Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Ánh trăng

I-YÊU CẦU

 Giúp HS:

- hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.

- Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 -SGK + Sách GV

 -Có thể một số tranh ảnh về làng quê Việt Nam

III-LÊN LỚP

 1/Ổn định

 2/Bài cũ

 -Hãy tóm tắt đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

 -Đọc lại hai khổ thơ đầu của bài thơ Khúc hát ru

 -Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

 3/Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Ánh trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: ÁNH TRĂNG I-YÊU CẦU Giúp HS: hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình. Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ. II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: -SGK + Sách GV -Có thể một số tranh ảnh về làng quê Việt Nam III-LÊN LỚP 1/Ổn định 2/Bài cũ -Hãy tóm tắt đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm -Đọc lại hai khổ thơ đầu của bài thơ Khúc hát ru -Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 3/Bài mới *Gọi HS đọc phần chú thích của bài thơ. H:Qua phần chú thích em thấy tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Duy có những nét nào cần chú ý? *GV đọc một đoạn văn bản và gọi HS đọc tiếp. H:Bài thơ có thể được chia làm mấy đoạn để phân tích? Ý nghĩa của mỗi đoạn ( 3 đoạn: (1)khổ thơ đầu ->Vầng trăng kỉ niệm; (2) Hai khổ thơ tiếp ->Vầng trăng hiện tại; (3)Hai khổ thơ cuối ->Suy ngẫm của tác giả.) H:Mở đầu bài thơ là dòng hồi tưởng, tác giả nhớ về lúc nào? Với những hình ảnh gì? H:Quan hệ giữa người và trăng là quan hệ gì? H:Mối quan hệ này còn được diễn tả như thế nào? Tác giả có suy nghĩ gì về tình bạn này? *Hoà bình lặp lại, cuộc sống gian khổ không còn. Vậy hoàn cảnh sống của người lính hiện tại như thế nào? Aûnh hưởng gì đến tình cảm? H:Tác giả thể hiện sự thay đổi bằng nghệ thuật gì? Nói lên được điều gì? H:Sự xuất hiện của vầng trăng trong hoàn cảnh này gợi lại điều gì? H:Thái độ của con người trước quá khứ ân tình là gì? H:Tình cảm và thái độ của trăng biểu hiện qua hành động nào? Đó là gì? H:Tại sao thái độ im phăng phắc của trăng làm tác giả giật mình? Nó nói lên được điều gì? H:Bài thơ có phải là câu chuyện riêng của Nguyễn Duy Hay còn có ý nghĩa gì khác? ( ..HS thảo luận..) ->GV chốt ý =>Ghi nhớ I-TÁC GIẢ -TÁC PHẨM Sách giáo khoa trang 156 II-ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/Aùnh trăng kỉ niệm -hồi nhỏ: đồng, sông, biển -hồi chiến tranh: ở rừng -Trăng :là tri kỉ, là tình nghĩa ->Hình ảnh gợi cảm – trăng là hình tượng của quá khứ đẹp. 2/Aùnh trăng hiện tại -Về thành phố: +quen ánh điện, cửa gương +vầng trăng – người dưng qua đường ->So sánh – Hoàn cảnh sống làm thay đổi tình cảm con người. -đèn điện tắt: +tối om +vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn ->Đầy kịch tính – người và trăng gặp lại 3/Suy ngẫm của nhà thơ a/người -Mặt nhìn mặt: -có cái gì rưng rưng như là đồng là bể là sông là rừng -giật mình b/Trăng: -Tròn vành vạnh -kể chi im phăng phắc ->Lời nhắc nhở thắm thiết về thái độ và tình cảm con người, sống phải thuỷ chung, tình nghĩa đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc *Ghi nhớ: SGK/157 4/Củng cố: -HS đọc lại bài thơ -Nêu suy nghĩ của em về lời nhắn nhũ của tác giả đến với chúng ta về lòng chung thuỷ 5/Dặn dò -Học thuộc bài -Chuẩn bị:Làng.

File đính kèm:

  • docVAN 2.doc