Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện

I-YÊU CẦU

 Giúp HS:

 -Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước

 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm.

II-LÊN LỚP

 1/Ổn định

 2/Bài cũ:

 -GV kiểm tra việc làm bài ở nhà của HS

 3/Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: TIẾT: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN I-YÊU CẦU Giúp HS: -Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm. II-LÊN LỚP 1/Ổn định 2/Bài cũ: -GV kiểm tra việc làm bài ở nhà của HS 3/Bài mới *GV gọi HS đọc các đề văn SGK H:Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào? (Phân tích : yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Suy nghĩ : yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó, ví dụ như quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội, Tuy nhiên đây không phải là hai kiểu bài nghị luận) H:Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện? H:Đề bài yêu cầu chúng ta điều gì? H:Để có thể có suy nghĩ sâu sắc về nhân vật ông Hai ta cần biết những điều gì về nhân vật này? H:Từ những ý đã tìm hiểu được về nhân vật, em hãy lập dàn ý cho đề văn này H:Các chi tiết đã tìm và sắp xếp trong phần dàn bài, em sẽ phát triển thành các đoạn văn hoàn chỉnh, thử thực hiện điều này cho lần lược các ý ở phần dàn bài. I-ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN( HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 1/ Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. 2/ Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. 3/Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh Mua Kiều của Nguyễn Du. 4/Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. II-CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN( HOẶC ĐOẠN TRÍCH) *Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. 1/Tìm hiểu đề và tìm ý a/Tìm hiểu đề Yêu cầu của đề: -Nêu những suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. b/Tìm ý Cái gì là nét nổi bât nhất ở nhân vật ông Hai? Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào? Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ? Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước ấy(về tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói, )? 2/Lập dàn ý a/Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm, một trong những nhân vật thành công bật nhất của văn học thời kì kháng chiến chôíng Pháp. b/Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêi nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. -Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện: + Chi tiết đi tản cư nhớ làng. + Theo dõi tin tức kháng chiến +Tâm trạng khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo Tây. + Niềm vui khi tin đồn được cải chính -Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật. +Các chi tiết miêu tả nhân vật. +Các hình thức trần thuật ( đối thoại, độc thoại) c/Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. 3/Viết bài: SGK/66 – 67 4/Đọc lại bài viết và sửa chữa * Ghi nhớ :SGK/68 4/Củng cố 5/Dặn dò: xem lại bài. Hoàn thành bài văn đối với đề bài đã tìm hiểu -Chuẩn bị: Luyện tập

File đính kèm:

  • docTLV.doc