. Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị .
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận .
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu .
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam
-Đan xen thơ cổ, dùng từ Hán Việt cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc .
3. Ý nghĩa: Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc .
188 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2012-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, tái tê (Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng)
Hình ảnh Kiều tội nghiệp, bị hạ thấp, bị chà đạp .
3. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
1. Hãy nhận xét về tấm lòng nhân đạo của tác giả qua đoạn trích .
HS nhận xét .
* Giảng: ở đoạn trích, tác gia đã phơi bày và lên án thự trạng xã hội xấu xa, con người bị biến thành hàng hoá, đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên tất cả ...
- Thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người .
- Tố cáo thế lực của đồng tiền chà đạp lên con người .
- Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
III. TổNG KếT : Ghi nhớ (SGK )
D. CủNG Cố – DặN Dò:
- Hệ thống lại những điểm cần nhớ của bài học .
- HS học bài, luyện tập ở nhà .
- Đọc thêm văn bản Kiều báo ân báo oán .
- Chuẩn bị bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga .
-------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 10.10.2010
Ngày dạy: từ 13.10.2010
Tiết PPCT: 38 + 39
&
Ngày soạn: 12.10.2010
Ngày dạy: từ 14.10.2010
Tiết PPCT: 40
&
Tập làm văn:
MIêU Tả NộI TâM TRONG VăN BảN Tự Sự
---------------------------------------------------------------------------------------
TUầN 9
Ngày soạn: 16.10.2010
Ngày dạy: 18.10.2010
Tiết PPCT: 41
&
Văn bản : LụC VâN TIêN GặP NạN
( Trích Truyện Lục Vân Tiên )
A. MụC TIêU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường .
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích .
- Tích hợp với các văn bản trong truyện Lục Vân Tiên , với phần Tập làm văn ở văn bản tự sự với phần tiếng Việt ở phần từ ngữ địa phương ...
2. Kỹ năng:
- é?c - hi?u do?n trích truy?n tho trong van h?c Trung d?i .
- N?m du?c s? vi?c trong do?n trích .
- Phõn tích d? hi?u du?c s? d?i l?p thi?n – ỏc và ni?m tin c?a tỏc gi? vào nh?ng di?u t?t d?p trong cu?c d?i .
3. Thái độ: Giúp HS
- Biết phân biêùt cái thiện, cái ác; biết yêu quý những người lao động bình thường có tâm hồn đẹp .
B. CHUẩN Bị
1. Giáo viên:
- Đọc kĩ văn bản, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài .
2. Học sinh:
- Đọc kĩ văn bản, soạn bài .
3. Phương pháp: Đàm thoại, Nêu vấn đề, Bình giảng , Thảo luận nhóm
C . Tổ CHứC HOạT ĐộNG DạY Và HọC
1. Kiểm tra bài cũ :
- Hãy đọc thuộc đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga . Nêu cảm nhận về hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga .
2. Giới thiệu bài2:
Tóm tắt: Đang bơ vơ nơi đất khách quê người, tiền hết, mù loà thầy trò Lục Vân Tiên gặp Trịnh Hâm – Một trong những người bạn mới quen ở kinh – cũng đỗ tú tài và đang trên đường về, Vân Tiên có lời nhờ giúp đỡ . Trịnh nhận lời nhưng lại lừa đưa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi đưa Vân Tiên lên thuyền với lời hứa sẽ đưa chàng về tận Đông Thành. Nhưng đến đêm khuya thì Trịnh Hâm mới ra tay ...
3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
I. ĐọC – TìM HIểU CHUNG
1. – Hướng dẫn HS cách đọc: giọng kể chuyện phù hợp, giọng tái hiện lời nói của Vân Tiên, đặc biệt là lời nói của ông chài -- Yêu cầu HS đọc văn bản, xác định vị trí của đoạn trích .
2. Hướng dẫn HS tìm bố cục của đoạn trích .
HS tìm hiểu .
1. Vị trí: Nằm ở phần thứ 2 của truyện
2. Bố cục 2: 2 phần
- 8 câu đầu: Trịnh Hâm hại Vân Tiên
- Còn lại: Vân Tiên được cứu giúp:
+ Giao long dìu vào vào bãi .
+ Vợ chồng ông chài cứu .
+ Cuộc trò chuyện giữa Vân Tiên và lão Ngư .
II. ĐọC – TìM HIểU CHI TIếT
1 . Trịnh Hâm - tâm địa và hành động độc ác:
1. Yêu cầu HS đọc lại 8 câu đầu – HS đọc .
2. Trịnh Hâm quyết tình hãm hại Vân Tiên là vì sao?
HS suy luận, phân tích .
* Giảng: Trịnh Hâm thấy Vân Tiên giỏi giang hơn hắn, chỉ vì trong cuộc thi thơ phú hắn kém tài:
Kiệm, Hâm là đưa so đo
Thấy Tiên dường thấy âu lo trong lòng
Khoa này Tiên ắt công đầu
Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi
Cho đến lúc này Vân Tiên bị mù rồi mà hắn vẫn tìm cách hãm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt hắn, đã trở thành bản chất của hắn .
3.Hành động của Trịnh Hâm là hành động như thế nào?
HS nhận xét .
* Giảng:
- Độc ác, bất nhân vì hắn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ .
- Bất nghĩa vì Vân Tiên vốn là bạn của hắn, từng trà rượu và làm thơ với nhau, hơn nữa Vân Tiên đã có lời nhờ cậy hắn ...
4. Chỉ qua 8 dòng thơ thôi, nhưng tác giả đã cho ta thấy con người của Trịnh Hâm như thế nào? (HS trả lời)
5. Nhận xét của em về lời thơ và cách sắp xếp tình tiết của tác giả?
HS nhận xét .
- Quyết hại Vân Tiên vì : tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình .
- Hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa .
Có toan tính, có âm mưu, kế hoạch sắp đặt khá kỹ lưỡng, chặt chẽ .
Trịnh Hâm là một kẻ độc ác, tâm địa gian ngoan xảo quyệt, bản chất bất nhân, bất nghĩa .
- Sắp xếp tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữ được vẻ mộc mạc, giản dị vốn có của tác phẩm .
2. Vợ chồng ông chài – đại diện cho cái thiện với nhân đức và nhân cách cao cả .
1. Nhận xét về ngôn từ của phần còn lại?
HS nhận xét .
2. Đối lập với cái ác, tấm lòng của gia đình Ngư ông như thế nào?
3. Qua những lời tâm sự về cuộc sống của Ngư ông, em có nhận xét gì về cuộc sống của những người lao động?
HS phân tích, nhận xét .
* Giảng: Lời nói của Ngư ông về cuộc sống của chính mình cũng là những tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu, những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, về một lối sống đáng mơ ước đối với con người
4. Qua lời nói của Ngư ông, ta thấy Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm điều gì?
HS nhận xét .
* Giảng: Vẫn còn có những cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khao khát, tồn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nhân nghĩa ... Nha nhà thơ Xuân Diệu đã nói: Cái ưu ái với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu .
- Lời thơ mộc mạc, không đẽo gọt, chau chuốt, chỉ kể lại sự việc một cách tự nhiên như nó đã xảy ra, đã gợi tả được mối chân tình của gia đình ngư ông đối với người bị nạn .
- Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp, không tính toán ...
- Cái thiện còn được biểu hiện qua cuộc sống tốt đẹp của ông Ngư: sống trong sạch ngoài vòng danh lợi, , một cuộc sống tự do, phóng khoáng giữa đất trời cao rộng , hoà nhập, bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sông nước, gió trăng – Vì thế cũng đầy ắp niềm vui, bởi con người lao động tự do, tự làm chủ mình, có thể ứng phó với mọi tình thế ...
- Tác giả muốn gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường .
III. TổNG KếT:
* Hướng dẫn HS tổng kết theo ghi nhớ SGK
- Một HS đọc ghi nhớ .
1.Nội dung : Tác giả làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc sống đời thường .
2. Hình thức:
- Giàu cảm xúc, khoáng đạt .
- Ngôn ngữ bình dị, dân dã .
VI. LUYệN TậP:
* Hướng dẫn HS thảo luận nhóm phần luyện tập SGK tr. 121 .
HS làm việc theo nhóm – Trình bày trươc lớp .
D. CủNG Cố – DặN Dò :
- HS về nhà học thuộc đoạn thơ, học bài .
- Phân tích nhân vật Trịnh Hâm và ông chài thông qua ngôn ngữ, hành động .
- Đọc kĩ đoạn thơ để cảm nhận được niềm tin của Nguyễn Đình Chiểu vào lí tưởng đậo đức cái thiện chiến thắng cái ác, ở hiền sẽ gặp lành .
- Chuẩn bị cho bài Chương trình địa phương phần Văn .
- I. MụC TIêU
1. Kiến thức:
- Các kiến thức cơ bản về truyện trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9 – HKI .
2. Kĩ năng:
- HS biết vận dụng các kiến thức về đọc – hiểu văn bản truyện trung đại để trả lời các câu hỏi một cách chính xác, khoa học .
- Đáp ứng các yêu cầu khác về hình thức như: diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả
3. Thái độ: nghiêm túc trong kiểm tra .
II. Đề BàI :
Câu 1 : ( 1, 0 điểm )
Nêu nội dung, ý nghĩa của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu .
Câu 2 : ( 3, 0 điểm )
Em có nhận xét gì về bút pháp, cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Thuý Kiều, cách miêu tả ấy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào?
Câu 3 : ( 6, 0 điểm )
Phân tích ý nghĩa của những yếu tố truyền kì trong Chuyện người con gái Nam Xương .
III. ĐáP áN – THANG ĐIểM (Theo hướng dẫn chấm của PGD )
Câu 1 : ( 1, 0 điểm )
HS nêu được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của Nguyễn Đình Chiểu và khắc hoạ được những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhan vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
Câu 2 : ( 3, 0 điểm )
HS nêu được các ý cơ bản sau:
- Nguyễn Du đã sử dung bút pháp ước lệ – truyền thống của văn học cổ điển để miêu tả ngoại hình hai chị em Thuý Kiều .
- Cách sử dụng từ ngữ miêu tả hai nhân vật khác nhau: Với Thuý Vân: thua , nhường; Thuý Kiều: ghen , hờn .
-Cách miêu tả ấy đã dự báo tương lai của Thuý Vân êm đềm, phẳng lặng; còn Thuý Kiều đầy sóng gió, bất trắc .
Câu 3 : ( 6, 0 điểm )
HS phân tích được các ý cơ bản sau:
- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của con người Vũ Nương: dù ở thế giới thuỷ cung nhưng vẫn nặng lòng thương nhớ quê hương bản quán, thương nhớ chồng con, vẫn khao khát được trả lại danh dự
- Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời, về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp .
- Riêng chi tiết kì ảo cuối cùng còn mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc: tất cả mọi sự tốt đẹp trên chỉ là ảo ảnh . Người chết đã chết, hạnh phúc gia đình tan vỡ không có cách gì hàn gắn được . Vì thế, sắc thái bi đát vẫn còn hàm ẩn trong lung linh, huyền ảo của truyền kì . Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời một người con gái thuỷ chung, đức hạnh.
--------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- GIAO_AN_NGU_VAN_9(_HKI).doc