Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2009-2010

A.Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh hiểu được nội dung của phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất.

Biết vận dụng hai phương châm này trong giao tiếp một cách hiệu quả.

- Giáo dục học sinh ý thức trong giao tiếp

- Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách thành thục.

B.Chuẩn bị :

- Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ.

- Học sinh tìm hiểu ngữ liệu SGK.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức:

 

Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú

9A /25

9B /28

9C /29

 

2. Kiểm tra:

- Nhắc lại các kiến thức về hội thoại đã được học ở lớp 8?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

 Lớp 8 đã được học về hội thoại với các nội dung: vai xã hội trong hội thoại, lượ lời trong hội thoại. Ngoài những nội dung trên, trong quá trình giao tiếp cần phải tuân thủ một số qui tắc nhất định- đó chính là các phương châm hội thoại.

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ở lớp 8? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Lớp 8 đã được học về văn bản thuyết minh, biết được vận dụng các phương pháp thuyết minh viết một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh. Ngoài các phương pháp thuyết minh, để bài văn thuyết minh vừa đúng, vừa hay cần vận dụng những yếu tố nào nữa? Câu trả lời sẽ có trong bài học hôm nay. Thế nào là một văn bản thuyết minh? Mục đích của văn bản thuyết minh? Các phương pháp thuyết minh đã học? Đọc ngữ liệu sgk? Đối tượng thuyết minh ở đây là gì? Thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? Văn bản giúp người đọc có được tri thức gì về đối tượng? Em có nhận xét gì về đối tượng cần thuyết minh ở văn bản này? Các phương pháp thuyết minh được tác giả sử dụng? Tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh? Lấy ví cụ thể để chứng minh? Đọc văn bản: “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”? Bài văn có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở các điểm nào? Bài văn thuyết minh này có nét gì đặc biệt về hình thức, cấu trúc, nội dung? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ nào? . Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng có tác dụng gì? I Bài học. 1.Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. a. Ôn tập kiến thức về văn bản thuyết minh. - Văn bản thuyết minh: kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức( kiến thức) khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, gới thiệu, giải thích. - Mục đích của văn bản thuyết minh: cung cấp tri thức( kiến thức) khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng, sự vật, vấn đề được chọn làm đối tượng thuyết minh. - Các phương pháp thuyết minh: + Phương pháp giải thích, nêu định nghĩa. + Phương pháp nêu ví dụ. + Phương pháp liệt kê. + Phương pháp nêu số liệu. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp phân tích và phân loại. b. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. * Văn bản: “ Hạ Long đá và nước” - Đối tượng thuyết minh: Vịnh Hạ Long - Đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh: Sự kì lạ vô tận của Vịnh Hạ Long do đá và nước tạo nên. - Văn bản giúp người đọc thấy được vẻ đẹp của vịnh Hạ Long- một thắng cảnh nổi tiếng của Hạ Long được công nhận là di sản văn hoá thế giới, điều kì diệu của Vịnh Hạ Long do đá và nước tạo nên. => Đây là một vấn đề khó thuyết minh, vì: + Đối tượng thuyết minh rất trìu tượng ( giống như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, đạo đức). + Ngoài việc thuyết minh về đối tượng, còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú tới người đọc. * Các phương pháp thuyết minh: phân tích, phân cloại, liệt kê; giải thích - Nếu chỉ dừng lại ở phương pháp liệt kê: Vịnh Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang thì người đọc chưa thể hình dung được sự kì lạ của Vịnh Hạ Long. * Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh, miêu tả - Bắt đầu bằng sự miêu tả sinh động: “Chính nước làm cho đá sống dậy, làm cho đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn” - Tiếp theo là thuyết minh ( giải thích vai trò của nước: “ Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách”. - Tiếp theo là phân tích những nghịch lí trong thiên nhiên: sự sống của đá và nước, sự thông minh của thiên nhiên - Cuối cùnglà một triết lý: “Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả. cho đến cả đá”. - Ngoài ra tác giả còn sử dụng một trí tưởng tượng rất phong phú, nhờ đó mà văn bản thuyết minh có tính thuyết phục cao. II. Luyện tập Bài tập 1 a. Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi. * Tính chất ấy thể hiện ở các chi tiết sau: - “Con là ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới.Họ hàng con rất đông, gồm ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm” - “Bên ngoài ruồi mang sáu triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩnMột đôI ruồi trong một mùa từ tháng 4 đế tháng 8, nếu đều mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi” - “một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ: chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm cho nó có thể đậu được trên mặt kính mà không trượt chân” * Những phương pháp thuyết minh được sử dụng: giải thích, nêu số liệu, so sánh b. Bài văn thuyết minh này có một số nét đặc biệt sau: * Về hình thức: Giống như văn bản tường thuật một phiên toà. * Về cấu trúc: Giống như biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lí. * Về nội dung: Giống như một câu chuyện kể về loài ruồi * Tác giả đã sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như: kể chuyện, miêu tả, ẩn dụ c. