Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 103 đến 106 - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được các thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu. Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng các thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú.

3.Thái độ: HS luôn có ý thức sử dụng đúng TP gọi - đáp, TP phụ chú.

II. Chuẩn bị

 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.

 2. Trò: Đọc, soạn bài.

III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học

 1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1 .

 9A3 .

 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

 * Tác giả viết CBHTVTKM này vào thời điểm nào của lịch sử ? bài viết đx nêu vấn đề gì ? ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề là gì ?

 * Tác giả cho rằng: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Điều đó có đúng không ? Vì sao ?

 3. Bài mới:

Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài

 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

 - Phương pháp: Thuyết trình.

Chúng ta đã tìm hiểu 2/4 thành phần biệt lập của câu đó là TP cảm thán, TP tình thái. Chúng ta tìm hiểu tiếp 2 TP biệt lập còn lại của câu trong tiết 104.

Hoạt động 2 (11 phút) I. Thành phần gọi - đáp

 - Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm và công dụng của TP gọi - đáp.

 - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.

 - Kĩ thuật: Tư duy động não.

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 103 đến 106 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng để gọi người khác hay đáp người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không ? - Các từ ngữ gọi, đáp không tham gia diễn đạt nghĩa của câu ( không nằm trong sự việc được diễn đạt) * Trong những từ ngữ in đậm đó từ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? - Từ này được dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp ( mở đầu cuộc giao tiếp) - từ Thưa ông có tác dụng duy trì sự giao tiếp. GV: Các từ in đậm trong các câu văn trên là thành phần gọi đáp. * Em hiểu như thế nào là thành phần gọi đáp? - Gọi hs đọc ghi nhớ. BT nhanh Lấy ví dụ TP gọi - đáp - Này, cậu đang làm gì đấy? - À ! mình đang học bài I. Thành phần gọi - đáp 1. Bài tập/sgk 31 a. Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? b. Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời: - Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. - Dùng để gọi: này à tạo lập quan hệ giao tiếp - Dùng để đáp: thưa ông à duy trì quan hệ giao tiếp. è TP gọi - đạp à TP biệt lập * Ghi nhớ /sgk 32 Hoạt động 3 (11 phút) II. Thành phần phụ chú. - Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm và công dụng của TP phụ chú. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. - Gọi Hs đọc bài tập. * Nếu bỏ các từ ngữ in đậm thì ý nghĩa của các câu có thay đổi không ? Vì sao? - Ý nghĩa của các câu vẫn nguyên vẹn ( các từ in đậm không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu đó) * Ở câu a từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? - Chú thích cho cụm từ đứa con gái đầu lòng của anh * Ở câu b cụm chủ vị in đậm chú thích cho điều gì? - Cụm chủ vị tôi nghĩ vậy là cụm C-V chỉ diễn ra trong trí riêng của tác giả. - Cụm từ in đậm trong câu (b) chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật "tôi" điều suy nghĩ riêng này có thể đúng và cũng có thể gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vật Lão Hạc. * Em hiểu thế nào là TP phụ chú. BT nhanh - Xác định TP phụ chú? Cô bé nhà bên ( có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương qua đi thôi) * TP phụ chú được ngăn cách với TP chính của câu bằng dấu nào? - Đặt giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy. - được đặt giữa hai dấu gạch ngang, - hai dấu phẩy, - hai dấu ngoặc đơn - hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, - Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. II. Thành phần phụ chú 1. Bài tập /sgk 31 a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy 1 tuổi b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm * Ghi nhớ /sgk 32 Hoạt động 4 ( 10 phút) Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não - Gọi hs đọc bài tập. * Cho biết yêu cầu của bài tập ? HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM - Đại diện nhóm trình bày bài tập. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập. - GV kết luận - cho điểm khuyến khích. Bài 5/ 33: Đoạn văn gợi ý. Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai! tương lai đó là những gì chưa có trong hôm nay, nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con người, nếu không nói rằng nhờ có niềm hi vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tiếp tục sống 1 cách có ích hơn. Tuy nhiên, người ta, nhất là không thể thụ động chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai bằng hai bàn tay trắng, nghĩa là phải chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết, đặc biệt là hành trang tình thần để có thể vững bước tới tương lai. Hành trang tinh thần đó là tri thức, kĩ năng, thí quen; được coi là điều kiện cần và đủ để TN có thể tự tin trước mạng thông tin toàn cầu, trước hội nhập thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Muốn có hành trang tinh thần như vậy thì hơn bao giờ hết, thanh niên phải là những người đi tiên phong và học tập có hiệu quả, nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp CN hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu để hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới 1 cách bình đẳng, phát triển đất nước 1 cách bền vững và cũng chỉ có như vậy, TN mới xứng đáng là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại. * TP phụ chú (gạch chân) - Giải thích cho "tương lai" - Giải thích cho "hành trang tinh thần" III. Luyện tập Bài 1/32 a. Từ dùng để gọi: này b. Từ dùng để đáp: vâng c. Quan hệ: trên (nhiều tuổi) - dưới (ít tuổi) d. Thân mật: Làng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ Bài 2/sgk 32 a. Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt Bài 3/33 a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người" b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này" c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ" d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó - Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi" - TP phụ chú " thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên" Bài 4/33 - Các tp phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau 4. Củng cố (3 phút) Nắm được đặc điểm và công dụng của thành phần goi- đáp, phụ chú. 5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút) - Học bài. Hoàn thiện bài tập /sgk 32-33 - Chuẩn bị bài: Viết bài TLV số 5 IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày soạn: 16/ 1 / 2014 Ngày giảng 9A1 9A3 Tiết 105 + 106 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (Văn nghị luận) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kĩ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày bài văn theo đặc trưng kiểu bài nghị luận. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức cố gắng vươn lên thông qua bài viết. Có ý thức vận dụng lý thuyết văn nghị luận vào bài làm. II. Chuẩn bị 1. Thầy: Đề bài, đáp án, biểu điểm chấm. 2. Trò: Ôn tập phương pháp làm bài văn nghị luận. III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1.. 9A3... 2. Kiểm tra bài cũ (0 phút) 3. Bài mới: A. MA TRẬN ĐỀ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Văn nghị luận Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Dàn bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1 10% 1 2 10% 1 7 70% 3 10 100% B. ĐỀ BÀI Câu 1 : Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Câu 2 : Dàn bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Câu 3 : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: Trình bày đúng, đủ nội dung khái niệm nghị luận về một SVHT đời sống ( 1 điểm) Nghị luận về một SV, HT trong đời sống xã hội là bàn về một SV, HT có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Câu 2: Dàn bài văn nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống/ SGK 24 (2 điểm) - MB: Giới thiệu vấn đè nghị luận. - TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. - KB: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. Câu 3: * Yêu cầu của đề. - Thể loại : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng của một số người. - Về nội dung: Bài làm cần tập trung làm nổi bật hiện tượng xấu là vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng. Nêu được những biểu hiện của hiện tượng đó, hậu quả, giải pháp khắc phục, đánh giá nhận xét của bản thân về hiện tượng đó. Học sinh đặt được nhan đề cho bài viết. - Về hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động... * Dàn bài. a. MB ( 1,5 điểm ). - Giới thiệu hiện tương: hiện nay ở những nơi công cộng hiện tượng vứt rác bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra. b. TB ( 4 điểm ) Phân tích hiện tượng - Biểu hiện của hiện tượng: vứt, đổ rác không đúng nơi qui định trên đường phố, những nơi công cộng vui chơi giải trí, ở trường học, công sở. - Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng. + Người dân thiếu ý thức giữ gìn nơi công cộng. + Các cơ quan quản lí chưa có biện pháp xử lí vi phạm. + Thiếu những thùng rác công cộng... - Hiện tượng vứt rác ra nơi công cộng có tác hại gì. + Làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị. + Làm tắc nghẽn nguồn nước, ô nhiễm môi trường... - Hiện tượng đáng phê phán ở những khía cạnh nào? Vì sao lại phê phán. + Phê phán ở ý thức của mỗi công dân. + Phê phán cách tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của công dân của một số cơ quan đoàn thể. - Bài học rút ra từ hiện tượng, thói quen vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng là gì? + Mỗi công dân tự nâng cao ý thức giữ gìn vệ sing nơi công cộng. + Cơ quan có chức năng có thêm bện pháp xử lí. + Giáo dục tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn vệc sinh nơi công cộng. - Kêu gọi hành động. + Mỗi chúng ta hãy giữ gìn vệ sinh nơi công cộng để cho môi trường sạch đẹp bằng những việc làm cụ thể. c. KB ( 1,5 điểm ) - Rút ra bài học cho bản thân, không nên tạo cho mình thói quen xấu. 4. Củng cố (3 phút) - Thu bài chấm. Nhận xét, đánh giá giờ viết bài. 5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút) - Ôn tập nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Chuẩn bị bài: Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày 17 tháng 1 năm 2014 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN ... Phạm Ngọc Ánh Ngày 17 tháng 1 năm 2014 ... Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh

File đính kèm:

  • docvan 9 tuan 23.doc
Giáo án liên quan