Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)

I-YÊU CẦU:

Giúp HS nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

HS biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.

 II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 SGK + Sách GV + Bảng phụ

 III-LÊN LỚP

 1/On định:

 2/Bài cũ:

 -Thế nào là phương châm về lượng, thế nào là phương châm về chất ?

 -Trong giao tiếp ta cần thực hiện phương châm nào ? Vì sao ?

 3/Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Các phương châm hội thoại (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP THEO ) I-YÊU CẦU: Giúp HS nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. HS biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK + Sách GV + Bảng phụ III-LÊN LỚP 1/Oån định: 2/Bài cũ: -Thế nào là phương châm về lượng, thế nào là phương châm về chất ? -Trong giao tiếp ta cần thực hiện phương châm nào ? Vì sao ? 3/Bài mới: *Gv gọi HS đọc phần tìm hiểu ở SGK H:”Ông nói gà, bà nói vịt” thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hoại thoại như thế nào? ( Mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau.) H:Em tử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy ?( con ngườikhông giao tiếp với nhau được và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn) H:Em thử cho ví dụ cụ thể về tình huống giao tiếp này?( Ví dụ như “Mất rồi”) H:Qua đó em rút ra bài học gì khi giao tiếp?( tránh nói lạc đề ) *Gọi HS đọc phần ghi nhớ *gọi HS đọc tìm hiểu phần II H:Thành ngữ”Dây cà ra dây muống”và”lúng búng như ngậm hột thị” dùng để chỉ những cách nói như thế nào? ( 1-Cách nói dài dòng, rườm rà. 2-Cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch) H:Theo em những cách nói đó ảnh hưởng gì đến giao tiếp?( người nghe khó tiếp nhận đúng nội dung truyền đạt ->giao tiếp không đạt được kết quả mong muốn.) H:Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp ?(ngắn gọn, rành mạch) H:Có câu:” Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy”, em có thể hiểu câu này theo mấy cách?(Tuỳ theo xác định cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho từ ngữ nào thì ta có cách hiểu tương ứng). H:Như vậy trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì?( không nên nói những câu làm cho người nghe khó hiểu) Ghi nhớ: SGK/22 *Gv gọi HS đọc truyện”Người ăn xin” và trả lời các câu hỏi. H:Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình như nhận được từ người kia một cái gì đó?( cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với lão ăn xin) H:Em có thể rút ra bài học gì từ truyện này?( Không nên vì thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự) ->Ghi nhớ : SGK/23 I-PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ -Ông nói gà, bà nói vịt. ->Mỗi người nói một đằng không khớp nhau, không hiểu nhau. =>Không giao tiếp được với nhau. *Ghi nhớ: SGK/21 II-PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC -Dây cà ra dây muống. ->Dài dòng, rườm rà. -Lúng búng như ngậm hột thị. ->Nói ấp úng,không thành lời,không rành mạch. =>Người nghe khó tiếp nhận-> giao tiếp không đạt kết quả mong muốn. *Ghi nhớ: SGK/22 III-PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ VD: Truyện”người ăn xin” ->Cả hai đều cảm thấy nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình *Ghi nhớ :SGK/23 IV-LUYỆN TẬP 1/Những câu ca dao khuyên ta cần phải chú ý đến lời nói khi giao tiếp. -Các câu ca dao có ý nghĩa tương tự: a/ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. b/ Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. Chẳng được miếng thịt miếng xôi Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng. 2/Phép tu từ đã học thì nói giảm nói tránh có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự. VD: Bác nhà mất lúc nào? 3/Điền từ thích hợp vào chỗ trống a/ nói mát d/ nói leo b/ nói hớt e/ nói ra đầu ra đũa c/ nói móc a,b,c,d : chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự e :phương châm cách thứ 4-Củng cố: -Thế nào là phương châm quan hệ,phương châm cach thức, phương châm lịch sự ? 5-Dặn dò: -Học thuộc bài -chuẩn bị:”các phương châm hội thoại ( tt)”

File đính kèm:

  • doctieng viet.doc