* Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức và phương pháp văn bản thuyết minh .
-GV : Trước khi đi vào tìm hiểu biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ta đi vào ôn tập văn bản thuyết minh các em đã học ở lớp 8.
-GV :Thuyết minh là gì ?
-HS : Trả lời-các hs khác nhận xét bổ sung
-GV chốt lại –cho ghi
-GV:Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì?
-HS trả lời → Gv chốt lại cho ghi
-Giáo viên : Các phương pháp thuyết minh chủ yếu là gì ?
-Học sinh : trả lời.
-Giáo viên : Nhận xét chốt lại .
-Giáo viên : Chuyển ý vào nội dung tiếp theo.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Bước 1:Đọc văn bản “Hạ Long Đá và Nước”
-GV đọc 1 đoạn sau đó hs đọc
Bước 2 :Tìm hiểu biện pháp nghệ thuật trong văn bản
Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào?
-GV: Văn bản thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?
-HS trả lời → Gv nhận xét
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONGVĂN BẢN THUYẾT MINH
Tiết 4
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Kiến thức :
-Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh
2- Kĩ năng :
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dung trong các văn bản thuyết minh
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết bài văn thuyết minh
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN-HỌC SINH :
- Giáo viên : SGK , tài liệu , bảng phụ.
- Học sinh : Ôn lại kiến thức văn bản thuyết minh ở lớp 8.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Giới thiệu bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức và phương pháp văn bản thuyết minh .
-GV : Trước khi đi vào tìm hiểu biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ta đi vào ôn tập văn bản thuyết minh các em đã học ở lớp 8.
-GV :Thuyết minh là gì ?
-HS : Trả lời-các hs khác nhận xét bổ sung
-GV chốt lại –cho ghi
-GV:Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì?
-HS trả lời → Gv chốt lại cho ghi
-Giáo viên : Các phương pháp thuyết minh chủ yếu là gì ?
-Học sinh : trả lời.
-Giáo viên : Nhận xét chốt lại .
-Giáo viên : Chuyển ý vào nội dung tiếp theo.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Bước 1:Đọc văn bản “Hạ Long Đá và Nước”
-GV đọc 1 đoạn sau đó hs đọc
Bước 2 :Tìm hiểu biện pháp nghệ thuật trong văn bản
Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào?
-GV: Văn bản thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?
-HS trả lời → Gv nhận xét
-Gv:Văn bản có cung cấp được về tri thức đối tượng không ?Đó là những tri thức đối tượng nào ?
-HS trả lời :Văn bản cung cấp được về tri thức đối tượng
-GV chốt lại ý kiến của hs :
*Đối tượng:
+Nước.Chính Nước đã làm cho Đá sống dậy.Sự kì lạ vô tận của Hạ Long do Đá và Nước tạo nên.
+Đá và Nước đem đến cho du khách những cảm giác thú vị.
→ Đây là những phát hiện của nhà văn Nguyên Ngọc khi giới thiệu Hạ Long hoàn toàn khác so với cách giới thiệu chung của mọi người:
+Vẻ đẹp của 1 di sản văn hóa thế giới
+ Sự kì lạ vô tận của vịnh Hạ Long.
-GV:Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo đếm,liệt kê không ?
-HS trả lời theo suy nghĩ của mình
-GV kết luận : Để thuyết minh vẻ đẹp sinh động kì thú,biến ảo của Hạ Long ,người viết không thể chỉ sử dụng các biện pháp thông dụng như đã học ở chương trình Ngữ văn 8 ( liệt kê,định nghĩa,giải thích,nêu số liệu . . . )
Bước 3 :Sử dụng các biện pháp nghệ thuật
-GV: Ngoài các biện pháp thuyết minh thông dụng như đã học để làm nổi bật các vô tận có tri giác,có tâm hồn của Hạ Long,tác giả còn sử dụng biện pháp nữa ?
-HS thảo luận theo nhóm → Ghi kết quả và trình bày theo suy nghĩ.
-GV: Bổ sung,sửa chữa và chốt ý
-GV:Tác giả đã sử dụng biện pháp tưởng tượng ,liên tưởng như thế nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long?
-HS suy nghĩ,phát hiện,trả lời
-GV gợi ý:
+Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách,tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
+Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách,tùy theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động,biến hóa đến lạ lùng . . .
