Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 61: Làng

I-YÊU CẦU

 Giúp HS

 -Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh đỗng về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.

 -Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

 -Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

II-LÊN LỚP

 1/Ổn định

 2/Bài cũ

 -Hãy đọc lại khổ thơ đầu của bài thơ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

 -Hãy tóm tắt nội dung của bài thơ trên

 -Nêu đôi nét về tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

 3/Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 61: Làng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 13 TIẾT 61 LÀNG I-YÊU CẦU Giúp HS -Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh đỗng về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp. -Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng. -Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật. II-LÊN LỚP 1/Ổn định 2/Bài cũ -Hãy đọc lại khổ thơ đầu của bài thơ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” -Hãy tóm tắt nội dung của bài thơ trên -Nêu đôi nét về tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm 3/Bài mới -Gọi HS đọc phần chú thích – tìm hiểu về tác giả. *Gọi HS đọc truyện và trả lời câu hỏi H:Khi nghe tin do những người tản cư từ Gia Lâm cho biết: cả làng chúng nó Việt gian theo Tây, thái độ và tâm trạng của ông Hai như thế nào?(Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lăng đi, tưởng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì đó vướng ở cổ, cất tiếng hỏi, giọng lạc đi: - Liệu có thật không hở bác, hay là chỉ lại ; Ông cúi gằm mặt xuống mà đi: đi trong sự trốn tránh, vì xấu hổ và nhục nhã.) H:Về đến nhà, nằm vật ra giường như bị cảm, nhìn lũ con chơi sậm chơi sụi với nhau, tâm trạng của ông Hai diễn biến như thế nào?( Nhìn lũ con cái cơ sự này chưa?; Ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho những đứa trẻ của cái làng Việt gian, thương con, ông thoắc vô cùng căm giận dân làng; Nhưng rồi ông lại khó tin là chuyện tày đình, ghê gớm ấy có thể xảy ra; nhưng với chứng cứ hiển nhiên làm ông đành một lần nữa cay đắng chấp nhận sự thật và sự nhục nhã, sự giày vò tâm trí lại sôi réo trong lòng ông.) H:Tâm trạng ông Hai thế nào khi nghe tin làng được cãi chính? Điều gì khiến ta cảm động?(Ông vội vã quên dặn trẻ con coi nhà, vui vẻ rạng rở chia quà cho con; lật đật bô bô múa tay lên mà khoe; không buồn không tiếc khi nhà bị đốt) H:Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện?(ngôn ngữ mộc mạc, dân dã,miêu tả sắc sảo, chỉ vài nét dựng lên chân dung các nhân vật thích hợp) I-TÁC GIẢ – TÁC PHẨM 1/Tác giả. Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở Bắc Ninh. Ông am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân ở vùng quê Bắc bộ. Ông là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn, đề tài thường được ông thể hiện là sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. 2/Tác phẩm Đây là truyện viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, được đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Làng chợ Dầu là hình ảnh của làng quê Phù Lưu của nhà văn. II-ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1/Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai. a/Khi nghe tin làng theo giặc. -có thật không hở bác ->bàng hoàng cố không tin. -vờ đứng lãng ra Cúi gằm mặt xuống mà đi -> xấu hỗ Nằm vật ra giường nước mắt tràn ra-> đau khổ ->Tin làng theo giặc xúc phạm đến tình yêu làng của ông Hai. -Ba bốn hôm không bước chân ra ngoài. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù” ->Nỗi khổ thấm sâu dằn vặt, giận làng chứng tỏ ông yêu nước mãnh liệt. b/Khi nghe tin làng được cãi chính. -Cái mặt buồn thiu bỗng tươi lên Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt nhẵn ->Niềm tin, niềm danh dự của làng ông, của riêng ông được phục hồi 2/Giá trị nội dung, nghệ thuật. Ghi nhớ: SGK 4/Củng cố -Hãy nêu diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng mình theo Tây đến khi tin ấy được cãi chính. -Từ đó cho ta biết ông Hai là người như thế nào? Em thấy gì về con người Việt Nam qua hình ảnh của ông Hai.

File đính kèm:

  • docVan.doc