Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 - Hình Thị Ngọc Huệ

“ Gậm khối căm hờn”

- Động từ, danh từ diễn tả khối căm hờn không sao hóa giải được, nỗi khổ khi bị mất tự do.

- Nhục nhã vì biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường.

- Bất bình vì là chúa tể mà phải ở chung cùng loài thú thấp kém, lại ở trong cũi sắt

- Nằm dài .buông xuôi, bất lực

=> Hổ vô cùng căm uất, ngao ngán

- Tất cả chỉ là đơn điệu, đều chỉ là nhân tạo, do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm

=> Chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối. Khao khát được sống tự do.

=> NT: Sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, với cách ngắt nhịp dồn dập ở 2 câu đầu, giọng điệu giễu nhại, chán chường, khinh miệt. Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.

b. Nỗi nhớ thời oanh liệt

 - Bóng cả, cây già, gió ngàn, nguồn hét núi , thét khúc trường ca dữ dội ( động từ, danh từ, tính từ )

- Con hổ hiện ra với vẻ đẹp oai phong lẫm liệt, dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyển chuyển.

- Thể hiện khí phách ngang tàng, mang dáng dấp một đế vương.

- Diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy được nữa.

=> Làm nổi bật sự tương phản, đối

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 - Hình Thị Ngọc Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. - Hiểu được những xúc cảm của tác giả trong bàÌ thơ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Sự đổi thay trong đời sống xã hội về sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. 2. Kỹ năng : - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ : - Đồng cảm sâu sắc với hình ảnh ông đồ thời tàn.. III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Chân dung Vũ Đình Liên, hình ảnh ông đồ. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “Nhớ rừng”(7 điểm ) và nêu nội dung chính của bài (3 điểm ). Đáp án : HS đọc thuộc lòng bài thơ (7 điểm ). Nội dung chính của bài : "Nhớ rừng " của Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tịa tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bàng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của những người dân mất nước thuở ấy.(3 điểm ) 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Mỗi năm tết đến, xuân về, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh biểu tượng cho ngày têt như : Câu đối đỏ, bánh chưng xanh.câu đối ấy chính là sản phẩm của ông đồ, vậy ông đồ là ai? Ông viết những câu đối đó có giá trị như thế nào thì tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm, thể loại. Yêu cầu hs đọc phần chú thích sgk ? Em hãy nêu đôi nét về tác giả , tác phẩm ? (sgk) ? Hãy cho biết thể loại. * HOẠT ĐỘNG 2: Đọc và tìm hiểu văn bản GV cùng hs đọc ( yêu cầu khi đọc chú ý đến giọng điệu phải phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ ) Giải thích từ khó ? Danh từ ông đồ được giải thích như thế nào ? ? Theo em phương thức biểu đạt của vb này là gì ? ? Bài thơ có mấy ý? Nêu nội dung từng ý ? GV: Gợi dẫn cụ thể HS: Thảo luận nhóm 2p, trả lời. * Khổ thơ 1,2: ? Ý chính của khổ thơ này là gì ?(Giới thiệu ông đồ ) ? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm mỗi năm hoa đào nở có ý nghĩa như thế nào ? GV: Giảng ? Sự lặp lại của thời gian và con người, với hành động có ý nghĩa gì ? ? Một cảnh tượng ntn được gợi lên từ khổ thơ thứ nhất? ? Ý chính của khổ thơ này là gì ? ( ông đồ viết chữ ) ? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào ? ? Tác giả đã sử dụng nt gì ? sử dụng nt đó có tác dụng gì ? ( So sánh, nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quí ) ? Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị ntn trong mắt người đời? ( quý trọng và mến mộ) ? Hai khổ thơ vừa phân tích cho ta thấy ông đồ từng có 1 cuộc sống ntn?( hạnh phúc) * Khổ 3,4 ? Ý chính của khổ thơ này là gì? Những lời thơ nào buồn nhất? ( Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu ) ? Khổ thơ này nói lên điều gì ? (ông đồ hoàn toàn bị lãng quên ) ? Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ : ông đồ vẫn ngồi đấy, qua đường không ai hay? ? Một cảnh tượng ntn được gợi lên từ lời thơ : Lá vàng rơi trên giấy ; ngoài giời mưa bụi bay ? ? Lá vàng rơi là dấu hiệu cuối thu. Mưa bụi bay là dấu hiệu mùa động. Như vậy ơng đồ đã kiên trì ngồi đợi viết chữ qua mấy mùa. Hình ảnh ông đồ ngồi đấy gợi cho em cảm nghĩ gì ? * Khổ thơ cuối ? Có gì giống và khác nhau qua 2 chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu ? ? Sự giống nhau và khác nhau đó ó ý nghĩa gì ? ? Theo em , có cảm xúc nào ẩn chứa sau cái nhìn của tác giả? ( xót thương) * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. Nêu vài nét nghệ thuật bài thơ? ? Bằng những câu cuối cùng của bài ông đồ , tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào ? I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2. Tác phẩm: Ông Đồ là một bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Đình Liên. 3. Thể lọai : Thể thơ 5 chữ II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu từ khó. / SGK 2.Bố cục: Gồm 3 phần - Phần 1 : Khổ 1,2 : Hình ảnh ông đồ thời xưa - Phần 2 : Khổ 3,4 : Hình ảnh ông đồ thời nay - Phần 3 : Khổ 5: Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ 3. Phương thức biểu đạt. Biểu cảm kết hợp kể, tả. 4. Đại ý. Thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ, nỗi lòng của tác giả dành cho ông và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ, người