Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 28 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Kiều

1- MỤC TIÊU :

1.1.Kiến thức:

- HS biết: Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.

- HS hiểu: Cách lập luận chặt chẽ, sinh động của nhà văn.

 + Lối viết nhẹ nhng cĩ sức thuyết phục khi bn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.

1.2.Kĩ năng:

- HS thực hiện được:Đọc-hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.

- HS thực hiện thnh thạo: Tìm hiểu- phn tích cc luận điểm,luận cứ,cách trình by vấn đề trong một bài văn cụ thể.

3.Thái độ:

- Thĩi quen: Bảo vệ môi trường.

- Tính cch: Thái độ yêu thiên nhiên và quý trọng sức khoẻ.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của tc giả- nghệ thuật lập luận

3. CHUẨN BỊ:

3.1.GV: Tranh

3.2.HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của SGK.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức v kiểm diện

4.2. Kiểm tra miệng:Kết hợp trong bi mới

4.3. Tiến trình bi học:

Gv gợi dẫn sau đó chuyển sang phần cịn lại

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 28 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình nguyện giúp Nam truy bài? Lan giơ tay đứng lên nói: - Thưa cô, em xin được giúp bạn Nam ạ! ? Lan được cô giáo chọn nối tiếp hay tự chọn lượt lời cho mình? ¨ Tự chọn lượt lời cho mình ? Nếu trường hợp cả lớp im lặng thì sao? ¨ Im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu hiện thái độ. Nhưng trong trường hợp trên im lặng là không đúng. ?Trong đoạn văn ở phần luyện tập (102) có hiện tượng thực hiện lượt lời khi người đang nói chưa nói xong. Em hãy chỉ rõ? ¨ cai lệ cướp lời chị Dậu ? Hiện tượng cướp lời thể hiện thái độ gì khi giao tiếp? ¨ Mất lịch sự, cần phải tránh. Tóm lại, để hiểu thế nào là lượt lời và cách dùng lượt lời, em hãy đọc phần ghi nhớ (SGK/T.102) à GV đọc lại và chuuyển sang luyện tập Hoạt động 2:Hướng dẫn HS luyện tập.TG:15p -Mục tiêu: Xác định được các lượt lời trong hội thoại. - Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp. - Rèn kỹ năng hội thoại. - Lịch sự trong giao tiếp. Tổ 1: bài tập 1 à đại diện tổ sửa bài à nhận xét, xửa chữ cai lệ và chị dậu: nói nhiều lượt nhất người nhà lí trưởng: nói ít hơn anh Dậu: chỉ nói với vợ sau cuộc xung đột giữa chị Dậu với cai lệ và người nhà lý trưởng đã kết thúc. Tổ 2: bài tập 2 HS chuẩn bị ở nhà và nêu câu hỏi để sửa bài à GV nhắc lại đoạn trích GV diễn giảng thêm ý 2 GV: Một lượt lời tương ứng một câu là chưa đúng. Trong hội thoại, im lặng cũng là một lượt lời. Mặt khác một lượt lời là một lần nói, lần nói có thể là một câu hoặc nhiều câu. Khi hội thoại, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh, cắt lời hoặc chêm (nói leo) vào lượt lời người khác. Tổ 3: bài tập 3 Tổ 4: bài tập 4 I- Lượt lời trong hội thoại: Bà cô: 6 lần Hồng: 3 lần ¨ - Vì Hồng ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới không được phép xúc phạm người cô. -Vì Hồng bất bình đối với những lời người cô nói Mỗi lần người nói đưa ra lời nói của mình gọi là một lượt lời. Tuy nhiên trong hội thoại, im lặng cũng là một lượt lời ¨ Căn cứ vào tình huống cụ thể khi giao tiếp để thực hiện lượt lời. Ghi nhớ SGK/T.102 II- Luyện tập: BT1: Mỗi người một tính cách khác nhau - Cai lệ: hung hăng, hống hách, - Người nhà lí trưởng: nhát gan. - Chị Dậu: là người phụ nữ đảm đang, mạnh mẽ - Anh dậu: nhút nhát, cam chịu BT 2: a- Thoạt đầu, cái Tí nói rất nhiều rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi à Chị Dậu nói nhiều hơn b- Diễn biến cuộc thoại phù hợp với tâm lý nhân vật. Cái tí nói nhiều, vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng c- càng đau lòng chị Dậu, khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang như vậy và tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu Cái Tí. BT 3: Trong đoạn trích này, có 2 lần nhân vâït “tôi” im lặng khi bà mẹ của nhân vật ấy hỏi. Có thể tìm lí do của hai lần im lặng đó trong những câu tiếp theo sau lời hỏi của bà mẹ. BT4: HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến của mình. Nên khuyến khích những ý kiến thể hiện sự suy nghĩ độc lập , có cân nhắc. VD: Cả hai nhân xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng với một số hoàn cảnh khác nhau. Trong trường hợp cần im lặng để giữ bí mật, để thể hiện sự tôn trọng người khác, để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp.thì im lặng đúng là vàng. Nhưng im lặng trước những hành vi sai trái, trước áp bức bất công , trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình hay đối với người lương thiệnthì sự im lặng đó là dại khờ, hèn nhát. 4.4-Tổng kết: Câu 1: Thế nào là lượt lời trong hội thoại. àGhi nhớ. Câu 2:Qua bài học này em rút ra được kinh nghiệm gì trong giao tiếp? -HS tự trả lời. 4.5 Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết này: - Thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3, 4 - Nắm vững nội dung bài học - Tìm một số ví dụ ngồi sgk *Đối với bài học ở tiết tiếp theo - Chuẩn bị bài” Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận” Thực hiện phần chuẩn bị trong sgk 5 – PHỤ LỤC: Tuần 29 - Tiết 112 ND: 21/3/2013 LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1 - MỤC TIÊU Giúp học sinh: 1.1.Kiến thức: - Hs biết: Cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. - Hs hiểu: Hệ thống kiến thức về văn nghị luận. 1.2.Kĩ năng: - HS thực hiện được: Biết cách diễn đạt xúc trong bài văn nghị luận. - Hs thực hiện thành thạo :Xác định cảm xúc 1.3.Thái độ: - Thĩi quen: Biết kết hợp yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. - Tính cách: Sáng tạo. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: -Thực hành đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. 3 - CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Dàn bài chi tiết 3.2.HS: chuẩn bị theo các đề mục của SGK. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1) Ổn định tổ chức và kiểm diện. 4.2) Kiểm tra miệng: Câu 1: Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có giá trị như thế nào?10đ ¨ Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, ví nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe) Câu 2 Để bài văn nghị luận có cảm xúc, người làm văn phải thực những gì?10đ ¨ phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. 4.3) Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: Nếu các em phải làm một bài văn nghị luận theo yêu cầu (như ở SGK) thì em sẽ lần lượt làm những gì? Tiết học hôm nay cả lớp ta sẽ cùng tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. (GV ghi tựa bài) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài TG 15p -Mục tiêu: - Cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận ?Em hãy tìm hiểu những yêu cầu của đề bài trên? Luận đề? Cho ai? kiểu bài nào? à HS đọc đề ở SGK phần chuẩn bị ở nhà ¨ - Luận đề: lợi ích của việc tham quan du lịch - Cho ai: học sinh Kiểu bài: chứng minh *Thảo luận nhóm: Ý kiến của bạn HS: chỉ cần tìm dẫn chứng thích hợp liệt kê ra, không cần xây dựng hệ thống luận điểm ý kiến của nhóm em? GV để HS phát biểu rồi hệ thống lại các ý: · Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong chứng minh · Dẫn chứng không chỉ là liệt kê dẫn chứng mà người làm bài còn phải nêu quan điểm của mình (luận điểm) về vấn đề · Luận điểm còn phải sắp xếp hợp lý, mạch lạc, chặt chẽ để làm cho luận đề được sáng tỏ. Þ HS ghi vào vở dàn bài sau: Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận .TG 20p *Mục tiêu: Biết cách diễn đạt cảm xúc trong bài văn nghị luận. - Hs xác định cảm xúc. - Kết hợp yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. - GD Tính cách: Sáng tạo. · HS đọc 2 đoạn văn a, b (SGK/T. 108 – 109) ? Hai đoạn văn trên gợi cho em những gì về việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận? ? Giả sử phải trình bày luận điểm: “Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui” ? Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì? ¨ thích thú, vui sướng ? Đoạn văn ở SGK thể hiện cảm xúc ấy chưa? Nếu chưa, em hãy viết lại? có thể sử dụng một số từ ngữ, cách đặt câu như SGK gợi ý Þ Gv để HS tự viết đoạn văn à HS trình bày à Góp ý à Gv nhận xét, sửa chữa Þ Gv đưa đoạn văn mẫu (ghi vào bảng phụ) cho HS so sánh Tổng kết * Từ thực tế luyện tập em hãy cho biết: ? Khi đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận, bài văn có thuyết phục và gợi cảm hơn không? ? Em có cần phải xác định, đưa yếu tố biểu cảm vào luận điểm nào của bài văn hya không? Vì sao? ?Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận bằng phương tiện nào?: ? Tình cảm, cảm xúc có cần tự nhiên, trong sáng, có cần phải chân thật không? Được diễn đạt thế nào? nghe I- Yêu cầu của đề bài: - Đề bài nêu luận đề: tham quan du lịch vô cùng bổ ích với HS - Kiểu bài: chứng minh DÀN BÀI 1- Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan 2- Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể - Về thể chất: giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh - Về tình cảm: · niềm vui cho bản thân · yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước -Về kiến thức: · Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe · Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường -Về ý thức: Gắn bó với tập thể hơn. 3- Kết bài: II- Đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận: Cần xác định luận điểm gợi cho em cảm xúc gì - Dùng các yếu tố biểu cảm: từng câu thể hiện cảm xúc vào đoạn văn nghị luận - Cảm xúc phải chân thật trong sáng, được diễn ra rõ ràng, mạch lạc. 4.4- Tổng kết: GV: đưa đoạn nghị luận có yếu tố biểu cảm (ghi vào bảng phụ) SGV/134 – GV đọc cho HS 4.5 Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết này: - Tập viết lại đoạn văn có yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, xác định cảm xúc trước vấn đề trên. - Hồn thành bài tập trong vbt - Học thuộc ghi nhớ *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài: kiểm tra 1 tiết văn (Ôn lại văn bản đã học từ HK2 đến nay. Chú ý kết hợp cả phần Tiếng Việt và tập làm văn trong bài viết) 5 –PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 tuan 28.doc