Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Thắng

GIỚI THIỆU CHUNG

Gv yêu cầu một em đọc chú thích (*).

Gv hướng dẫn học sinh nắm một số ý chính về tác giả, giúp học sinh hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Gv: yêu cầu giọng đọc vui, pha chút hóm hỉnh, nhẹ nhang, thanh thoát, sảng khoái; rõ nhịp thơ 4/3 hoặc 2/2/3), Gv đọc mẫu

? Bố cục bài thơ ? Phương thức biểu đạt nào

 

? Câu thơ mở đầu có giọng điệu ra sao? Nhịp thơ, nghệ thuật có gì đáng chú ý? Tác dụng?

? Câu thơ giúp em hiểu thêm gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó?

? Giải thích ý nghĩa của câu thơ thứ hai?

? Suy nghĩ của em khi đọc câu thơ và ý nghĩa của cụm từ “vẫn sẵn sàng”

* Liên hệ : “Cảnh rừng Việt Bắc suốt cả ngày

 Non xanh nước biếc tha hồ dạo.

 Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.”

 Cảnh rừng Việt Bắc -1947

? Phát hiện và tìm hiểu tác dụng ý nghĩa của các tín hiệu nghệ thuật có trong câu thứ ba? .

? Có thể nói, đây là trung tâm của bức tranh Pác Bó? Vì sao?

? Đó có phải là “chất thép” của người cách

mạng ?

? Ba câu trên đều thể hiện cái nghèo, cái khó của người làm cách mạng. Câu cuối nói về sự cao sang, điều đó là sự thực. Em hiểu cái gọi là “sang “ ở đây như thế nào?