xưa của tác giả. 5. Tìm hiểu văn bản. a. Hình ảnh ông đồ thời xưa - Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết – mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho. - Một cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và con người, khung cảnh mùa xuân tươi tắn, sinh động với sắc hoa đào nở, không khí tưng bừng, náo nhiệt. => Qúytrọng ông đồ, ông trở thành hình tượng không thể thiếu, làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, được mọi người mến mộ b. Hình ảnh ông đồ thời nay - Thời gian tuần hoàn, mùa xuân trở lại, vẫn hoa đào nở, vẫn phố xưa. - Cuộc đời thay đổi, nỗi buồn của ông đồ vắng khách - Lời thơ gợi tả hình ảnh ông đồ vẫn ngồi ở chổ cũ trên hè phố, nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người => Hình ảnh một con người già nua cô đơn, lạc lõng giữa phố phường c. Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ - Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ, Con người thì không thế, họ có thể trở thành xưa cũ - Tác giả đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng tự ti của ông đồ, tiếc thương cho một thời đại văn hóa đã đi qua. => Sự mai một những giá trị truyền thống là vấn đề của đời sống hiện đại được phản ánh trong những lời thơ tự nhiên và đầy cảm xúc. 6.Tổng kết. a. Nghệ thuật. - Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại. - Xây dựng những hình ảnh đối lập. - Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả. - Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc. b. Ý nghĩa văn bản. Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. * Ghi nhớ sgk 4.CỦNG CỐ :GV củng cố lại nội dung bài học 5.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : - Đọc và học thuộc lòng bài thơ, tìm thêm chi tiết biểu cảm trong bài thơ. - Tìm một số bài viết hoặc tranh ảnh về văn hóa truyền thống. * Bài soạn: Soạn bài “ Câu nghi vấn”. **************************** TUẦN 20 Ngày soạn : 2/1/2012 TIẾT 76 Ngày dạy : 5/1/2012 Tiếng việt CÂU NGHI VẤN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn. - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp yêu cầu giao tiếp. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Đặc điểm của câu nghi vấn. - Chức năng chính của câu nghi vấn. 2. Kỹ năng : - Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lầm lẫn. III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : Ra quyết định : nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể. -Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, trao đổi về dặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn. IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu nghi vấn. -Động não : suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu nghi vấn. -Thực hành có hướng dẫn tạo lập câu nghi vấn. -Học theo nhóm : trao đổi , phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu nghi vấn. V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bảng phụ. VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra. 3 .Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Trong khi nói, viết chúng ta sử dụng rất nhiều câu nghi vấn để diễn đạt . Vậy câu nghi vấn là gì? và có đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn ntn?. Tiết học này, sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Nhận biết đặc điểm hình thức và chức năng chính GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi sau / SGK ? Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn ? ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ? ? Câu nghi vấn trên dùng để làm gì ? ? Trong những trường hợp nào dùng câu nghi vấn ? GV: Trong giao tiếp, khi có những điều chưa biết hoặc còn hoài nghi , người ta sử dụng câu nghi vấn để yêu cầu trả lời giải thích. ? Hãy đặt một vài câu nghi vấn ? (Hs tự làm – Phát biểu – GV nhận xét) ? Hãy nêu đặc điểm và hình thức nghi vấn ? * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1 : HS thảo luận nhóm và trả lời. Gv nhận xét. Bài tập 2: học sinh thảo luận nhóm. Tŕnh bày Gọi hs đọc bài tập 3 I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đặc điểm hình thức và chức năng chính a. Ví dụ: sgk/ 11 + Có những từ nghi vấn: - Sáng ngày người ta đánh u có đau lắm không? - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? - Hay là u thương chúng con đói quá? => Hình thức câu nghi vấn trên thể hiện ở dấu chấm hỏi => Và còn thể hiện ở những từ nghi vấn như: không, làm sao, hay là + Chức năng dùng để hỏi b.Ghi nhớ : Sgk /11 II, LUYỆN TẬP Bài tập 1 : Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó Bài tập 2 : Căn cứ vào từ : hay ở các câu - Trong câu nghi vấn từ hay không thể thay thế bằng từ hoặc được. Nếu thay từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu trần thuật có ý nghĩa khác hẳn Bài tập 3 : Không, vì không phải là câu nghi vấn Câu ( a ) và ( b) có từ nghi vấn như có không, tại sao, nhưng kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong 1 câu - Trong câu ( c), ( d) có từ nào ( cũng), ai ( cũng) là những từ phiếm định 4.CỦNG CỐ :GV củng cố lại nội dung bài học 5.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. * Bài học : - Học thuộc ghi nhớ, làm hết bài tập còn lại . - Tìm các văn bản có chứa câu nghi vấn , phân tích tác dụng. - Liên hệ thực tế trong giao tiếp hằng ngày. * Bài soạn: Chuẩn bị bài "Quê hương ". ******************************************

File đính kèm:

  • docHUYGIA V8 TUAN 20 MOI NHAT.doc