I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
* KT- Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn : Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoànn cảnh gian nan, thử thách; Lòng yêu nước trở thành sức mạnh , phẩm chất của người anh hùngtrong chiến tranh vệ quốc; Nét chính về nghệ thuật của văn bản.
* KN : Đọc diễn cảm một văn bản chính luận - trữ tình, : giọng rắn rỏi, dứt khoát, mềm mại, dịu dàng,tràn ngập xúc cảm; Nhận biết và hiểu vai trị của yếu tố miêu tả, biểu cảm; Đọc- hiểu văn bản có yếu tố miêu tả kết hợp biểu cảm; Trình bày được suy nghĩ của bản thân về đất nước mình.
* TĐ : Biết yêu quê hương đất nước, yêu người thân, làng xóm, bạn bè
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
- SGK, sách GV, giáo án , bảng phụ
2/ Học sinh :
- Sách GK, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ
- Nêu đại ý của văn bản “cây tre”.
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
2/Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
LƯU Ý: là tiết giảm tải(HDĐT ) Nên chỉ cần cho học sinh thực hiện theo gợi ý của GV, CÓ THỂ CHỈ GHI CHÉP CÁC PHẦN : Đại ý, ý nghĩa , nội dung, nghệ thuật của văn bản
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 117: Lòng yêu nước - I. Ê - ren - bua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiét 117 (HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM)
LÒNG YÊU NƯỚC
(I. Ê – ren – bua)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
* KT- Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn : Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoànn cảnh gian nan, thử thách; Lòng yêu nước trở thành sức mạnh , phẩm chất của người anh hùngtrong chiến tranh vệ quốc; Nét chính về nghệ thuật của văn bản.
* KN : Đọc diễn cảm một văn bản chính luận - trữ tình, : giọng rắn rỏi, dứt khoát, mềm mại, dịu dàng,tràn ngập xúc cảm; Nhận biết và hiểu vai trị của yếu tố miêu tả, biểu cảm; Đọc- hiểu văn bản có yếu tố miêu tả kết hợp biểu cảm; Trình bày được suy nghĩ của bản thân về đất nước mình.
* TĐ : Biết yêu quê hương đất nước, yêu người thân, làng xóm, bạn bè
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
- SGK, sách GV, giáo án , bảng phụ
2/ Học sinh :
- Sách GK, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ
- Nêu đại ý của văn bản “cây tre”.
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
2/Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
LƯU Ý: là tiết giảm tải(HDĐT ) Nên chỉ cần cho học sinh thực hiện theo gợi ý của GV, CÓ THỂ CHỈ GHI CHÉP CÁC PHẦN : Đại ý, ý nghĩa , nội dung, nghệ thuật của văn bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Những nét cơ bản của tác giả, tác phẩm
- Đọc chú thích * SGK
? Phương thức chính của văn bản ?
Hoạt động 3 : Đọc và hiểu văn bản
Mục tiêu : Đọc, nắm được đại ý bi; Nội dung ,nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Hướng dẫn học sinh đọc văn bản với giọng trữ tình vừa tha thiết, vừa sôi nổi để làm nổi bật những hình ảnh đẹp và cảm súc của người viết.
+ Tác giả văn bản “Lòng yêu nước” là ai ? em biết gì về ông.
+ Văn bản “Lòng yêu nước” được trích từ bài báo nào ? và được viết trong hoàn ảnh ra sao ?
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đại ý của văn bản.
+ Bài văn lý giải cho em biết được điều gì ?
+ lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu ?
+ Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách từ đâu ?
- Giáo viên yêu cầu 3 học sinh đọc lại phần địa ý .
- Hướng dẫn học sinh tìm bố cục văn bản .
+ văn bản được chia làm mấy đoạn. Các em hãy tìm và cho biết nội dung chính của mỗi đoạn.
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý thứ nhất của bài văn : Ngọn nguồn của lòng yêu nước.
+ Yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn 1.
+ Tìm câu mở đoạn và câu kết đoạn .
+ Từ câu mở đoạn, em hãy cho biết lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu ?
+ Em hãy nêu những hình ảnh cụ thể, thể hiện lòng yêu nước của người dân Xô Viết.
- Chiến tranh đã làm cho nguời dân Xô Viết nhận ra điều gì về quê hương mình ?
- Em hãy tìm những hình ảnh đẹp và riêng biệt đó ?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của nhà văn ở đoạn văn này ?
- Em cảm nhận được điều gì qua những hình ảnh độc đáo đó ?
- Từ đó nhà văn đã rút ra được chân lý gì ?
- Em có đồng ý về lập luận lòng yêu nước của tác giả không ? vì sao ?
Định hướng : đồng ý
Vì lòng yêu nước không chỉ thể hiện những việc làm lớn lao cụ thể như cầm súng chiến đấu với kẻ thù. Mà lòng yêu nước chỉ cần bắt đầu từ tình yêu mến gắn bó tha thiết với những vật tầm thường nhât xung quanh ta.
- Em hãy nêu những vẻ đẹp đáng nhớ của quê hương mình hay nơi em đang sinh sống.
