Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Thắng

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên và cho biết từ bài thơ, em đồng cảm với nỗi lòng nào của tác giả?

 3. Bài mới : Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt cuộc đời của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ Quê hương là sáng tác mở đầu cho mạch cảm hứng viết về quê hương, xứ sở của Tế Hanh. Ở thời điểm sáng tác bài thơ này, nhà thơ còn rất trẻ, đang phải sống xa quê. Ông mượn lời thơ để diễn tả nỗi nhớ quê da diết không nguôi. Vậy nỗi nhớ quê đó được thể hiện như thế nào? Tiết học hôm nay, cô cùng các em đi tìm hiểu.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y trạng thái căng thẳng cao độ đang diễn ra trong tâm hồn người tù mất tự do. - Tiếng chim tu hú như tiếng gọi của tự do bên ngoài đang thúc dục nhà thơ => Thèm khát cao độ cuộc sống tự do. Tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu sống, yêu tự do 3.Tổng kết: a, Nghệ thuật: - Thơ lục bát giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển. Cảm xúc thiết tha, sôi nổi - Biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê tạo tính thống nhất vừa thể hiện sự đối lập khát khao sự sống đích thực đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán vì bị giam hãm trong nhà tù. b, Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ - Liên hệ một số bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ cách mạng đã học * Bài mới: Soạn bài “Tức cảnh Pắc Bó” E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 21 Ngày soạn: 04/01/2014 Tiết PPCT: 79 Ngày dạy: 09/01/2014 CÂU NGHI VẤN ( tiếp) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Thấy được vai trò của câu nghi vấn trong giao tiếp. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, giải thích, phân tích, phương thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS 3. Bài mới: Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thay đổi thì câu văn cũng luôn luôn đổi thay để thực hiện chức năng diễn đạt chính xác tới mức tinh tế những cảm xúc, những tâm trạng vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Vì thế, các em có thể gặp nhiều câu văn có hình thức giống như một câu nghi vấn, nhưng trên thực tế, nó lại không phải là một câu nghi vấn địch thực. Vậy câu nghi vấn còn chức năng nào khác. Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIÊUCHUNG: Hs đọc vd sgk ? Hãy tìm những câu có từ nghi vấn trong những ví dụ trên ? : a, Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bao giờ ? b, Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? c, Có biết không ? ; Lính đâu? ; Sao bay giám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? ;Không cần phép tắc gì nữa à? d, Cả đoạn trích là câu nghi vấn e, Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy ? HSTLN : 4 phút Hãy xác định chức năng của câu nghi vấn trong đoạn trích ? :a, Bộc lộ cảm xúc b, Đe doạ c, Cả 4 câu đều dùng để đe doạ d, Khẳng định e, Bộc lộ cảm xúc Gv: Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên ? Hs: Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ 2 ở (e) kết thúc bằng dấu chấm than, chức không phải là dấu chấm hỏi ? Qua phân tích các vd trên, hãy khái quát chức năng của câu nghi vấn và dùng dấu cuối câu ? (ghi nhớ sgk) LUYỆN TẬP - Gv:Bài tập 1 yêu cầu điều gì? - Hs: Tìm câu nghi vấn cho biết công dụng. - Hs làm việc nhóm. Gv:Hãy nêu yêu cầu của bài tập 2 - Hs đọc bài tập 2 - Hs: Làm việc độc lập Gv: Gọi hs đọc bài tập3 - Hs: Làm việc độc lập Gv: Gọi hs đọc bài tập 4 - Hs: Làm việc độc lập HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn: Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm... I. TÌM HIÊUCHUNG: 3. Những chức năng khác: a.Ví dụ: a, Câu nghi vấn có chức năng bộc lộ cảm xúc b, Câu nghi vấn có chức năng đe doạ c, Câu nghi vấn có chức năng đe doạ d, Cả đoạn trích là câu nghi vấn => Câu nghi vấn có chức năng khẳng định e, Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó , cái con mèo hay lục lọi ấy! => Câu nghi vấn có chức năng bộc lộ cảm xúc * Nhận xét về dấu kết thúc: có trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng 2.Ghi nhớ : sgk /22 II. LUYỆN TẬP : Bài tập 1 : Tìm câu nghi vấn và công dụng của những câu nghi vấn đó a, Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? => Bộc lộ cảm xúc b, Trong khổ thơ chỉ riêng “ Than ôi!” không phải là câu nghi vấn => Phủ định ; bộc lộ cảm xúc c, Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? => Cầu khiến ; bộc lộ cảm xúc d, Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay? => phủ định , bộc lộ cảm xúc Bài tập 2: Tìm câu nghi vấn, chức năng: a, Sao cụ lo xa quá thế ? ; Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? ; Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu => Câu 1 phủ định ; câu 2 : khẳng định ; câu 3 : phủ định b, Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người , không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? => Bộc lộ sự băn khoăn ngần ngại c, Ai bảo thảo một tự nhiên không có tình mẫu tử ? => Khẳng định d, Thằng