-GV:Vậy tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa ?
-HS trả lời : Sau mỗi đổi thay góc độ quan sát,tốc độ di chuyển,ánh sáng phản chiếu . . .là sự miêu tả những biến đổi của hình ảnh đảo đá,biến chúng thành những vật vô tri thành vật sống động, có hồn
-GV:Cách trình bày như vậy là nhờ biện pháp gì ?
-HS trả lời
-GV nhận xét -chốt ý
-GV :Tìm các hình ảnh ẩn dụ,so sánh,nhân hóa,liên tưởng trong bài văn .
-HS: Tự tìm và trả lời
-Gv chốt
-GV: Muốn cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn,người ta vận dụng thêm biện pháp gì ?
-HS trả lời : Vận dụng thêm 1 số biện pháp nghệ thuật :Kể chuyện,tự thuật
-GV: Muốn làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc,người ta sử dụng các biện pháp ấy như thế nào ?
-HS:Sử dụng các biện pháp nghệ thuật thích hợp
-GV: Nhận xét và chốt phần ghi nhớ
-Học sinh : Đọc ghi nhớ .
*Hoạt động 3:
-Giáo viên : Lần lượt hướng dẫn học sinh làm bài tập
-Học sinh: Đọc văn bản “ Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh”
-Giáo viên :Văn bản có tính chất thuyết minh không ?
-Học sinh : Thực hiện yêu cầu câu hỏi .
-Giáo viên : Tính chất ấy thể hiện ở điểm nào ?
-Học sinh: Trả lời " Giáo viên nhận xét .
-Giáo viên : Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng ?
-Học sinh : Trả lời " Nhận xét .
-Giáo viên : Bài thuyết minh có nét gì đặc biệt ? Có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-Giáo viên : Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì ?
-Học sinh : Thực hiện câu b , c .
-Giáo viên : Nhận xét " Cho ghi.
-Học sinh : Đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu .
-Giáo viên : Giải thích yêu cầu bài tập .
-Học sinh : Thực hiện bài tập .
-Giáo viên : Cho học sinh nhận xét .
-Giáo viên : kết luận " Cho ghi
I. Ôn tập văn bản thuyết minh:
-Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm,tính chất,nguyên nhân các hiện tượng và sự việc trong thiên nhiên,xã hội.
-Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh :
+ Miêu tả nghị luận , biểu cảm .
+ Trình bày đặc điểm tiêu biểu.. .
-Phương pháp thuyết minh: định nghĩa , ví dụ , liệt kê, số liệu , phân loại ,so sánh.
II -Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
1. Bài tập : Văn bản “ Hạ Long Đá và Nước ”
Đối tượng :Phong cảnh vịnh Hạ Long Đá và Nước
-Cung cấp tri thức:
+Hiểu biết về vẻ đẹp của 1 di sản văn hóa thế giới
+Khám phá ra sự kì lạ vô tận của vịnh Hạ Long
-Bằng các phương pháp thuyết minh thông dụng: giải thích , liệt kê , định nghĩa . . .
-Kết hợp với trí tưởng tượng,liên tưởng
- Các biện pháp :Kể chuyện,tự thuật,đối thoại theo lối ẩn dụ,nhân hóa,hình thức vè,diễn ca
2. Ghi nhớ :( SGK )
III.Luyện tập :
Bài tập 1: Văn bản ( SGK )
a. Văn bản có tính chất thuyết minh
-Giới thiệu loài Ruồi xanh rất có hệ thống : Tính chất chung về họ ,giống , loài , tập tính , sinh đẻ...
-Phương pháp : định nghĩa , phân loại , liệt kê.
b. Biện pháp nghệ thuật : nhân hoá , có tình tiết .
c. Tác dụng : gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi ,vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức .
Bài tập 2: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật .
-Đoạn văn nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận thời thơ ấu " Lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ.
-Biện pháp nghệ thuật : lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
4. Củng cố -Dặn dò
- Củng cố Muốn bài văn thuyết minh sinh động , hấp dẫn , người viết phải làm gì ?
- Dặn dò + Học bài
+ Chuẩn bị bài “Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” .
File đính kèm:
- tiết 4.doc