Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 20 - Nguyễn Long Thạnh

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

1. Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển Trung Trung Bộ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình bình dị mà lắng sâu, thấm thía.

2. Tích hợp với phần Văn ở bài Khi con tu hú, phần Tiếng Việt ở bài Câu nghi vấn (tiếp), phần Tập làm văn ở bài Thuyết minh về một cách làm (phương pháp).

3. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ 8 chữ, phân tích các hình ảnh nhân hóa, so sánh đặc sắc.

4. Chuẩn bị của thầy – trò:

- Tuyển tập thơ Tế Hanh, hình ảnh chân dung bài thơ.

- Sưu tầm một bức tranh hoặc ảnh một làng ven biển, cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

B. THIẾT KẾ BÀI DẠY – HỌC:

 

docx17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 20 - Nguyễn Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắc lại nội dung : ? Tâm trạng của người tù được thể hiện ở những dòng thơ nào ? - HS đọc chú giải 4 / sgk . ? Hãy nhận xét về cách ngắt nhịp và cách dùng từ của 2 câu thơ 8 và 9 ? ( Nhịp 6 / 2 (câu 8), nhịp 3 / 3 (câu 9).Dùng từ ngữ mạnh (Đập tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao) đã thể hiện tâm trạng cảm xúc của tác giả ) ? Đó là tâm trạng gì ? Tâm trạng đó được nhà thơ nói một cách trực tiếp hay gián tiếp ? ( Trực tiếp ) ? Tâm trạng đau khổ, ngột ngạt, uất hận đó thể hiện nỗi niềm gì của tác giả ? ( Niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuốc sống tự do ở bên ngoài) ? Tại sao tác giả lại ngột ngạt và uất hận ? - GV: Ngột ngạt vì sự chật chội, tù túng, nóng bức của phòng giam mùa hè. Uất hận vì sự vật thì tự do, cả vật vô tri như cánh diều cũng được bay lượn tự do, còn người chiến sĩ trẻ phải bị giam hãm, bị biệt lập cô đơn “ Cháy ruột mơ những ngày hoạt động” ( Quanh quẩn ). ? Tất cả tâm trạng đó dẫn đến ước muốn gì của người tù ? (Đập tan phòng ) ? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu nhưng tâm trạng của người tù ở 2 đoạn đầu và cuối rất khác nhau? Vì sao ? - KTDHTC : động não: ? Suy nghĩ về tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ? -> Rèn kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, hợp tác, tự tin, ra quyết định, giải quyết vấn đề. - HS thảo luận nhóm ( 3 phút ) : 1 bàn / nhóm . -> Cử đại diện trả lời -> Nhận xét, bổ sung . - GV: Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú gọi bầy báo hiệu mùa hè sang như là tiếng gọi, như 1 niềm khắc khoải. Tiếng chim kêu mở ra 1 mùa hè đầy sức sống, đầy ắp sự tự do . Đến cuối bài thơ thì tiếng chim được nghe như là tiếng kêu, 1 tiếng “ cứ kêu” chỉ sự liên tục, không dứt có phần thiêu đốt giục giã. Vì vậy, tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng khác nhau. * Hoạt động 4 : Tổng kết : KTDHTC : thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. -> Rèn kĩ năng giao tiếp, tăng cường tính độc lập, tư duy sáng tạo, hợp tác, tự tin, ra quyết định, giải quyết vấn đề. - HS thảo luận nhóm ( 3 phút): 2 bàn / nhóm . ? Em có nhận xét gì về cách tả cảnh và tả tình của bài thơ ? (+ Đoạn đầu tả cảnh ( trời đất vào hè ): Dạt dào, đầy sức sống, rất có hồn . + Đoạn sau tả tình ( tâm trạng người tù ): Sôi nổi, sâu sắc và da diết . ? Có được hiệu quả nghệ thuật đó là do đâu ? ( - Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. - Nghệ thuật đối . - Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt u uất, rất phù hợp với cảm súc thơ). ? Qua biện pháp nghệ thuật đó tác giả muốn làm nổi bật nội dung gì ? - HS đọc ghi nhớ : sgk . ? Học xong bài thơ giúp em cảm nhận gì về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng cũng như truyền thống yêu nước của dân tộc ? Tiếp nối truyền thống đó em sẽ làm gì ? II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1/ Cảnh trời đất vào hè : - Khi con tu hú - Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần , - Vườn râm dậy tiếng ve ngân , - Bắp đầyđào. - Trời xanh rộng cao . - Đôi con diều sáo lộn nhào từng không. -> ĐT, TT, chi tiết chọn lọc đắc sắc. => Bức tranh thiên nhiên mùa hè đẹp với âm thanh rực rỡ sắc màu, hương vị ngọt ngào, bầu trời khoáng đạt tự do, trong cảm nhận của người tù . 