Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập

HĐ2. Tìm hiểu thành phần tình thái.

* Hs đọc VD trên máy chiếu.

? Sự việc được nói đến trong mỗi câu trên là gì?

- Câu a: Anh Sáu nghĩ con anh sẽ chạy xô vào lòng và ôm lấy cổ anh.

- Câu b: Vì khổ tâm không khóc được nên anh phải cười.

? Các từ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào?

? Cụ thể, người nói có nhận định ntn khi dùng từ chắc và từ có lẽ?

- Thể hiện độ tin cậyvừa: chắc; thấp hơn: có lẽ

? Như vậy, thành phần tình thái được dùng để làm gì?

* Cho HS quan sát tiếp VD trên máy chiếu.

- Theo anh thì tôi nên làm thế nào?

- Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngô Tất Tố).

? Từ theo anh được dùng để thể hiện điều gì?

- Gắn với ý kiến của người nói.

? Từ ạ được dùng để làm gì?

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các thành phần biệt lập I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được đặc điểm và cụng dụng của cỏc thành phần biệt lập tỡnh thỏi, cảm thỏn trong cõu. - Biết đặt cõu cú thành phần tỡnh thỏi, thành phần cảm thỏn. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Đặc điểm của thành phần tỡnh thỏi và cảm thỏn. - Cụng dụng của cỏc thành phần trờn. 2. Kỹ năng: - Nhận biết thành phần tỡnh thỏi và cảm thỏn trong cõu. - Đặt cõu cú thành phần tỡnh thỏi, thành phần cảm thỏn. III. phương tiện, thiết bị - SGK + SGV + Laptop+ giấy khổ A3+Bút dạ IV. Tiến trình lên lớp 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. (?) Thế nào là khởi ngữ? Đặt câu có khởi ngữ? ? Viết lại câu văn bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ. - Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. - Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. 3 . Bài mới : Hoạt động 1. Giới thiệu bài. Trong câu, ngoài các thành phần CN, VN, trạng ngữ... là những thành phần tham gia vào nghĩa sự việc của câu(nghĩa miêu tả) còn có những thành phần tách rời khỏi nghĩa sự việc câu. Các thành phần đó là gì, bài học hôm này chúng ta sẽ tìm hiểu. HĐ2. Tìm hiểu thành phần tình thái. * Hs đọc VD trên máy chiếu. ? Sự việc được nói đến trong mỗi câu trên là gì? - Câu a: Anh Sáu nghĩ con anh sẽ chạy xô vào lòng và ôm lấy cổ anh. - Câu b: Vì khổ tâm không khóc được nên anh phải cười. ? Các từ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào? ? Cụ thể, người nói có nhận định ntn khi dùng từ chắc và từ có lẽ? - Thể hiện độ tin cậy vừa: chắc; thấp hơn: có lẽ ? Như vậy, thành phần tình thái được dùng để làm gì? * Cho HS quan sát tiếp VD trên máy chiếu. - Theo anh thì tôi nên làm thế nào? - Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngô Tất Tố). ? Từ theo anh được dùng để thể hiện điều gì? - Gắn với ý kiến của người nói. ? Từ ạ được dùng để làm gì? - Đó là thái độ kính trọng, tôn trọng của cái Tí đối với chị Dậu. * Lưu ý. GVKL: Như vậy từ việc phân tích các vd, ta thấy các từ ngữ dùng để thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu, gắn với ý kiến của người nói hoặc chỉ thái độ của người nói đối với người nghe được gọi chung là thành phần tính thái. ? Nếu không có các từ in đậm trên thì ý nghĩa sự việc của câu chứa nó có khác đi không? Vì sao? - Nếu không có các từ in đậm thì nghĩa sự việc được nói trong câu vẫn không có gì thay đổi. - Vì chúng chỉ thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu. Nghĩa là các thành phần này nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu.=> Thành phần biệt lập. ? Em hãy đặt một câu có thành phần tình thái. THảO LUậN: Cho hs làm bài tập 2 trong sgk/19 HĐ3. Tìm hiểu thành phần cảm thán * Hs đọc VD trên máy chiếu. ? Các từ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì hay không ? - Không chỉ sự vật hay sự việc, mà bộc lộ tâm lí cảm xúc ( vui vẻ, tiếc nuối) của người nói. ? Cụ thể ông Hai, anh thanh niên bộc lộ cảm xúc gì? - Các từ trên được dùng để bộc lộ trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói(giãi bày nỗi lòng). ? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người ta nói kêu ồ hoặc kêu  trời ơi? - Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu "ồ, Trời ơi" là nhờ nội dung(sự việc trong câu) ở phần câu tiếp theo sau những tiếng này thể hiện. ? Cho biết TPCT trong câu sau bộc lộ cảm xúc gì? - Chà, cái nhẫn kim cương đẹp quá!