bé kia, mày có việc gì ? ; Sao lại đến đây mà khóc ? => Dùng để hỏi * Trong những câu nghi vấn đó, câu có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn có ý nghĩa tương tự a, Sao cụ phải lo xa quá thế; không nên nhịn đói mà tiền để lại; Ăn hết thì lúc chết lấy gì mà lo liệu . b, Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không. c, Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử . Bài tập 3: Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi a, Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “cánh đồng hoang” được không ? b, (Lão Hạc ơi!) Sao đời lão khốn cùng đến thế Bài tập 4: Trong nhiều trường hợp giao tiếp, những câu như vậy dùng để chào. Người nghe không nhất thiết phải trả lời, có thể đáp lại bằng một lời chào khác III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn. Hoàn chỉnh các bài tập, học bài * Bài mới: Chuẩn bị: Câu cầu khiến E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 21 Ngày soạn: 04/01/2014 Tiết PPCT: 80 Ngày dạy: 09/01/2014 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Luyện cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. - Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Kiến thức về viết đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Xác định chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. - Diễn đạt rõ ràng, chính xác,viết đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ. 3. Thái độ: Vận dụng cách viết đoạn văn thuyết minh vào cuộc sống. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới : Những tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu phương pháp sử dụng trong văn thuyết minh. Vậy để vận dụng, tiết học này các em tìm hiểu và viết đoạn văn thuyết minh hoàn chỉnh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Yêu cầu HS đọc đoạn văn a và b : Tìm câu chủ đề, từ ngữ thể hiện chủ đề, các câu giải thích bổ sung, cách sắp xế) Gv hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu Gv yêu cầu HS đọc các đoạn văn chưa chuẩn Gợi ý: Đoạn văn thuyết minh về cái gì? Cần đạt những yêu cầu gì? Cách sắp xếp như thế nào? Đối chiếu với những yêu cầu đó, đoạn văn mắc lỗi gì? Nên sửa chữa, bổ sung như thế nào? Đoạn 1: Yêu cầu tối thiểu là giới thiệu dụng cụ học tập quen thuộc là chiếc bút bi. Cần : nêu rõ chủ đề, cấu tạo, công dụng của bút bi, cách sử dụng Hs suy nghĩ: câu không rõ chủ đề, các ý lộn xộn, chưa có công dụng, thiếu mạch lạc, cần tách thành 3 ý nhỏ rõ ràng: cấu tạo, công dụng, sử dụng GV đọc và cho HS ghi đoạn văn hoàn chỉnh Đoạn 2: nhược điểm: lộn xộn, rắc rối, phức tạp Từ mục 1, Gv rút ra ghi nhớ cho Hs LUYỆN TẬP GV gợi ý: HS viết bài Mở bài: Mời bạn đến thăm trường tôi. Ngôi trường be bé, nằm trên ngọn đồi lộng gió – mái trường thân yêu – ngôi nhà chung của chúng tôi Kết bài: Trường tôi như thế đó, khiêm nhường mà gắn bó xiết bao. Chúng tôi yêu quý nó như yêu chính ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỉ niệm về mái trường thân yêu này sẽ là hành trang theo chúng tôi đi theo suốt cuộc đời. Gv gợi ý có thể cụ thể hóa thành một vài ý nhỏ sau: Xuất thân, quê quán, năm sinh mất và gia đình Đôi nét về quá trình hoạt động cách mạng, sự nghiệp văn thơ, Vai trò cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - GV hdẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Đoạn văn trong văn bản thuyết minh: a/ Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh: + Đoạn 1: Câu 1 là câu chủ đề, từ ngữ thể hiện chủ đề “thiếu nước ngọt nghiêm trọng”. Câu 2: bổ sung. Câu 3, 4 : giải thích. Câu 5: kết luận + Đoạn 2: Câu 1 là câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề “nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn” Câu 2,3 : giải thích b/ Sửa lại cách đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn: Đoạn 1: Hiện nay, bút bi là loại bút thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu bút bi có hòn bi nhỏ xíu. Ngoài ống nhựa có vỏ bút. Đầu bútLoại bút bi không Khi viết, hòn bi lăn. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Nhưng học sinh các lớp tiểu học chưa nên sử dụng vì đầu bút bi tròn, cứng và trơn nên khó viết luyện nét thanh, nét đậm. Đoạn 2: Đèn bàn là loại đèn để ở trên làm việc vào ban đêm. Đèn bàn có hai loại chủ yếu: đèn điện, đèn dầu. Ở đây, chỉ giới thiệu sơ lược cấu tạo của chiếc đèn sáng bằng điện. Đầu tiên là đế đèn có gắn công tắc để bật hay mở. Dây dẫn điện luồng qua nguồn điện đến đế đèn. Bóng đèn bàn có công suất từ 25 đên 75 oát. Đèn tập trung nguồn sáng, trên bóng đèn là chao đèn làm bằng đồng, sắt hay hợp kim 2. Ghi nhớ : SGK/15 II. LUYỆN TẬP: Bài 1:Viết đoạn văn mở bài và kết bài “giới thiệu về trường em” Bài 2: Viết đoạn văn thuyết minh cho chủ đề : “Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam” III/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Học bài, làm bài tập 3 sgk tr 15. - Tiết sau: chuẩn bị “Thuyết minh về một phương pháp” (Cách làm) * Bài mới: Chuẩn bị Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) E. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 tuan 21.doc