A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh Cảm nhận niềm khát khao mãnh liệt, nỗi chán ghét cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Học sinh thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết đọc diễn cảm thể thơ tám chữ, vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng
3. Thái độ:
- Giáo dục các em hiểu được nỗi khổ của tù túng căm ghét lối sống tầm thường giả dối.
- Trân trọng cuộc sống tự do và hòa bình mà mình đang được hưởng.
B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
- Giáo viên: + Nghiên cứu tài liệu và soạn giáo án.
+ Bảng phụ, phiếu học tập.
+ Tranh phô tô “Nhớ rừng”.
- Học sinh: + Học bài cũ.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong sgk.
Tìm đọc các tư liệu nói về tác giả và tác phẩm.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh (1p).
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài cũ:
GV kiểm tra kết hợp trong giờ dạy và học.
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới:
GV kiểm tra vở soạn của học sinh.
2. Tổ chức dạy và học bài mới
* Giới thiệu bài (1p).
Đối lập và phản kháng chế độ thực dân nửa phong kiến, các nhà văn, nhà thơ lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 phần đông hướng về quá vãng hoặc đến với bồng lai tiên cảnh, hoặc đến với tình yêu lứa đôi, mong ở đó chút an ủi. Thế Lữ đến với tâm trạng con hổ bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú. Để thấy được tâm trạng của nhà thơ, cô và các em cùng tìm hiểu bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
* Bài mới:
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 73 và 74, Bài 20: Đọc hiểu văn bản "Nhớ rừng" - Năm học 2013-2014 - Bùi Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác?
? Em hiểu “ngẩn ngơ”, “dở hơi”, “vô tư lự” có nghĩa là gì?
? Em có nhận xét gì về cái nhìn đó?
? Tại sao con hổ lại căm hờn và nhục nhằn như vậy?
? Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào?
? Qua đây em có suy nghĩ gì về cuộc sống của con người lúc bấy giờ?
GV gọi HS đọc khổ thơ 4.
? Cảnh vườn bách thú diễn tả qua những chi tiết nào?
? Từ những chi tiết đó em thấy cảnh hiện lên như thế nào?
? Tại sao con hổ lại cảm nhận như thế?
? Có những biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở khổ thơ này?
? Từ những nghệ thuật đó có tác dụng gì?
? Qua khổ thơ này còn bộc lộ tâm trạng gì của nhà thơ?
GV khái quát, chốt kiến thức:
GV chuyển ý.
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
GV gọi HS đọc khổ thơ thứ 2.
? Cảnh sơn lâm được tả qua chi tiết nào?
? Ở nơi đó có những âm thanh nào?
? Qua các chi tiết em phát hiện em thấy tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
? Bằng những nghệ thuật đó em có nhận xét gì về rừng núi nơi chúa sơn lâm ngự trị?
? Ở nơi núi rừng đại ngàn đó hình ảnh chúa sơn lâm hiện ra qua những chi tiết nào?
Em hiểu bước chân dõng dạc, đường hoàng là bước chân như thế nào?
? Vờn, lượn là những động tác như thế nào?
? Ánh mắt hổ được miêu tả ra sao?
? Nơi ở của hổ thì sao?
? Qua những chi tiết đó em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
? Bằng những nghệ thuật đó chúa tể của muôn loài được khắc họa mang vẻ đẹp như thế nào?
GV gọi HS đọc khổ thơ thứ 3.
? Cảnh rừng ở đây là cảnh rừng trong các thời điểm nào? Cảnh sắc trong mỗi thời điểm có gì nổi bật?
? Từ đó thiên nhiên hiện lên một vẻ đẹp như thế nào?
GV bình từng cảnh.
? Giữa thiên nhiên ấy chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống như thế nào?
? Đặc biệt con hổ nhớ nhất điều gì?
? Em có suy nghĩ gì về những câu thơ trong đoạn thơ này?
? Để miêu tả được những cảnh và cảm xúc đó tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
? Bằng những nghệ thuật đó có tác dụng gì?
? Em có nhận xét gì về cảnh trong vườn bách thú với cảnh trong hai đoạn thơ này?
? Theo em sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của con hổ ở vườn bách thú?
? Qua đó tác giả đã bộc lộ tâm trạng gì của con người?
GV nhấn mạnh: bài thơ được sự đón nhận say sưa của mọi người vì nó phù hợp với tâm trạng của con người khi đó.
GV khái quát chuyển ý.
GV gọi HS đọc khổ thơ 5.
? Giấc mộng ngàn thu có nghĩa là gì?
? Giấc mộng ngàn thu của con hổ hướng về một không gian như thế nào?
? Không gian đó hổ còn được thấy nữa không?
? Ở đây tác giả đã sử dụng kiểu câu nào?
? Tác dụng khi sử dụng kiểu câu đó?
? Từ đó em nhận xét gì về khát vọng cuả con hổ?
? Từ nỗi đau ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con người?
GV khái quát: đây là khát vọng của của người dân Việt Nam nô lệ khi đó. Bài thơ này được coi là một áng thơ yêu nước.
? Em hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
? Giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ?
GV kquát rút ra nội dung ghi nhớ.
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
GV phát phiếu học tập cho 3 nhóm, y/c HS thảo luận thảo luận 3p.
