Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 26, Bài 6: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du

I-YÊU CẦU.

 Giúp HS nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

 Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Từ đóthấy được truyện Kiều là kiệt tác văn học của dân tộc.

II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

 SGK + Sách GV

 Anh của Nguyễn Du + tập truyện Kiều

III-LÊN LỚP

 1/Ổn định

 2/Bài cũ

 -Trong Hoàng Lê nhất thống chí tác giả giới thiệu cho chúng ta thấy Nguyễn Huệ là một người như thế nào ? Những chi tiết nào cho chúng ta thấy điều này?

 3/Bài mới

*GV gọi Hs đọc và chú ý những nét chính về tác giả và tác phẩm

I- TÁC GIẢ NGUYỄN DU.

 1/Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ; quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ; sinh trưởng trong một gia đình quý tộc(cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng)

 -Sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu XIX – thời kì khủng hoảng sâu sắc.

 -Ông phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc, rồi về ẩn dật tại quê nội.

 -Nguyễn Anh lên ngôi( 1802), ông bất đắc dĩ ra làm quan với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.

 -Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, ông lại được lệnh làm chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bệnh, mất tại Huế.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 26, Bài 6: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT:26 BÀI 6 “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU I-YÊU CẦU. Giúp HS nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Từ đóthấy được truyện Kiều là kiệt tác văn học của dân tộc. II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. SGK + Sách GV Aûnh của Nguyễn Du + tập truyện Kiều III-LÊN LỚP 1/Ổn định 2/Bài cũ -Trong Hoàng Lê nhất thống chí tác giả giới thiệu cho chúng ta thấy Nguyễn Huệ là một người như thế nào ? Những chi tiết nào cho chúng ta thấy điều này? 3/Bài mới *GV gọi Hs đọc và chú ý những nét chính về tác giả và tác phẩm I- TÁC GIẢ NGUYỄN DU. 1/Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ; quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ; sinh trưởng trong một gia đình quý tộc(cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng) -Sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu XIX – thời kì khủng hoảng sâu sắc. -Ông phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc, rồi về ẩn dật tại quê nội. -Nguyễn Aùnh lên ngôi( 1802), ông bất đắc dĩ ra làm quan với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. -Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, ông lại được lệnh làm chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bệnh, mất tại Huế. 2/Ông là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên có vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với nổi khổ của nhân dân. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. 3/Sự nghiệp văn học: Gồm những tác phẩm có giá trị bắng chữ Hán và chữ Nôm + Thơ chữ Hán có ba tập, gồm 243 bài. +Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh ( truyện Kiều). II-TRUYỆN KIỀU Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Truyện có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn. Chính điều này làm nên giá trị của kiệt tác truyện Kiều. 1/Tóm tắt tác phẩm Phần thứ nhất : Gặp gỡ và đính ước Phần thứ hai : Gia biến và lưu lạc Phần thứ ba : Đoàn tụ 2/Giá trị nội dung và nghệ thuật -Về nội dung: truyện có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, tự do, công lí, tình yêu và hạnh phúc -Nghệ thuật :Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. 4/Dặn dò: Xem lại bài và chuẩn bị” Chị em Thuý Kiều”

File đính kèm:

  • docVan hoc 1.doc