I-YÊU CẦU:
Giúp HS:
-Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí” ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”
-Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du:khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.
-Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ hội thoại.
II-LÊN LỚP:
1/Ổn định:
2/Bài cũ:
-Hãy đọc đoạn miêu tả cảnh trong” Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
-Hãy cho biết diễn biến tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Vì sao nàng lại có tâm trạng như vậy? Qua đó còn cho ta biết thêm gì về nàng ?
3/Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 40: Thúy Kiều Báo ân Báo oán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 40
BÀI 8
THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
I-YÊU CẦU:
Giúp HS:
-Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí” ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”
-Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du:khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.
-Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ hội thoại.
II-LÊN LỚP:
1/Ổn định:
2/Bài cũ:
-Hãy đọc đoạn miêu tả cảnh trong” Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
-Hãy cho biết diễn biến tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Vì sao nàng lại có tâm trạng như vậy? Qua đó còn cho ta biết thêm gì về nàng ?
3/Bài mới:
*Gọi HS đọc phần chú thích tìm hiểu vị trí của đoạn trích.
*GV đọc một đoạn và gọi HS đọc tiếp đoạn trích và tìm hiểu.
H:Theo em đoạn trích này có thể được chia làm mấy phần? Yù chính của mỗi phần ?( 12 câu đầu:Kiều báo ân ; Còn lại: Kiều báo oán.)
H:Đoạn đầu là cuộc gặp gỡ của Kiều với ai? Trong khung cảnh như thế nào? Trong cuộc gặp gỡ này Thuý Kiều đã nói những gì? (Gặp Thúc Sinh – Cảnh oai nghiêm của nơi xử án – “Nghĩa nặng nghìn non ”
H:Qua lời nói với Thúc Sinh, em cho biết thái độ của nàng đối với Thúc Sinh ?( trân trọng tấm lòng và sự giúp đỡ mà TS dành cho nàng trong cơn hoạn nạn : đưa ra khỏi lầu xanh, cùng chàng có những năm tháng êm ấm trong một gia đình hạnh phúc Mặc dù gắn bó với TS mà đời Kiều thêm một lần khổ với thân phận làm lẽ đau đớn hơn một kẻ toi đòi,nhưng nàng hiểu nỗi đau khổ của nàng không phải do TS gây ra – thông cảm)
H:Tại sao khi trả ơn TS, Kiều lại nói với TS về Hoạn Thư?( chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa.)
H:Khi nói với Thúc Sinh và khi đề cập đến Hoạn Thư, em thấy ngôn ngữ của Kiều có khác nhau không ? Vì sao có sự khác nhau ấy ?(Khi nói với TS, Kiều dùng những từ Hán Việt: nghĩa, tòng, cố nhân, tạ; Khi nói về Hoạn Thư , Kiều dùng những thành ngữ quen thuộc”kẻ cắp bà già gặp nhau” =>Với TS cách nói trang trọng phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Với Hoạn Thư Kiều dùng những từ Việt dễ hiểu, nôm na, bình dị-> Hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân )
*Gọi HS đọc đoạn còn lại
H:Đoạn này là sự gặp gỡ của Kiều với ai? Mục đích của Kiều ở cuộc gặp gỡ này là gì ?( Kiều- Hoạn Thư =>Kiều báo oán )
*GV có thể kể tóm tắt nỗi oan nghiệt, thương tâm của Kiều do Hoạn Thư gây ra.
H:Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào? Qua cách xưng hô như thế nào?( Hành động và lời nói của Kiều đều biểu thị thái độ mỉa mai. Nàng vẫn dùng cách xưng hô như hồi còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn, vẫn chào thưa và tiểu thư Đó là đòn mỉa mai quất mạnh vào cả danh gia nhà họ Hoạn. Trong lời nói Kiều có cả giọng đay nghiến khi câu thơ như dằn ra từng tiếng, khi từ ngữ được lặp lại, nhấn mạnh: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời nay Cách nói này phù hợp với người”Bề ngoài thơn thớt nói cười – Bề trong nham hiểm giết người không dao” như Hoạn Thư)
H:Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư xử trí ra sao?(phút giây đầu HT có”hồn lạc, phách xiêu”.Nhưng trong hoàn cảnh ấy, HT vẫn kịp liệu lời kêu ca )
H:Hãy nêu trình tự lí lẽ của HT ? Các lí lẽ của HT có tác động đến Kiều như thế nào?( trước dựa vào tâm lí thường tình của người phụ nữ để gỡ tội;Tiếp đến kể công đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Aâm và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn; sau cùng nhận tất cả tội, trông cậy vào lòng bao dung của Kiều)
H:Theo em tại sao HT lại dùng lí lẽ đó để gỡ tội cho mình( ý nghĩa sâu sắc của những lí lẽ đó)? ( - xoá đi sự đối lập giữa Kiều với HT, đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung”chút phận đàn bà” “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”->Biện bạch để trở thành nạn nhân của chế độ đa thê;- Kể công để thấy mình không phải là kẻ độc ác;-Nhận tội và kêu gọi lòng bao dung của Kiều, đưa Kiều tới chỗ khó xử”Tha ra thì cũng may đời – Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”)
H:Qua lời đối đáp của HT, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này?( Đây là một con người”Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”; một người “sâu sắc nước đời” đến “quỷ quái tinh ma”
H:Cuối cùng Kiều đã xử trí HT như thế nào? Cách xử trí này cho ta thấy Kiều là một người như thế nào?(Răn đe rồi tha cho HT – Một người bao dung, độ lượng)
H:Qua nhân vật Kiều ở đoạn này, tác giả muốn thể hiện ước mơ gì?(Khát vọng ước mơ công lí chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du đó cũng là ước mơ chung của nhân dân ta từ xưa đến nay( được thể hiện trong những truyện dân gian)
I-GIỚI THIỆU ĐOẠN TRÍCH: SGK/
1/Vị trí đoạn trích
2/Bố cục: Đoạn trích được chia làn 2 đoạn:
+12 câu đầu:Thuý Kiều báo ân
+ Phần còn lại: Thuý Kiều báo oán.
II-ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/Cảnh Thuý Kiều báo ân
Nàng rằng: nghĩa nặng nghìn non
..
Gấm trăn cuốn bạc ngàn cân
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là
->Sự trân trọng của người vợ đối với người chồng cũ, đối với ân nhân.
2/Cảnh Thuý Kiều báo oán
chào thưa
Tiểu thư
->Cách xưng hô mỉa mai.
dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan
Dễ dàng
->Giọng điệu mỉa mai, quyết trừng trị Hoạn Thư
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
chút phận đàn bà
Chồng chung chưa dễ ai chìu cho ai
Ghen tuông thường tình
->Tìm sự đồng cảm
Nghĩ cho khi gác viết kinh
->Kể công
Trót lòng gây việc
Còn nhờ lựơng bễ
->Kêu gọi lòng bao dung
=>Lí lẽ để gỡ tội – một người sâu sắc, khôn ngoan đến tinh quái.
Tha ra
Làm ra
Đã lòng tri quá thì nên
Truyền quân tha ngay.
->Tấm lòng vị tha nhân hậu của Kiều.
*Ghi nhớ : SGK/109
III-LUYỆN TẬP
Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thuý Kiều và Hoạn Thư.
4/Củng cố:
Qua việc Thuý Kiều thăng đường báo ân báo oán, tác giả muốn bộc lộ mơ ước gì?
5/Dặn dò:
Học thuộc bài - Chuẩn bị”Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
File đính kèm:
- van 1.doc