. Hình ảnh cái bóng tưởng như vô tình, ngẫu nhiên nhưng thực ra là một chi tiết quan trọng của câu chuyện: - Cái bóng với Vũ Nương là cách nàng dỗ con và vơi bớt nỗi nhớ chồng nơi phương xa - Cái bóng với bé Đản đó là một điều bí ẩn đầy thích thú - Cái bóng với Trương Sinh là sự hoài nghi dẫn đến bi kịch gia đình, song cũng chính cái bóng lại là sự tháo gỡ những hoài nghi của chàng b. Cái bóng trở thành đầu mối, điểm nút của câu chuyện làm người đọc ngỡ ngàng, cái bóng nhỏ nhoi vô cảm là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương và cũng chính cái bóng lại gỡ nỗi oan cho nàng Câu 2: - Yêu cầu biết viết một đoạn văn trên cơ sở bám sát nội dung đoạn thơ : “Chị em Thuý Kiều” theo trình tự: * Mở đoạn: giới thiệu chung về hai chị em * Phát triển đoạn: tả cụ thể từng bức chân dung theo trình tự: Thuý Vân- Thuý Kiều * Kết đoạn: kết luận chung về cuộc sống của hai chị em - Đoạn văn phải dựa vào nội dung thơ của Nguuyễn Du nhưng phải được trình bày bằng văn xuôi theo ngôn ngữ của mình một cách khách quan, sáng tạo - Tuyệt đối không phân tích, bình luận, nêu cảm xúc hoặc ấn tượng của người viết về nhân vật được tác giả khắc hoạ trong đoạn thơ. III. Nhận xét chung 1. Ưu điểm: - Phần lớn đã có sự ôn tập, chuẩn bị cho giờ kiểm tra một cách chu đáo, biết vận dụng kiến thức vào bài kiểm tra - Đa số hiểu nội dung yêu cầu của đề, bám sát đề, bài làm có trọng tâm- đặc biệt đã biết dựa vào đoạn trích “chị em Thuý Kiều” để viết một đoạn văn xuôi tả hai chị em Thuý Kiều - Biết cách xây dựng đoạn văn theo đúng cách thức trình bày đoạn văn. Một số bài trình bày tương đối sạch sữ, khoa học. 2. Nhược điểm: - Một số em chưa có ý thức trong việc ôn tập phục vụ bài kiểm tra, nên kết quả chưa cao: + Phần trắc nghiệm do không học bài, không có kiến thức cơ bản nên dẫn đến việc lựa chọn kiến thức lung tung, thậm chí có những câu hỏi có tưới 2-3 đáp án đúng. + Phần tự luận nhiều em bộc lộ rõ khả năng vận dụng còn yếu, khả năng phân tích cảm thụ văn học chưa tốt, không biết viết một đoạn văn xuôi dựa trên cơ sở nội dung của một đoạn thơ đã cho sẵn- nhiều bài nhầm lẫn đi xa vào phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ - Một số bài trình bày bẩn, thiếu sự cẩn thận: tẩy xoá quá nhiều, dùng bút xoá trong khi làm bài - Lỗi chính tả còn sai quá nhiều: viết hoa tuỳ tiện, lẫn lộn các phụ âm đầu - Một số em ý thức còn quá kém: không chuẩn bị giấy kiểm tra chu đáo, ý thức vươn lên trong học tập chưa có. I V. Hướng dẫn chữa bài 1. Chữa lỗi chính tả: - Tên riêng không viết hoa: Thuý Kiều, Thuý Vân, Vũ Nương, Trương Sinh - Viết hoa tuỳ tiện: 2. Chữa bài theo đáp án 4. Củng cố: - Trong các tác phẩm truyện trung đại đã học, em thích nhất tác phẩm nào? vì sao? 5 Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về văn học trung đại. - Soạn : Bếp lửa”

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Giáo án liên quan