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng có tác dụng làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị.. Nhờ các biện pháp nghệ thuật mà văn bản đã gây hứng thú cho người đọc. Các biện pháp nghệ thuật không gây ảnh hưởng gì đến việc tiếp nhận nội dung văn bản thuyết minh. 4. Củng cố: - Ngoài các phương pháp thuyết minh cơ bản, văn bản thuyết minh còn cần đến các biện pháp nghệ thuật nào nữa? tác dụng của các biện pháp ấy? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, sưu tầm các văn bản thuyết minh. - Làm bài tập SBK và SBT. Tiết 5 Soạn: 22 / 8 / 2009 Giảng:27 / 8 / 2009 Luyện tập Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật Trong văn bản thuyết minh. A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh sinh động hơn, hấp dẫn hơn. - Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật kết hợp trong khi tạo lập văn bản thuyết minh cụ thể. - Rèn kỹ năng tổng hợp trong khi tạo lập văn bản thuyết minh. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị phiếu học tập. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị theo yêu cầu SGK. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /29 2. Kiểm tra: - Mục đích của văn bản thuyết minh là gì? Đặc điểm của một văn bản thuyết minh? - Kể tên các phương pháp thuyết minh đã được học ở lớp 8? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giờ trước đã được ôn lại các kiến về văn bản thuyết minh: biết được vận dụng các phương pháp thuyết minẩttong quá trình tạo lậpt một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh. Ngoài các phương pháp thuyết minh, để bài văn thuyết minh vừa đúng, vừa hay cần vận dụng những yếu tố nghệ thuật. Giờ hôm nay chúng ta sẽ thực hành những nội dung đã học. Những tri thức mà văn bản thuyết minh cung cấp cần đảm bảo yêu cầu như thế nào? Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? Muốn có tri thức về đối tượng cần trải qua những thao tác nào? Muốn bài văn thuyết minh vừa đúng lại vừa hay cần đạt được yêu cầu như thế nào? Bố cục bài thuyết ming gồm mấy phần? Nhiệm vụ cụ thể của từng phần? Đọc đề bài? Xác định đối tượng cần thuyết minh? Xác định các yêu cầu về nội dung và hình thức? Lập dàn ý cho đề bài sau: Giới thiệu chung về chiếc nón. Phần mở bài cần đạt được nội dung gì? Các ý chính của phần thân bài? Phần kết bài dự định viết nội dung gì? Thực hành viết đoạn văn phần mở bài? Trình bày trước lớp phần nội dung đã viết? I Ôn tập kiến thức có liên quan. - Tri thức văn bản thuyết minh: Những tri thức mà văn bản thuyết minh cung cấp cần mang tính khác quan, chính xác. - Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh: + Ngôn ngữ sử dụng cần trong sáng, chính xác, dễ hiểu. + Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành. - Cách làm bài văn thuyết minh: + Quan sát đối tượng + Học tập, tìm hiểu về đối tượng. +Tích luỹ tri thức. - Để làm tốt bài văn thuyết minh, cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp thuyết minh, kết hợp các biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, so sánh, miêu tả, kể chuyệnlàm cho bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. - Bố cục : 3 phần A. Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng cần thuyết minh. B. Thân bài: Lần lượt thuyết minh từng mặt của đối tượng bằng tri thức mang tính chính xác và khách quan đã thu thập qua quan sát, học tập và tích luỹ. C. Kết bài: ấn tượng chung về đối tượng II. Luyện tập Đề bài: Thuyết minh một trong số các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón. * Tìm hiểu đề tìm ý - Đối tượng cần thuyết minh: một đồ dùng quen thuộc. - Về nội dung: văn bản thuyết minh phải nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của các đồ dùng mà đề yêu cầu. - Về hình thức: + Vận dụng linh hoạt cá phương pháp thuyết minh đã được học ở lớp 8. + Vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật để giúp bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn hơn. * Lập dàn ý: Ví dụ: Thuyết minh về cái nón. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón Thân bài: Lịch sử chiếc nón: sự rađời, các vùng miền làm nón nổi tiếng Cấu tại của chiếc nón: hình dáng, cấu tạo Qui trình làm ra chiếc nón: chọn lá, là lá, xếp khuôn, khâu nón Giá trị kinh tế,văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện đại * Thực hành viết đoạn văn: + Học sinh thực hành viết đoạn văn phần mở bài: Ví dụ: - Là người Việt Nam ai mà chẳng biết đến chiếc nón trắng quen thuộc. Chiếc nón che mưa che nắng. chiếc nón bước lên sân khấu trong những điệu múa quê hương quen thuộcChiếc nón trắng gần gũi, thân thiết là thế, nhưng có khi nào ta tự hỏi chiếc nón trắng có tự bao giờ? Nó được làm như thế nào? Giá trị về kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của nó ra sao?... - Chiếc nón trắng Việt Nam không phải chỉ dùng để che mưa, che nắng, mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu đã góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón trắng từng đi vào ca dao: “Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” Vì sao chiếc nón trắng lại được người việt Nam nói chung, phụ nữ Việt nam nói riêng yêu quý và trân trọng đến như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo và công dụng của chiếc nón để hiểu rõ về nó. 4. Củng cố: - Ngoài các phương pháp thuyết minh cơ bản, văn bản thuyết minh còn cần đến các biện pháp nghệ thuật nào nữa - Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đối với bài văn thuyết minh? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, sưu tầm các văn bản thuyết minh. - Làm bài tập : Hoàn thành một bài thuyết minh hoàn chỉnh với một trong các đề bài trên.

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc