Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 10 và 11 - Năm học 2013-2014

 Tham nhũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Châu Á (1). Mới đây chính phủ Hàn Quốc bắt giam hai cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la (2). Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ làm điều đó (3). Cũng do tham nhũng, đảng dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã mất đa số ghế tại hạ viện (4).

(Báo Tuổi trẻ, số ngày 05/08/1993)

 

doc36 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 10 và 11 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trị nhân đạo của tác phẩm. b. Kết bài: - Khẳng định lại phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương. - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. ..................................................................................................... TIẾT 4-5: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ -Ngô gia văn Phái- A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Tác giả: Ngô gia văn Phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du làm quan thời Lê Chiêu Thống... 2.Tác phẩm: a/ Nội dung: phản ánh vẻ đẹp hào hùng của ngừơi anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và bè lũ bán nước Vua tôi nhà Lê. b/ Nghệ thuật: - Lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động. Thể loại tiểu thuyết viết theo lối chương hồi. Tất cả các sự kiện lich sử trên đều được miêu tả một cách cụ thể, sinh động. - Tác phẩm được viết bằng văn xuôi chữ Hán, có quy mô lớn đạt được những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật , đặc biệt trong những lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử. c/ Chủ đề: Phản ánh chân thực vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với lòng yêu nước, quả cảm, tài trí, nhân cách cao đẹp. Sự hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê. B/ CÁC DẠNG ĐỀ: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm: Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn tóm tắt hồi 14: Đánh Ngọc Hồi quân Thanh bị thua trận. Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài (trích Hoàng Lê nhất thống chí )của Ngô Gia Văn Phái. * Gợi ý: a/ Mở đoạn: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích. b/ Thân đoạn: - Nhận được tin cấp báo quân Thanh chiếm được thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và thân chinh cầm quân đi dẹp giặc. - Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. - Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. c. Kết đoạn: - Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ với lòng yêu nước quả cảm tài chí và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê. 2. Dạng đề 5- 7 điểm: Đề 1: Phân tích ngắn gọn hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí * Gợi ý a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm. - Giới thiệu chung về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14. b. Thân bài: - Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. + Nghe tin giặc chiếm thành Thăng Long, Quang Trung định thân chinh cầm quân đi ngay. + Chỉ trong vòng hơn một tháng lên ngôi Hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc gặp gỡ người Cống Sỹ ở huyện La Sơn, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sỹ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. - Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. + Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. + Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người thể hiện qua cách xử trí với các tướng sỹ ở Tam Điệp - Ý chí quyết chiến, quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. - Tài dùng binh như thần. + Cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung làm cho giặc phải kinh ngạc + Vừa hành quân vừa đánh giặc - Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận. + Vua Quang Trung thân chinh cầm quân + Đội quân không phải là lính thiện chiến, lại trải qua cuộc hành quân cấp tốc, không có thời gian nghỉ ngơi mà dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung trận nào cũng thắng lớn c. Kết bài: - Khẳng định lòng yêu nước, tài trí, mưu lược của người anh hùng Nguyễn Huệ. C. BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1. Dạng đề 2-3 điểm: * Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. a. Mở đoạn: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. b. Thân đoạn: - Giới thiệu nhóm tác giả Ngô Thì với hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. c. Kết đoạn: - Khẳng định giá trị và nội dung nghệ thuật của tác phẩm. 2. Dạng đề 5 -7 điểm: Đề 1: Cảm nhận của em về sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân. * Dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích. b. Thân bài: - Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh: + Tôn Sĩ Nghị là một tên tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch. + Không đề phòng, suốt ngày chỉ lo vui chơi, yến tiệc. + Khi quân Tây Sơn tấn công thì sợ mất mật, quân tướng ai nấy đều rụng rời sợ hãi xin hàng, ai nấy đều rụng rời sợ hãi hoảng hồn tan tác. - Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân: + Đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược nên đã phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ di cầu cạnh van xin, không còn tư cách của một quân vương. + Chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. + Tình cảnh của vua tôi nhà Lê trên đường tháo chạy. + Suy nghĩ của bản thân. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. .................................................................................... TRUYỆN KIỀU Nguyễn Du Tiết 6-7: TÁC GIẢ TÁC PHẨM A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Tác giả: Nguyễn Du - Bản thân. - Gia đình. - Thời đại. - Cuộc đời - Sự nghiệp. - Tư tưởng- tình cảm. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: - Xuất xứ - Tóm tắt tác phẩm. B. CÁC DẠNG ĐỀ: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm: Đề 1: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Truyện Kiều trong 20 dòng. * Gợi ý:Tóm tắt truyện. Phần 1. Gặp gỡ và đính ước - Chị em Thúy Kiều đi chơi xuân, Kiều gặp Kim Trọng ( bạn Vương Quan ) quyến luyến. - Kim Trọng tìm cách dọn đến ở gần nhà, bắt được cành thoa rơi, trò chuyện cùng Thuý Kiều, Kiều- Kim ước hẹn nguyền thề. Phần 2. Gia biến và lưu lạc - Kim về hộ tang chú, gia đình Kiều gặp nạn. Kiều bán mình chuộc cha. - Gặp Thúc Sinh, Chuộc khỏi lầu xanh . Bị vợ cả Hoạn Thư đánh ghen, bắt Kiều về hành hạ trước mặt Thúc Sinh. - Kiều xin ra ở Quan Âm Các, Thúc Sinh đến thăm, bị Hoạn Thư bắt, Kiều sợ bỏ trốn ẩn náu ở chùa Giác Duyên. Kiều rơi vào tay Bạc Bà, rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai. - Kiều gặp Từ Hải, được chuộc khỏi lầu xanh. Kiều báo ân báo oán. Bị mắc lừa HồTôn Hiến. Từ Hải chết. Kiều bị gán cho viên Thổ quan. Kiều nhảy xuống dòng Tiền Đường tự vẫn. Sư bà Giác Duyên cứu thoát về tu ở chùa. Phần 3. Đoàn tụ  - Sau khi hộ tang trở về được gả Thúy Vân, Kim vẫn khôn nguôi nhớ Kiều, tìm kiếm Kiều. Kim lập đàn lễ, gặp Kiều, gia đình sum họp. Kiều không muốn nối lại duyên xưa. Chỉ coi nhau là bạn. Đề 2: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật Tác phẩm Truyện Kiều - Nguyễn Du. * Gợi ý: 1. Nội dung: - Giá trị nhân đạo: Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình yêu; khát vọng công lí, khát vọng về quyền sống... Ca ngợi phẩm chất con người (Kiều: Đẹp, tài, trí, hiếu thảo, trung hậu, vị tha) - Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công. Tiếng nói lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. 2. Nghệ thuật: - Truyện Kiều là sự kết tinh tthành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ thể loại (Văn học dân tộc; thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự ; Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ; khắc hoạ tính cách , tâm lý con người). 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm: Đề 1: Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du. * Gợi ý: 1. Bản thân. - Sinh 3.1.1766 (Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) Mất 16.9.1820. Tên chữ Tố Như hiệu Thanh Hiên. - Quê Tiên Điền, Nghi Xuân , Trấn Nghệ An. 10 tuổi mồ côi mẹ. - Là một trong năm người nổi tiếng đương thời. 2. Gia đình. - Đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống khoa bảng. Có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ. - Cha là Nguyễn Nghiễm - nhà văn - nhà nghiên cứu sử học- nhà thơ và từng làm tể tướng. - Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân, người xứ Kinh Bắc, là vợ thứ ba và ít hơn chồng 32 tuổi. -Thuở niên thiếu Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ. 3. Thời đại. - Cuối Lê đầu Nguyễn - thời kì phong kiến Việt Nam suy tàn , giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Khởi nghĩa Tây Sơn. 4. Cuộc đời. - Từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại, định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng không thành, bị bắt rồi được thả. - Sống lưu lạc ở miền Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng - Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn, tài giỏi được cử đi xứ sang Trung Quốc hai lần. 5. Sự nghiệp thơ văn. - Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc: + Thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập, Bắc hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm. + Thơ chữ Nôm: Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều),Văn chiêu hồn,Văn tế sống hai cô gái trường lưu. 6. Tư tưởng tình cảm - Đối với những kẻ thuộc tầng lớp trên, tướng lĩnh hay quan lại cao cấp Nguyễn Du vạch trần tội ác của chúng. - Đối với những con người bất hạnh... ông dành hết tình thương đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. * Tóm lại: - Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du từ chữ Hán đến truyện Kiều, văn chiêu hồn đều sáng ngời Chủ nghĩa nhân đạo. Mặc dù sinh ra trong gia đình quý tộc, Nguyễn Du lăn lộn nhiều trong cuộc sống, yêu thương quần chúng, lắng nghe tâm hồn, nguyện vọng của quần chúng nên ông ý thức được những vấn đề trọng đại của cuộc đời.Với tài năng nghệ thuật tuyệt vời ông đã làm cho vấn đề trọng đại càng trở nên bức thiết hơn, da diết hơn, nóng bỏng hơn.Thơ Nguyễn Du dù chữ Hán hay Nôm đều đạt tới trình độ điêu luyện. Riêng truyện Kiều là một công hiến to lớn của ông đối với sự phát triển của văn học dân tộc. - Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc- người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc- một danh nhân văn hóa thế giới. - Thơ Nguyễn Du là niềm tự hào dân tộc – Niềm tự hào của văn học Việt Nam. - Tố Hữu ca ngợi: Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.” -----------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGA phu dao van 9.doc
Giáo án liên quan