Giáo án Ngữ văn lớp 9 cả năm

Bài 1

 Tiết 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.

 - HS: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.

III. Tiến trình bài giảng:

 

doc324 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam, thể hiện sức sống và đặc điểm tâm hồn dân tộc . - Nghệ thuật : Quy mô các tác phẩm không lớn, chú trọng sự tinh tế, dung dị, có vẻ đẹp hài hòa . II . Luyện tập : HS phân biệt đặc điểm văn học dân gian và văn học viết . 5 . Sơ lược về một số thể loại văn học : - Thể loại văn học dân gian: Cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè, ... - Thể loại văn học trung đại : + Thơ trữ tình: Đường luật, lục bát, song thất lục bát . + Tự sự: Truyện ngắn, truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm, ký sự, tùy bút . + Nghị luận trung đại : Chiếu, biểu, hịch, cáo, luận . - Một số thể loại văn học hiện đại : - Các thể loại văn học hiện đại : * Đặc điểm: Kế thừa và biến đổi, phong phú và đa dạng. - Các thể loại mới du nhập từ phương Tây: Kịch nói, phóng sự, phê bình văn học. - Các thể loại kế thừa đổi mới: Thơ mới, thơ tám tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi, thơ bậc thang, thơ chính luận, anh hùng, trường ca. - Truyện ngắn, truyện vừa, truyện ký, truyện dài, tiểu thuyết nhiều tập, bút ký, tùy bút, ký sự, tản văn, truyện thơ . - Nghị luận xã hội, nghị luận văn học . * HĐ 3 : - Củng cố : HS đọc tổng kết, ghi nhớ . - Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị tiết 169, 170 – Kiểm tra tổng hợp cuối năm (đề khảo sát phòng giáo dục – theo lịch khảo sát) . --------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: ......... Tiết 169, 170: trả bài Kiểm tra văn, Ngày giảng : ......... tiếng việt --------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: ......... Tiết 171,172 : Kiểm tra học kỳ II, Ngày giảng : ......... (Đề của phòng Giáo dục) Ngày soạn: ......... . Tiết 173 : Thư, điện Ngày giảng : ......... . (tiết 1) A . Mục tiêu cần đạt : - Giúp HS trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi . - Tích hợp với vốn sống thực tế . - Rèn kỹ năng viết một bức thư điện đạt yêu cầu . B . Chuẩn bị : - GV : Các mẫu thư điện trong thực tế . - HS : Soạn bài . C . Tiến trình giảng dạy : * HĐ 1: Khởi động . 1 . ổn định tổ chức : ........................................................ 2 . Kiểm tra : Nêu ghi nhớ tổng kết văn học ? 3 . Bài mới : Để nắm được cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi, chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay. * HĐ 2: Hình thành kiến thức mới . Trường hợp nào cần gửi thư, điện ? Có mấy loại thư, điện chính ? Mục đích các loại thư, điện ? Nội dung thư, điện chúc mừng và thăm hỏi giống nhau và khác nhau ? Độ dài của thư, điện như thế nào ? Nêu cách viết ? HS đọc ghi nhớ . HS làm bài tập 1 . I . Bài học : 1 . Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi : a . Trường hợp cần gửi thư, điện : - Khi có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau . - Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận . b. Có 2 loại : - Thăm hỏi chia vui . - Thăm hỏi chia buồn . c . Khác nhau về mục đích : - Thăm hỏi chia vui: Biểu dương, khích lệ thành tích, sự thành đạt . - Thăm hỏi chia buồn: Động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc khó khăn trong cuộc sống . đ thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận . 2 . Cách viết thư (điện) : a . Giống nhau : Đều trao đổi, bày tỏ tình cảm đến người nhận Khác nhau : VD a, b : Chia vui . VD c : Chia buồn . b . Độ dài : Ngắn gọn . - Lời văn : Ngắn gọn, súc tích, tình cảm chân thành . c . Cách viết : - Ghi rõ họ tên người nhận (theo mẫu) . - Họ tên, địa chỉ người nhận . - Nội dung . - Ghi rõ họ tên người gửi . đ nội dung thư (điện) cần phải nêu được lý do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận thư (điện) sẽ có những điều tốt lành . - Thư (điện) cần viết ngắn gọn, súc tích với những tình cảm chân thành. II . Luyện tập : Bài tập 1 : Nội dung : Nhân dịp bạn được nhận giải thưởng văn chương, tôi xin gửi tới bạn lời chúc mừng nồng nhiệt, đồng thời cũng xin bày tỏ sự thán phục đức tính kiên trì của bạn đối với niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và ngày càng viết hay hơn ! * HĐ 3 : - Củng cố : Cách viết thư điện . - Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị tiết 172 – Thư, điện (tiết 2) . Ngày soạn: ......... . Tiết 174 : Thư, điện Ngày giảng : ......... . (tiết 2) A . Mục tiêu cần đạt : (như tiết 1) . B . Chuẩn bị : (như tiết 1) . C . Tiến trình giảng dạy : * HĐ 1 : Khởi động . 1 . ổn định tổ chức : ......................................................... 2 . Kiểm tra : Nêu những trường hợp cần viết thư, điện ? 3 . Bài mới : Củng cố tiết 1, dẫn dắt vào tiết 2 . * HĐ 2 : Hình thành kiến thức mới . Tìm các tình huống ? tình huống nào cần viết thư, điện thăm hỏi ? HS chuyển bức thư sang bức điện thăm hỏi ? GV hướng dẫn HS cách làm II . Luyện tập : (tiếp) . 1. Bài tập 1 : - Các tình huống viết thư, điện chúc mừng: a, b, d, e - Tình huống viết thư, điện thăm hỏi : c . 