. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
Hoạt động 1:
- HS biết: Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- HS hiểu: HS nắm được các ngôi kể và lựa chọn ngôi kể phù hợp.
Hoạt động 2:
- HS biết: Lập dàn ý kể chuyện cho bài văn nói.
- HS hiểu: Hiểu thêm về ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
Hoạt động 3:
- HS biết: Luyện nói trên lớp.
- HS hiểu: những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
- HS thực hiện thành thạo: Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen: Trình bày một vấn đề trước tập thể một cách trôi chảy, gãy gọn.
- HS cótính cách: Giáo dục học sinh tính mạnh dạn, tự tin trình bày một vấn đề trước tập thể.
2. Nội dung học tập:
- Nội dung 1: Ôn tập về ngôi kể.
- Nội dung 2: Lập dàn ý kể chuyện cho bài văn nói.
- Nội dung 3:Luyện nói trên lớp.
20 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c về với Dần chứ!
- Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không.
- Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.
b. Cô tôi ra tiếng.
- Giá những cổ tục . gỗ, tôi mới thôi.
c. Tôi lại im lặng. cay cay.
Bài 2 : Đặt câu :
-Vì trời mưa nên đường rất trơn.
- Nếu Nga chăm học thì nó sẽ
thi đỗ.
- Tuy nhà nghèo nhưng nó học rất giỏi.
- Không những nó học giỏi mà còn rất khéo tay.
Bài 3 : Chuyển câu ghép :
- Đường rất trơn vì trời mưa.
- Nga sẽ thi đỗ nếu nó chăm học.
- Nó học rất giỏi tuy nhà nghèo.
- Nó học giỏi mà còn khéo tay.
Bài 4 : Đặt câu :
- Trời vừa sáng, nó đã dậy.
- Anh làm sao, tôi làm vậy.
- Trời càng mưa, nước càng lên cao.
4.4:Tôûng kết : ( 5 phút)
l Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Câu 1 : Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
A. Là câu chỉ có một cụm chủ vị làm nòng cốt câu?
B. Là câu có hai cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau.
C. Là câu có hai cụm chủ vị trở lên và chúng không bao chứa nhau.
Đáp án : C
Câu 2 : Theo em, khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
A. Quan hệ ngữ pháp.
B. Quan hệ ngữ nghĩa.
l Đáp án :A
* GV hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. Gọi HS lên bảng vẽ.
- Nhận xét.
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
- Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một đoạn văn tự chọn.
Làm bài tập 3, 4 trong vở bài tập.
à Đối với bài học tiết sau:
Chuẩn bị bài “ Tìm hiểu chung về văn thuyết minh”. Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản thuyết minh.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
-Tài liệu:
+ SGK, SGV Ngữ văn 8.
+ Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
+ Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
+ Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
+ Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy.
Tuần: 11 - Tiết:44
Ngày dạy:
TÌM HIỂU CHUNG
VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
à Hoạt động 1:
- HS biết: Biết được ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- HS hiểu: HS hiểu được vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
à Hoạt động 2:
- HS biết: Yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ..)
- HS hiểu: Hiểu được đặc điểm của văn thuyết minh.
à Hoạt động 3:
- HS biết:
- HS hiểu: làm được các bài tập thực hành.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua tri thức môn Ngữ văn và các môn học khác.
- HS thực hiện thành thạo: Nhậân biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản đã học trước đó.
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen :Sử dụng thể loại văn bản thuyết minh.
- HS có tính cách: Giáo dục học sinh lòng yêu thích học thể loại văn thuyết minh, lòng yêu quê hương, đất nước qua các đoạn văn.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo.
2. Nội dung học tập:
- Nội dung 1: Đặc điểm của văn thuyết minh.
- Nội dung 2: Thực hành, luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1.Giáo viên: Thiết kế bài giảng, các đoạn văn thuyết minh.
3.2.Học sinh: Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản thuyết minh.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1phút)
8A1: 8A2: 8A3:
4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: (không)
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?
l Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản thuyết minh.
ĩ Nhận xét.