- Giáo viên bình, chuyển ý.
* Hoạt động 5 : Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc :
- Lòng yêu nước được bắc nguồn từ tình yêu với những vật bình thường gần gũi. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ với sức mạnh lớn lao của nó trong hoàn cảnh nào?
- Làm thế nào ta thử thách được lòng yêu nước trong lúc này ?
- Câu nói nào thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt nhất của người dân Xô Viết.
- Giáo viên liên hệ đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp va đế quốc Mỹ trường kì đầy gian khổ và đầy oanh liệt của dân tộc ta để thấy được lòng yêu nước mạnh mẽ, lớn lao và sâu sắc cảu dân tộc Việt Nam.
? Trong tình hình đất nước hiện nay em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước.
- Em cảm nhận được những gì quí giá nào về lòng yêu nước từ Ê-ren-bua.
- Là một bài báo nhưng văn bản này có sức gợi xúc động cho người đọc vì cách diển đạt mang tính nghệ thuật. Em hãy chỉ ra điều đó.
- Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ?
* Hoạt động 6 : Tổng kết
- GV goi HS đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 7: luyện tập
- Cá nhân : Đọc theo sự hướng dẫn của thầy.
Cá nhân
Bài văn lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.
-> Cá nhân : Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc gần gũi: tình yêu gia đình, làng xóm, miền quê.
-> Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Cá nhân : Quan sát và tìm bố cục.
+ Đoạn 1 : “từ đầu .lòng yêu Tổ quốc” : ngọn nguồn của lòng yêu nước.
+ Đoạn 2 : “từ có thể nào quan niệm đến hết bài”: lòng yêu nước được thử thách và thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc.
- Cả lớp đọc thầm.
- cá nhân : Tìm hiểu .
+ Câu mở đoạn : “Lòng yêu nước ban đầu và lòng yêu những vật tầm thường nhất”.
+ Câu kết đoạn : “ Dòng suối lòng yêu Tổ quốc”.
- Cá nhân.
-> Lòng yêu nuớc bắt nguồn từ lòng yêu những vật tầm thường nhất.
-> Yêu cái cây trồng ở nước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
- Cá nhân.
-> Họ nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương, vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng.
- Cá nhân
-> Nhìn SGK tìm (từng vùng riêng biệt tác giả chọn hình ảnh nào ?)
- Cá nhân
-> Ở mỗi nơi tác giả chỉ chọn và miêu tả vài hình ảnh tiêu biểu nhưng rất độc đáo.
- Cá nhân
-> Tất cả những hình ảnh độc đáo đó đều thấm đượm tình cảm yêu mếm, tự hào của con người.
- Cá nhân
-> “Dòng suối yêu Tổ quốc”
- Thảo luận nhóm.
- Cá nhân : tự do phát biểu.
- Cả lớp : lắng nghe
-> Cá nhân : Trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
-> Cá nhân
Đem nó vào lửa đạn gay go.
- Cá nhân
-> “ Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nửa ?
- Cá nhân .
- Nổ lực học tập, lao động, rèn luyện đạo đức tác phong, yêu thương giúp đỡ bạn bè..
-> Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những gì bình thường nhất : yêu nhà, yêu xóm, yêu quê.
+ Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt nhất trong thử thách chiến tranh.
- Lòng yêu nước giản dị mà cao siêu vô cùng của nhà văn Ê-ren-bua.
- Lời văn giàu hình ảnh .
- Hình ảnh tiêu biểu độc đáo gợi cảm xúc suy tư chân thành của tác giả.
.
I.Tìm hiểu chung
1/ Tác giả, tác phẩm
(SGK/107)
2/ Tuỳ bút chính luận
II. Đọc – hiểu văn bản :
1/ Đọc
2/ Đại ý
3/ Bố cục
4/ Phân tích
a/ Ngọn nguồn của lòng yêu
nước.
- Bắt nguồn từ lòng yêu những vật tầm thường nhất:
+ Cây trồng ở trước nhà.
+ Phố nhỏ đổ ra sông.
+ Vị thơm chua mát của trái lê mùa thu.
+ Mùi cỏ thảo nguyên.
- Vẻ đẹp tiêu biểu của quê huơng.
->Hình ảnh tiêu biểu độc đáo.
=> Thấm đượm tình cảm yêu mến tự hào.
- Dòng suối yêu Tổ quốc.
-> Chân lý về lòng yêu nước.
b/ Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
- Đem vào lửa đạn gay go để thử thách.
- “ Mất nước Nga thì ta còn sống để làm gì nữa”.
=> Lòng yêu nước mãnh liệt.
Ý nghĩa :
Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất ở quê nhà ,xóm phố., quê hương.lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc.
III. Tổng kết :
Ghi nhớ SGK/109.
IV. Luyện tập
III: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Đọc kỉ văn bản, nhớ những chi tiết , hình ảnh tiêu biểu;
- Những biểu hiện của lòng yêu nước
- Liên hệ với lịch sử của nước ta qua 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- LÒNG YÊU NƯỚC.doc