2. Bài tập 3 : Chuyển thư thành điện chúc mừng . Kính thưa thầy ! Thay mặt tất cả học trò cũ đã được thầy dạy dỗ, chúng em xin chân thành chúc mừng thầy nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 . Chúng em không bao giờ quên hình ảnh kính yêu và tấm lòng nhân hậu của thầy. Những thành đạt của chúng em trong cuộc sống ngày hôm nay đều bắt nguồn từ công lao dạy dỗ của thầy Chúng em xin kính chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống và đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp trồng người . Trân trọng kính chào thầy ! Học trò của thầy. đ có thể chuyển: Thay mặt cho tất cả học trò cũ, chúng em xin gửi tới thầy lời chúc mừng nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 . Chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp trồng người . 3. Bài tập 2 : Chuyển bức điện thăm hỏi sau thành thư thăm hỏi . Kính gửi : Ông chủ tịch tỉnh X . Chúng tôi xin gửi tới ông cùng đồng bào tỉnh nhà lời thăm hỏi và tấm lòng cảm thông sâu sắc nhất khi nhận được tin bão lụt đã làm cho mùa màng thất bát, sinh hoạt của đồng bào gặp khó khăn Chúng tôi xin gửi trợ giúp tỉnh nhà 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) . Mong tỉnh nhà vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục lại cuộc sống bình thường . đ chuyển: Kính gửi: Ông chủ tịch tỉnh X . Chúng tôi xin gửi ... Để góp phần khắc phục hậu quả lụt lội và chia sẻ khó khăn với nhân dân tỉnh nhà . Chúng tôi xin gửi trợ giúp 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) cùng một số vở tập và đồ dùng học tập cho các em HS . Chúng tôi hy vọng rằng, với sự nỗ lực của mình cùng với sự giúp đỡ, động viên của cả nước, nhất định tỉnh nhà sẽ nhanh chóng khắc phục thiên tai, đưa cuộc sống đồng bào trở lại bình thường . Trân trọng kính chào ! Thay mặt GV và HS trường THCS . (họ tên, chữ ký) * HĐ 3 : - Củng cố: Nắm được cách viết bài thư, điện . - Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị tiết 173 – Trả bài kiểm tra Văn, tiếng Việt, bài kiểm tra tổng hợp (tiết 1) . --------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: ......... Ngày giảng : ......... Tiết 175 : Trả bài kiểm tra Văn, tiếng Việt, bài kiểm tra tổng hợp (tiết 1) A . Mục tiêu cần đạt : - Giúp HS nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá trình học tập, đòi hỏi HS tích hợp toàn diện các phân môn tiếng Việt, tập làm văn, văn học . - Nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, nhận ra lỗi sai, cách sửa chữa . - Tích hợp với các cách chữa lỗi . - Rèn kỹ năng tự nhận xét đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết . B . Chuẩn bị : - GV : Bài kiểm tra của HS . - HS : Ôn lại các cách chữa lỗi . C . Tiến trình giảng dạy : * HĐ 1 : Khởi động . 1 . ổn định tổ chức : ........................................................... 2 . Kiểm tra : Cách viết thư, điện ? 3 . Bài mới : * HĐ 2 : Hình thành kiến thức mới . A . Bài kiểm tra Văn : I . Phần trắc nghiệm : - 4 điểm – 8 câu, mỗi phương án trả lời đúng sẽ được 0,5 điểm . - Một số câu HS hay nhầm lẫn : Cốt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” . Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sỹ, cô kỹ sư và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn . đ HS thường nhầm sang phương án sai: Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn . II . Phần tự luận : 6 điểm . 1 . Đề bài : Phân tích cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ để thấy được sự suy ngẫm và triết lý của Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm qua chuyện “Bến quê” . 2 . Phân tích đề : - Nội dung: Qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật đ hiểu được suy ngẫm, triết lý của tác giả . - Hình thức: Phân tích nhân vật . 3 . Lập dàn ý : a . Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu nhân vật và nội dung khái quát của tác phẩm . b . Thân bài: Phân tích cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật . - Hoàn cảnh nhân vật: Là người có điều kiện đi nhiều nơi đ cuối đời mắc bệnh hiểm nghèo, không thể tự di chuyển . - Nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên đ mang ý nghĩa khái quát biểu tượng, vẻ đẹp bình dị của quê hương, cuộc sống . - Hiểu được hoàn cảnh của mình qua những hình ảnh khái quát biểu tượngđ sự sống còn ngắn ngủi. - Cảm nhận được vẻ đẹp của vợ và những người xung quanh . - Khao khát được sang bên kia sông đ đứa con không hiểu ước vọng của bố, sa vào bàn cờ thế đ lỡ chuyến đò đ ý nghĩa khái quát biểu tượng: Cuộc đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình đ cần biết thoát ra để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. c. Kết bài: Khái quát nội dung, nghệ thuật. 4. Chữa lỗi sai: - Lỗi chính tả: Chùng trình đ chùng chình. - Lỗi dùng từ: - Lỗi diễn đạt: * HĐ 3 : - Củng cố: Cách sửa các lỗi sai . - Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị tiết 174 – Trả bài kiểm tra Văn, tiếng Việt, bài kiểm tra tổng hợp (tiết 2). --------------------------------------------------------------------------------------------- Đánh máy bình thường cả in là: 3.000đ/trang Không in bình thường: 2.500đ/trang Từ tiết 1 đến tiết 10 và tiếp từ tiết 36 đến tiết 55 đánh mới (tr.1 đến tr.54) Từ tiết 36 đến tiết 69 đánh phần đầu còn phần sau chỉ chỉnh sửa (có cũ): Lấy 500đ/trang

File đính kèm:

  • docgiao an lop 9 ca nam chuan.doc