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẹ nhàng hơn, tình cảm hơn) b, Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn) c, Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có song được không (ý nghĩa câu bị thay đổi; chúng ta bao gồm cả người nói và người nghe, các anh : chỉ có người nghe) Bài 2 : Câu cầu khiến a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. ( vắng CN) b, Các em đừng khóc ( có CN ) c, Đưa tay cho tôi mau; cầm lấy tay tôi nay (vắng CN không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến) Bài 3 : - Câu a vắng chủ ngữ - Câu b có CN. Nhờ có CN ở câu b ý câu cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe Bài 4 : - Dế Choắt nói với Dế Mèn (mục đích cầu khiến ) - Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với Dế Mèn và lại là người yếu đuối, nhút nhát vì vậy ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào trước đón sau. - Trong lời Dế Choắt tác giả không dùng câu cầu khiến (mà dùng câu nghi vấn: hay la) làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn . Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách Dế Choắt. Bài5 : Câu “Đi đi con!”của Lí Lan và “Đi thôi con” của Khánh Hoài không thể thay thế cho nhau vì nó rất khác nhau . - Trường hợp a: ->Mẹ khuyên con vững tin bước vào đời. - Trường hợp b: ->Mẹ bảo con đi cùng mình. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. * Bài cũ: - Tìm câu cầu khiến trong một vài văn bản đã học. Biết phê phán cách dùng câu cầu khiến thiếu lịch sự, vô văn hóa. * Bài mới: Chuẩn bị bài: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 22 Ngày soạn:10/01/2014 Tiết PPCT: 83 Ngày dạy: 16/01/2014 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bổ sung kiến thức về văn thuyết minh. - Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). 2. Kĩ năng: - Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. 3. Thái độ: Thấy được việc thuyết minh một phương pháp là không khó. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, nêu vấn đề D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số hiểu biết của em về viết đoạn trong đoạn văn thuyết minh? Kiểm tra bài tập số 2 tr 15. 3. Bài mới : Văn thuyết minh được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh những bài giới thiệu về loài cây, về một dụng cụ sản phẩmVăn thuyết minh còn dùng để hướng dẫn cách làm một món ăn, một đồ chơi hoặc cách chơi một trò chơi Vậy cách làm dạng văn thuyết minh này như thế nào thì hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu tiết 83. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Yêu cầu HS đọc đoạn văn a và b. Câu hỏi thảo luận nhóm – 3 phút Câu 1 (nhóm 1-2-3): Tìm hiểu đoạn văn a. ? Văn bản thuyết minh hướng dẫn làm đồ chơi gì? ? Các phần chủ yếu của văn bản thuyết minh một phương pháp là gì?. ? Phần nguyên vật liệu nêu ra để làm gì, có cần thiết không? ? Phần cách làm được trình bày như thế nào? Theo trình tự ra sao? ? Phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết không? Vì sao? Câu 2 (nhóm 4-5-6): Tìm hiểu đoạn văn b. ? Văn bản thuyết minh hướng dẫn làm món ăn gì? ? Cách phần chủ yếu của văn bản thuyết minh một phương pháp là gì?. ? Phần nguyên vật liệu nêu ra để làm gì, có cần thiết không? ? Phần cách làm được trình bày như thế nào? Theo trình tự ra sao? ? Phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết không? Vì sao? ? Theo em, trong bài văn thuyết minh phần nào là quan trọng nhất? ? Trong bài văn thuyết minh, phần cách làm là quan trọng nhất vì thuyết minh cách làm thì phải làm thế nào? Cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn. Hãy nêu những yêu cầu để làm một bài văn thuyết minh? HS dựa vào kiến thức vừa học để trả lời. Đọc ghi nhớ sgk tr 26. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Hãy tự chọn một trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. -Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc. Gợi ý: Chọn một trò chơi thông dụng của trẻ em, dễ trình bày. HS làm việc cá nhân. Làm vào vở, trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. Nhận xét. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Gv hướng dẫn học sinh một số nội dung tự học Khi giới thiệu một phương pháp cách làm yêu cầu người viết phải làm gì ? Khi thuyết minh phải trình bày ra sao? Lời văn pải như thê nào? Học thuộc ghi nhớ sgk I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Giới thiệu một phương pháp (cách làm). a/ Phân tích ví dụ: Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng” bằng qủa khô: - Vb thuyết minh kiểu loại này gồm 3 phần chủ yếu: 1. Nguyên liệu; 2. Cách làm; 3. Yêu cầu thành phẩm. - Đồ chơi em bé đá bóng bằng quả thông, phần dạy cách làm có 5 bước: + Cách tạo thân, đầu. + Làm mũ. + Cách làm bàn tay, chân. + Cách làm quả bóng. + Gắn hình người lên sân cỏ. b. Cách nấu canh rau ngọt với thịt lợn nạc + Phần nguyên liệu: thêm phần định lượng bao nhiêu củ, quả, bao nhiêu gam, ki lô gam tuỳ theo số bát, đĩa, số người ăn, mâm. + Cách làm : Đặc biệt chú ý đến trình tự trước sau, đến thời gian của mỗi bước (không được phép thay đổi tuỳ tiện nếu không muốn thành phẩm kém chất lượng. + Yêu cầu thành phẩm: Chú ý 3 mặt : trạng thái , màu sắc, mùi vị * Ghi nhớ : SGK II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1 : MB: Giới thiệu khái quát trò chơi TB: Số người chơi, dụng cụ chơi - Cách chơi (luật chơi) thế nào là thắng, thế nào là thua, thế nào thì phạm luật. - Yêu cầu đối với trò chơi. KB : Nêu cảm nhận của mình về trò chơi đó. Bài tập 2: Đưa ra số liệu trang in hàng năm trên thế giới -> mức độ khổng lồ của núi tư liệu - Giới thiệu cách đọc chủ yếu: Từ đầu được vấn đề; Tiếp theo có ý chí: Giới thiệu cách đọc: Hai cách đọc thầm theo dòng và theo ý + Những yêu cầu, hiệu quả của phương pháp đọc nhanh. - Phần còn lại: Số liệu, dẫn chứng về kết quả * Bài viết giới thiêu cách đọc nhanh nhất + Ý 2,3: nội dung thuyết minh chủ yếu. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: học thuộc ghi nhớ. Sưu tầm một số bài thuyết minh về phương pháp cách làm trên báo chí, tạp chí. Lập dàn ý thuyết minh về phương pháp cách làm để tạo nên một sản phẩm cụ thể * Bài mới: Chuẩn bị “Thuyết minh về danh lam thắng cảnh” E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 22 Ngày soạn:10/01/2014 Tiết PPCT: 84 Ngày dạy: 16/01/2014 THUYẾT MINHVỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Tiếp tục bổ sung kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh. 2. Kĩ năng: - Quan sát danh lam thắng cảnh. - Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, thu chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong văn bản thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết 1 bài văn thuyết minh về 1 cách thức, 1 phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. 3. Thái độ: - Thấy được vai trò của văn thuyết minh trong cuộc sống. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới : - Thuyết minh về danh lam thắng cảnh là công việc thường làm của hướng dẫn viên du lịch. Các em có muốn thử làm hướng dẫn viên du lịch không? Muốn làm được các em phải làm quen với phương pháp “Thuyết minh một danh lam thắng cảnh”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG  Gv yêu cầu hai học sinh đọc văn bản mẫu của SGK. Sau đó, gợi ý giúp học sinh trả lời các câu hỏi. ? Hai đối tượng được đề cập tới trong bài văn là gì? ? Bài viết cho ta biết những tri thức nào? ? Muốn có những tri thức ấy, người viết làm bằng cách nào? ? Nhận xét về bố cục của bài văn? Bố cục đã hoàn chỉnh hay chưa? ? Về nội dung thuyết minh cần bổ sung những ý gì? * Gọi 1 em đọc ghi nhớ LUYỆN TẬP Gv hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu bài tập của sách . GV: Mở bài cần có yêu cầu nào? Thân bài, cần tiến hành giới thiệu ra sao? Kết bài, cần có những ý cơ bản nào? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Một số danh lam thắng cảnh ở thành phố Đà Lạt: hồ Xuân Hương, Thung lũng Tình Yêu, Thiền Viện Trúc Lâm, hồ Tuyền Lâm I TÌM HIỂU CHUNG : *Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: 1. Phân tích ví dụ Văn bản: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. - Hai đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn. - Tri thức: * Hồ: Tuổi, các tên của hồ và lí do tại sao hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm như ngày nay. * Chùa: Vị trí địa lí, các tên của chùa, những bộ phận của chùa -> Người viết: Phải quan sát, đọc sách, tra cứu, hỏi han - Bố cục: Thiếu phần mở bài. Các ý sắp xếp chưa hợp lí. - Nội dung thuyết minh cần bổ sung: Vị trí, độ rộng hẹp của hồ – vị trí của Tháp Rùa, cầu Thê Húc. Bổ sung ý miêu tả quang cảnh xung quanh. 2. Ghi nhớ: sgk. II. LUYỆN TẬP: Bài 1: Lập bố cục bài giới thiệu mẫu. * Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh của đất nước. Giới thiệu về cảnh tiêu biểu: hồ Hoàn Kiếm + đền Ngọc Sơn. Chuyển đoạn. * Thân bài: Lần lượt giới thiệu từng cảnh theo các ý: Vị trí địa lí của cảnh nằm ở đâu? Những bộ phận của cảnh ? Mô tả cụ thể từng phần? Ý nghĩa của thắng cảnh trong đời sống, tình cảm của con người. => Kết hợp với một số yếu tố biểu cảm . * Kết bài: Cảm nghĩ của em và mọi người về thắng cảnh. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Đọc, tham khảo một số bài văn thuyết minh Quan sát, tìm hiểu, ghi chép, thu thập tài liệu về một số danh lam thắng cảnh ở địa phương Tập viết đoạn mở bài và kết bài * Bài mới: Chuẩn bị “Ôn tập về văn thuyết minh” E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 tuan 22.doc