-> thán phục. - Eo ôi, con gì mà nhìn khiếp thế?-> khiếp sợ. ? Các từ  ồ, Trời ơi, chà, eo ôi  được dùng để làm gì ? - Bộ lộ tâm lí, cảm xúc => TP cảm thán. ? Các thành phần đó đó có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc được nói đến trong câu không? ? Vậy đó là thành phần gì? GVKL: Như vậy, các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc (nằm ngoài cấu trúc)của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. ? Em hãy đặt một câu có thành phần cảm thán. * Bài tập trắc nghiệm. ? Câu văn nào sau đây không chứa thành phần cảm thán? A. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. (Kim Lân) B. ôi, những cánh đồng quê chảy máu! (Nguyễn Đình Thi) C. Chao ôi, bông hoa đẹp quá! D. Chết chửa, con bé sốt cao quá. ? Vậy thành phần tình thái, thành phần cảm thán được dùng để làm gì? Thế nào là thành phần biệt lập? * HS đọc toàn bộ phần ghi nhớ SGK/T18. Thảo luận. Em hãy cho biết sự giống và khác nhau của hai thành phần TT và CT? * Khác nhau: - Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận) * Giống nhau: - Đều không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. - Đều không tham gia vào cấu trỳc ngữ phỏp của cõu. à Thành phần biệt lập. Hoạt động 4. Luyện tập. Cho hs làm ra giấy theo nhóm.- Gọi đại diện bảng. ? Tìm các thành phần tình thái, cảm thán ? ? Cho biết trong số những từ có thể thay thế...? ? Vì sao NQS lại chọn từ  chắc  ? ? Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán. * GV hướng dẫn hs viết đoạn văn. Về nhà làm tiếp. I – Thành phần tình thái . 1. Ví dụ ( SGK ) a. Chắc ->tin cậy vừa. b. Có lẽ->tin cậy thấp. 2. Nhận xét. - Thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu. => Thành phần tình thái. Ghi nhớ 1: Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. => Thành phần biệt lập. * Bài tập 2: (sgk/t19) Sắp xếp như sau: dường như, hỡnh như, cú vẻ như ->cú lẽ->chắc là-> chắc hẳn ->chắc chắn. II – Thành phần cảm thán 1. Ví dụ a. ồ. -> vui sướng b. Trời ơi.-> tiếc nuối. 2. Nhận xét. - Không chỉ sự vật, sự vệc. - Chỉ bộc lộ tâm lí của người nói(vui vẻ, tiếc nuối). => Thành phần cảm thán. Ghi nhớ 2: Ghi nhớ 3: - Các thành phần tình thái, cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. => Thành phần biệt lập. * Ghi nhớ: SGK/T18. III - Luyện tập. 1. Bài tập 1. - TT: có lẽ, hình như, chả nhẽ - Cảm thán: Chao ôi. 2. Bài tập 3. - Từ chỉ độ tin cậy thấp: hình như. - Từ chỉ độ tin cậy bình thường: chắc . - Từ chỉ độ tin cậy cao: Chắc chắn => Tác giả chọn từ "chắc" vì người nói không phải đang diễn tả suy nghĩ của mình nên dùng từ mức độ bình thường. 3. Bài tập 4. Cảm nhận của em về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. * Gợi ý : Truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” viết về những con người sống đẹp, cú ớch cho đời, cú lớ tưởng ước mơ, niềm tin yờu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trỡnh độ khoa học mà nhõn vật anh thanh niờn là hiện thõn vẻ đẹp đú. - Nhõn vật anh thanh niờn, ở tuổi đời hai mươi bảy tự nguyện lờn cụng tỏc ở đỉnh nỳi Yờn Sơn cao 2600m. - ễng họa sĩ: Là nhõn vật quan trọng trong tỏc phẩm vỡ tỏc giả đó hoỏ thõn vào nhõn vật này để nghĩ về người và đất Sa Pa. - Cụ kĩ sư đó thấy tự tin hơn vào sự lựa chọn của mỡnh, tự tin vào cuộc sống và cú thờm nghị lực khi chứng kiến cuộc sống của anh thanh niờn. - Bỏc lỏi xe trong vai người dẫn truyện - Chất trữ tỡnh, chất thơ trong chuyện. - Nghệ thuật: Xõy dựng tỡnh huống hợp lớ, cỏch kể chuyện tự nhiờn, cú sự kết hợp giữa tự sự, trữ tỡnh với bỡnh luận. 4. Củng cố: bằng sơ đồ tư duy. ? Thành phần tình thái, thành phần cảm thán được dùng làm gì? ? Thế nào là thành phần biệt lập? 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc ghi nhớ, hoàn thành các bài tập (bài tập 4) - Chuẩn bị T99 bài "Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống" * Yờu cầu : + Đọc trước văn bản “Bệnh lề mề” + Trả lời cỏc cõu hỏi trong sgk. + Xem bài tập 1 , 2 (SGK/21). Hội ý trong tổ để làm trước hai bài tập này . (Liờn hệ với kiến thức Phộp phõn tớch tổng hợp).

File đính kèm:

  • doccac thanh phan biet lap T98.doc