*Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và thực hiện các yêu cầu sau:
H:Văn bản được chia làm mấy đoạn? Nhiệm vụ của mỗi đoạn? ( chia làm 3 đoạn: - Cảnh ở lầu Ngưng Bích; - Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích ; - Nỗi cô độc, lẽ loi của Kiều)
H:Đoạn nào trong 3 đoạn trên miêu tả trực nội tâm trạng của Kiều? Đó là tâm trạng gì?(Đoạn 3 – Nỗi nhớ của Kiều về Kim Trọng và cha mẹ)
H:Hai đoạn còn lại miêu tả cảnh vật, nó có thể hiện nội tâm của Kiều không? Ta thấy gì về nội tâm của Kiều qua hai đoạn trích còn lại?( có – buồn, lẻ loi, cô đơn – nỗi lo sợ của Kiều thông qua những cảnh vật khác nhau)
H:Qua việc tìm hiểu trên em biết thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản ( ghi nhớ 1)
*Gọi HS đọc ví dụ 2
1 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 40
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I-YÊU CẦU:
Giúp HS:
-Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
-Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
II-LÊN LỚP
1/Ổn định
2/Bài cũ: (Lần trước đã làm bài một tiết)
3/Bài mới:
*Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và thực hiện các yêu cầu sau:
H:Văn bản được chia làm mấy đoạn? Nhiệm vụ của mỗi đoạn? ( chia làm 3 đoạn: - Cảnh ở lầu Ngưng Bích; - Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích ; - Nỗi cô độc, lẽ loi của Kiều)
H:Đoạn nào trong 3 đoạn trên miêu tả trực nội tâm trạng của Kiều? Đó là tâm trạng gì?(Đoạn 3 – Nỗi nhớ của Kiều về Kim Trọng và cha mẹ)
H:Hai đoạn còn lại miêu tả cảnh vật, nó có thể hiện nội tâm của Kiều không? Ta thấy gì về nội tâm của Kiều qua hai đoạn trích còn lại?( có – buồn, lẻ loi, cô đơn – nỗi lo sợ của Kiều thông qua những cảnh vật khác nhau)
H:Qua việc tìm hiểu trên em biết thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản ( ghi nhớ 1)
*Gọi HS đọc ví dụ 2
H:Qua ví dụ ta thấy gì về nội tâm của lão Hạc? Nội tâm ấy được thể hiện qua đâu?(Hối hân khi bán con chó – qua vẻ mặt cử chỉ)
H:Vậy người ta có thể miêu tả nội tâm của nhân vật bằng những cách nào?(Dựa vào hai ví dụ đã tìm hiểu để phát biểu) – trực tiếp , gián tiếp)
H:Hãy lược đi phần miêu tả nét mặt và những cử chỉ của Lão Hạc và so sánh với nguyên văn xem có gì khác nhau không? Từ đó em rút ra được gì về tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản?
I-TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Ví dụ 1
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
+Đoạn 1:Miêu tả cảnh vật ở lầu Ngưng Bích -> Tâm trạng buồn, cô đơn của Kiều.
->Miêu tả nội tâm qua miêu tả cảnh
+Đoạn 2:Miêu tả nỗi nhớ của Kiều đối với Kim Trọng và cha mẹ.
->Miêu tả nội tâm trực tiếp.
+Đoạn 3:Thông qua cảnh vật để diễn tả nỗi lo sợ khác nhau của Kiều.
->Miêu tả nội tâm qua cảnh vật.
Ví dụ 2
-Miêu tả nét mặt và cử chỉ của Lão Hạc -> nỗi ân hận đến đau đớn của lão khi bán cậu Vàng.
->Miêu tả nội tâm qua nét mặt cử chỉ
Ghi nhớ : SGK/117
II-LUYỆN TẬP
Cho HS về nhà làm bài 2 và bài 3 SGK/117
4/ Củng cố:
Thế nào miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Có những cách nào?
5/Dặn dò:
-Học thuộc bài
-Chuẩn bị cho tiết sau.
File đính kèm:
- TLV.doc