I-YÊU CẦU:
Giúp HS:
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp cổ điển.
-Thấy được cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều : trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
-Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK + Sách GV + Tranh vẽ chị em Thuý Kiều.
III-LÊN LỚP.
1/Ổn định.
2/Bài cũ:
-Hãy nêu nét chính về tiểu sử của Nguyễn Du.
-Em hãy giới thiệu sơ nét về tác phẩm Truyện Kiều.
3/Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 27: Chị em Thúy Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 27
CHỊ EM THUÝ KIỀU
Trích Truyện Kiều
I-YÊU CẦU:
Giúp HS:
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp cổ điển.
-Thấy được cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều : trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
-Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK + Sách GV + Tranh vẽ chị em Thuý Kiều.
III-LÊN LỚP.
1/Ổn định.
2/Bài cũ:
-Hãy nêu nét chính về tiểu sử của Nguyễn Du.
-Em hãy giới thiệu sơ nét về tác phẩm Truyện Kiều.
3/Bài mới:
*Gọi HS đọc phần chú thích để tìm hiểu về đoạn trích.
*GV đọc văn bản và gọi HS đọc tiếp
H:Hãy chia đoạn cho đoạn trích trên và cho biết ý chính của mỗi đoạn. ( Giới thiệu chung, gợi tả Thuý Vân, tả vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều, cuộc sống( đức hạnh) của hai chị em )
H: Em hiểu mai cốt cách, tuyết tinh thần là gì? Từ đó ta biết gì về Thuý Kiều và Thuý Vân?( Thuý Kiều là chị, Thuý Vân là em, cả hai mỗi người một vẻ nhưng đều là người con gái đẹp.)
H:Trong hai chị em, tác giả giới thiệu, miêu tả ai trước ? Qua những chi tiết nào?( trang trọng, khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang, hoa cười ngọc thốt; mây thua nước tóc tuyết nhường màu da)
H:Em hiểu gì về các từ ngữ :Khuôn trăng đầy đặn, hoa cười ngọc thốt.
-Vậy Thuý Vân được miêu tả là người con gái như thế nào ? tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong việc miêu tả Thuý Vân.( người có nét đẹp trang trọng, đoan trang. NT: ước lệ, nhân hoá, liệt kê )
H:Tác giả đã miêu tả Thuý Kiều bằng những từ ngữ nào?( Làn thu thuỷ nét xuân sơn, hoa ghen, liễu hờn )
H:Em có nhận xét gì về sắc đẹp của Thuý Kiều ? Em hãy cho biết những gì khác nhau khi miêu tả Thuý Vân, Thuý Kiều?Tại sao có sự khác nhau này ? sự khác nhau này nhằm báo trước điều gì?( tả Thuý Vân ở khuôn mặt, tả Thuý Kiều ở đôi mắt. Thuý Vân có một nét đẹp trang trọng măn mà, Thuý Kiều có một nét đẹp sắc sảo -> dự báo trước số phận của cả hai người)
H:Ngoài nét đẹp sắc sảo hoa ghen liễu hờn ra, tài năng của Thuý Kiều được giới thiệu như thế nào ? (nàng có những tài năng nào?) ( đàn, làm thơ, vẽ tranh, chơi cờ, sáng tác )
H:Em có nhận xét gì về Thuý Kiều ?( một người con gái toàn vẹn cả sắc lẫn tài)
H:Ở cuối đoạn trích, tác giả giới thiệu cuộc sống của hai nàng như thế nào?(Eâm đềm trướng rủ màn che, tường đông ong bướm đi về mặt ai- vô tư yên vui, bình ổn )
I-GIỚI THIỆU
1/Vị trí đoạn trích:Nằm ở phần đầu tác phẩm
2/Đại ý: Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
II-ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/Giới thiệu chung.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
->Bút pháp ước lệ -> vẻ đẹp hoàn hảo
2/Bức chân dung của Thuý Vân.
khuôn trăng đầy đặn
nét ngài nở nang
hoa cười, ngọc thốt
Mây thua, tuyết nhường
ước lệ, liệt kê, nhân hoá -> vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, dự báo số phận suôn sẻ.
3/Bức chân dung của Thuý Kiều.
a/vẻ đẹp
-làn thu thuỷ nét xuân sơn
-Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
- nghiêng nước nghiêng thành
-> ước lệ, nhân hoá -> vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, dự báo số phận gặp nhiều sóng gió
b/tài năng.
thi hoạ ca ngâm
cung thương ngũ âm
Hồ cầm
Một thiên bạc mệnh
->liệt kê -> là người phụ nữ tài hoa
* Ghi nhớ : SGK/83
III- LUYỆN TẬP
Hs đọc phần luyện tập để so sánh truyện Kiều với kim vân Kiều truyện
4/Củng cố
Thuý vân và Thuý Kiều được miêu tả là hai người con gái như thế nào ? qua chi tiết nào?
5/ Dặn dò
Học thuộc bài + thơ
Chuẩn bị”cảnh ngày xuân”
File đính kèm:
- Van Hoc 2.doc