2/ Tâm trạng của người tù cách mạng: - Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! - Ngột làm sao, chết uất thôi . -> Nhịp 6/ 2 , 3/ 3, câu cảm thán , ĐT mạnh . -> Tâm trạng đau khổ, ngột ngạt, uất hận . => Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đầy . III/ Tổng kết : => Ghi nhớ : sgk IV/ Luyện tập : C. Dặn dò: a. Học bài: - Học thuộc lòng bài thơ . - Nắm được nội dung của bài . - Liên hệ một số bài viết trong tù của các chiến sĩ cách mạng đã học trong chương trình. b. Soạn bài: - Soạn : Câu nghi vấn ( TT ). + Chức năng của câu nghi vấn : Xem các ví dụ : a, b ,c ,d ,e và trả lời câu hỏi trong SGK/ 21 tập 2 . + Luyện tập : Học sinh chuẩn bị soạn kỹ 4 bài tập trong SGK/ trang 22, 23, 24. TIẾT 79: TIẾNG VIỆT CÂU NGHI VẤN (tiếp theo) KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: HS nắm được các chức năng thường gặp của câu nghi vấn. 2. Tích hợp với Văn ở 2 văn bản Quê hương, Khi con tu hú; với Tập làm văn qua bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm). 3. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu nghi vấn trong khi viết văn bản và trong giao tiếp xã hội. B. THIẾT KẾ BÀI DẠY – HỌC: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1 DẪN VÀO BÀI MỚI GV dẫn dắt HS vào bài mới và ghi tựa bài: Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thay đổi thì câu văn cũng phải luôn thay đổi để thực hiện chức năng diễn đạt chính xác tới mức tinh tế những cảm xúc những tâm trạng vô cùng phong phú đa dạng và phức tạp của con người. Vì thế chúng ta có thể gặp những câu văn có hình thức giống như câu nghi vấn nhưng trên thực tế không phảiChúng ta cùng tìm hiểu bài học. HS lắng nghe GV dẫn vào bài mới: Câu nghi vấn (tiếp theo). Hoạt động 2 BÀI MỚI Hoạt động a: Tìm hiểu chức năng của câu nghi vấn. T. Đưa ra VD ( bảng phụ) a, Anh có thể lấy hộ tôi quyển sách được không? ( cầu khiến). b, Anh không đi thì ai đi? ( khẳng địmh). c, Ai lại làm thế? ( phủ định). d, Con có ăn cơm hay không thì bảo? ( đe doạ). e, Sao anh không về thăm thôn vĩ? ( bộc lộ tình cảm, cảm xúc). H. Cá nhân đọc và xác định mục đích của từng câu nghi vấn. T. ? Hãy xác định câu nghi vấn trong các đoạn trích trong SGK (tr.20,21) và cho biết bao giờ câu nghi vấn cũng được kết thúc bằng dấu chấm hỏi không? Tại sao? H. Hoạt động nhóm ( bảng phụ ), trình bày kết quả. T. N hận xét, thống nhất ý kiến đúng, bổ sung những câu nghi vấn thiếu. - Tất cả những câu kết thúc bằng dấu hỏi chấm đều là câu nghi vấn nhưng chúng không phải dùng để hỏi mà dùng để thực hiện 1 số chức năng khác. T? Nhận xét gì về dấu câu kết thúc trong câu nghi vấn? ( Ngoài kết thúc bằng dấu chấm hỏi(?), còn KT = dấu chấm than (!). T? Ngoài chức năng hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng nào khác? Hoạt động b: V/dụng t/ hợp với VB Nhớ rừng ( Thế Lữ) ( T. 74,75). H. Hoạt động nhóm, Chỉ ra những câu có hình thức là câu nghi vấn trong đoạn 2,3 của VB Nhớ rừng và cho biết chức năng của các câu nghi vấn đó. T. Nhận xét, thống nhất ý kiến: Khổ thơ 3, trừ câu " than ôi!" còn lại đều là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc, thái độ tiếc nuối, bất bình. H. Cá nhân đặt 1 câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập. H. Đọc nội dung yêu cầu bài tập 1 và 2 ( SGK/ 23) T. Hướng dẫn H hoạt động nhóm. - Tổ 1+2; làm bài tập 1: + Xác định câu nghi vấn và chức năng của chúng. - Tổ 3+4: làm bài tập 2: + Đặc điểm về hình thức của câu nghi vấn. + Tìm những câu thay thế có ý nghĩa tương đương. H. Thảo luận, gắn bảng phụ( kết quả) lên bảng. T+ H.Nhận xét, sửa chữa thống nhất đáp án đúng. * Bài tập 2: a, Cuối câu có dấu chấm hỏi. - Các từ nghi vấn sao, gì b, có dấu? và cụm từ nghi vấn làm sao. C, Có dấu ? và đại từ phiếm chỉ ai * Bài tập 3 ( SGK/240 H. Hoạt động cá nhân- 2 H lên bảng thực hiện, còn lại làm vào nháp. T+ H. nhận xét cauu của HS đặt trên bảng, đánh giá, cho điểm. VD.- Ngày mai, bạn có thể đến giúp tớ trồng rau được không? ( cầu khiến) - Mẹ ốm, mà sao bạn Lan vẫn vui vẻ được như vậy nhỉ? ( bộc lộ cảm xúc, thái độ ngạc nhiên) * Bài tập 4 ( SGK/24) H. Đọc nội dung bài tập, trả lời câu hỏi. T+ H. Nhận xét, thống nhất ý kiến đúng: Nhiều khi trong giao tiếp, người ta dùng câu nghi vấn thay lời chào, người nghe không nhất thiết phải trả lời, mà có thể đáp lại bằng một câu chào khác - cũng có thể là câu nghi vấn.. Trong trường hợp này người nói và ngươì nghe có mối quan hệ thân mật. H. Tự hoàn thiện bài tập vào vở. I. Những chức năng của câu nghi vấn 1. Ví dụ ( bảng phụ +SGK/ 20,21) 2. Nhận xét - Các câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để thực hiện 1 số chức năng khác: a, Bộc lộ cảm xúc ( tiếc nuối) b, Đe doạ c, Khẳng định e, Bộc lộ cảm xúc ( ngạc nhiên). 3. Kết luận: Chức năng khác của câu nghi vấn: cầu khiến, phủ định, khẳng định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc). II. Luyện tập 1. Bài tập 1 (SGK/ 22) a, Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? bộc lộ cảm xúc-, thái độ bất bình. c, Sao ta... nhẹ nhàng rơi? Cầu khiến, bộc lộ cảm xúc, T/c. d, Ôi, nếu thế thì đâu là quả bóng bay? phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 2. Bài tập 2( SGK?23). a, Cả 3 câu đều có ý nghĩa phủ định thay bằng câu có ý nghĩa tương đương. - Sao cụ lo xa quá thế? = Cụ không phải lo xa như thế. = Không nên nhịn đói mà để tiền lại. - Ăn hết thì lúc chết không có tiền lo liệu. b, Bộc lộ sự băn khoăn ngần ngại. c, Khẳng định. d câu 1 và câu 2 dùng để hỏi. 3. Bài tập 3.( T23) Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi. - Bạn có thể kể lại cho mình nghe nội dung bộ phim “Luật đời” được không? - Sao cuộc đời chị Dậu lại khốn khổ như thế? 4. Bài tập 4 ( T24) Trong giao tiếp hằng ngày, những câu nghi vấn như: Anh ăn cơm chưa?, Cậu đọc sách đấy à?, Em đi đâu đấy?, Bố làm gì vậy?... thường không dùng để hỏi mà để thay cho lời chào khi gặp nhau. Người được hỏi thường không trả lời vào câu hỏi mà có khi lại đặt những câu hỏi (để đáp lễ) kiểu như: Ang đi dạy học đấy à?, Bạn làm xong bài tập chưa?, Con đang làm gì vậy?... Đây là những câu mang tính chất nghi thức giao tiếp của những người có quan hệ thân mật. C. Củng cố. (10 phút) GV Ra bài tập: - Giả định tình huống của những đáp án cho câu hỏi (dùng để thay lời chào). Câu hỏi: Anh có khoẻ không? Các câu đáp: Cảm ơn, tôi rất khoẻ! Rất tiếc, tôi không được khoẻ lắm! Thế anh có khoẻ không? Trời ơi, lâu lắm rồi không trông thấy anh! Anh đi đâu đấy? Ơ kìa, tôi cớ tưởng anh đi công tác ở Hà Nội kia mà? Này, hôm qua họp lớp chỉ thiếu mỗi anh! Tôi cứ nghĩ là anh quên tôi rồi! Thiêng thật tôi đang nghĩ đến anh thì anh đến! Ôi, đúng là rồng đến nhà tôm! Dặn dò – Hướng dẫn HS. (1 phút) - Học bài và làm bài tập Sgk- Sách bài tập. - Qua các văn bản đã học hãy xác định các câu nghi vấn. - Chuẩn bị bài: Câu cầu khiến.

File đính kèm:

  • docxGiao an ngu van 8 tuan 20 HS co Minh Hang.docx