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung bài học
àGiới thiệu bài: Để giúp các em có kiến thức cơ bản về thể loại văn thuyết minh, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về văn bản thuyết minh qua bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”. (1phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. (15phút)
Gọi học sinh đọc các ví dụ SGK.
Ba văn bản trên mỗi văn bản trên trình bày, giải thích điều gì?
Cây dừa Bình Định. Trình bày lợi ích của cây dừa, giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định gắn bó với dân Bình Định.
Tại sao lá cây có màu xanh lục? Giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
Huế: Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hóa – nghệ thuật của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
Ba văn bản trên là văn bản thuyết minh, thế nào là văn bản thuyết minh?
Văn bản dùng để trình bày, giải thích, giới thiệu những kiến thức trong lĩnh vực đời sống.
Trong thực tế, khi nào ta dùng các loại văn bản đó?
Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng thì phải dùng văn bản thuyết minh..
Kể tên một vài văn bản thuyết minh em đã học?
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Ôn dịch, thuốc lá.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. (15phút)
Học sinh thảo luận: Các văn bản trên có thể xem là văn tự sự miêu tả hay không? Vì sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
Không phải vì: Văn tự sự phải có sự việc, nhân vật.
Văn miêu tả phải có cảnh sắc, con người, cảm xúc. Văn nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp: trình bày ý tưởng, trao đổi về đặc điểm của văn thuyết minh.
Vậy đặc điểm chung của văn thuyết minh là gì?
Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng. Ví dụ cây dừa từ thân đến lá, đến nước dừa, cùi dừa, sọ dừa đều có ích cho con người, nên nó gắn bó với cuộc sống của người dân. Lá cây có chất diệp lục cho nên có màu xanh.
Sử dụng văn bản thuyết minh có tác dụng gì?
Phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh thế nào?
Văn bản thuyết minh có tính chất gì?
Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh phải thế nào?
Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ gì? Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi như thế nào? Cách trình bày văn bản thuyết minh.
Nhiệm vụ là cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ. Không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận, phải phù hợp với thực tế và không đòi hỏi người làm phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình.
Cách trình bày văn bản thuyết minh: giới thiệu, giải thích.
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Giáo dục học sinh lòng yêu thích học thể loại văn thuyết minh .
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Các văn bản đã cho có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là loại văn bản gì? Phần nội dung thuyết minh có tác dụng gì?
Các văn bản miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
.
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
-Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực của đời sống.
- Tác dụng : giúp người đọc hiểu về các sự vật, hiện tượng trong đời sống.
- Phạm vi sử dụng: thông dụng, phổ biến trong dời sống.
- Tính chất: khách quan, chân thực, hữu ích.
- Ngôn ngữ: trong sáng, rõ ràng.
II. Luyện tập:
Bài 1: Là văn bản thuyết minh vì :
a. Cung cấp kiến thức lịch sử.
b. Cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
Bài 2: Văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn nghị luận đề xuất một hành động bảo vệ môi trường, nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao ni lông làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao. Lưu ý đây là ví dụ tốt cho việc sử dụng yếu tố thuyết minh trong văn nghị luận.
Bài 3: Các văn bản miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm đều cần yếu tố thuyết minh vì:
Tự sự: giới thiệu sự vật, sự việc
Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật
Miêu tả: giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian
Nghị luận: giới thiệu luận điểm, luận cứ
4.4:Tôûng kết : (5phút)
Câu hỏi: Văn bản thuyết minh là gì?
l Đáp án: Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng.
Câu hỏi 2: Ngôn ngữ văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
lĐáp án: Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài. Tìm đọc thêm các văn bản thuyết minh.
- Làm bài tập trong vở bài tập.
à Đối với bài học tiết sau:
Xem bài “Phương pháp thuyết minh”: Tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh.
Chuẩn bị bài: “Ôn dịch thuốc lá”. Đọc và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. Tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
+ SGK, SGV Ngữ văn 8.
+ Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
+ Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
+ Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
File đính kèm:
- Tuan 11(1).doc