? Nếu nhớ rừng là một trong những thi phẩm tiêu biểu của thơ lãng mạn thì từ đó em hiểu những điểm mới mẻ nào của thơ lãng mạn Việt Nam?
GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
GV gọi HS nhận xét kquả nhóm bạn
GV nhận xét, đánh giá.
Nêu
Trình bày
Nghe
Nghe
Nghe
Đọc
Nhận xét
Nghe
Giải thích
Tìm
So sánh
Nghe
Nghe
Phát biểu
Trả lời
Xác định
Xác định
Đọc
Phát hiện
Trả lời
Trả lời
Nghe
Trả lời
Nêu
Phát hiện
Giải thích
Nhận xét
Phát biểu
Trả lời
Bộc lộ
Đọc
Phát hiện
Trả lời
Giải thích
Phát hiện
Trả lời
Phát biểu
Ghi
Nghe
Đọc
Phát hiện
Phát hiện
Xác định
Phát biểu
Phát hiện
Giải thích
Giải thích
Phát hiện
Phát hiện
Trả lời
Phát biểu
Đọc
Phát hiện
Trả lời
Nghe
Phát hiện
Phát hiện
Xác định
Trả lời
Nhận xét
Trả lời
Phát biểu
Nghe
Nghe
Giải thích
Phát hiện
Trả lời
Phát hiện
Trả lời
Nhận xét
Phát biểu
Nghe
Nêu
Trình bày
Nghe
Đọc
Thảo luận
Trình bày
Nhận xét
Nghe
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản (8p).
1. Tác giả, tác phẩm.
- Thế Lữ (1907 - 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ; ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới giai đoạn (1932 - 1945).
- “Nhớ rừng” là “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Tác giả mượn lời con hổ để nói lên tâm sự của một con người lúc bấy giờ.
2 Đọc.
3 Từ khó.
- Sơn lâm: rừng núi (sơn: núi; lâm: rừng).
- Giang sơn: sông núi, chỉ đất đai có chủ quyền.
- Hổ: hùm, cọp, chúa sơn lâm
- Rừng: ngàn, lâm
4 Cấu trúc văn bản.
- số lượng câu, đoạn trong một bài thơ không hạn định.
- Số chữ trong một câu từ 8 -> 10 chữ
- Nhịp thơ: 5/3, 3/5, 3/3/2, 3/2/3
- Gieo vần: liền, chân, trắc, bằng nối tiếp nhau.
- Giọng thơ: ào ạt, phóng khoáng.
=> Thơ mới.
- Tâm trạng của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú và khao khát vươn tới tự do mãnh liệt.
- Liên tưởng đến tâm trạng của con người.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
- Bố cục: 3 phần.
+ Khổ 1+4: Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt và cảnh vườn bách thú.
+ Khổ 2+3: Nỗi nhớ thời oanh liệt.
+ Khổ 5: Lòi nhắn gửi của hổ.
II. Đọc - Hiểu văn bản (65p).
1. Khổ thơ 1 + 4:
a/ Khổ 1: Tâm trạng của con hổ.
Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua
- Hoàn cảnh: đang bị giam hãm trong cũi sắt, cuộc sống không có tự do.
- Tư thế: nằm dài trông ngày tháng đi qua.
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả.
+ Động từ, danh từ hóa tính từ.
-> Tâm trạng căm hờn, uất ức bất lực của con hổ vì bị mất tự do.
- Cái nhìn của hổ:
+ Với con người:
Khinh lũ người...ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắtgiễu oai linh rừng thẳm
+ Với các con vật khác:
.bọn gấu dở hơi.
.cặp báo vô tư lự.
- sự đần độn, ngớ ngẩn không biết lo nghĩ.
- Cái nhìn của kẻ bề trên đối với kể bề dưới.
- Vì hổ là chúa tể muôn loài giờ lại bị biến làm trò chơi, phải chịu ngang bày cùng với những kẻ tầm thường.
=> Khát vọng tự do được sống với cuộc sống của chính mình.
=> Cuộc sống mất độc lập, tự do của người dân Việt Nam khi đó.
b/ Khổ thơ 4: Cảnh vườn bách thú.
Hoa chăm, cỏlối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giảchẳng thông dòng Len dưới náchmô gò thấp kém;
Dăm vừng lá, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u
- Cảnh tầm thường, giả dối, nhỏ bé, vô hồn, đáng ghét.
- Vì đó là cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nhưng lại học đòi vẻ hoang vu của núi rừng.
- Nghệ thuật:
+ So sánh đối lập.
+ Liệt kê.
+ Cách ngắt nhịp ngắn.
+ Giọng thơ khi dồn dập khi kéo dài.
=> Cảnh tầm thường, giả dối, tù túng, khuân sáo làm con hổ ngao ngán, chán ghét.
-> Thực tại xã hội rất tầm thường giả dối, tù túng dưới con mắt của những tâm hồn lãng mạn và thái độ ngao ngán, chán ghét của họ.
=> Sự chán ghét sâu sắc cuộc sống thực tại tù túng, tầm thường giả dối của những con người tha thiết với cuộc sống và đất nước.
2. Khổ thơ 2 + 3.
a/ Khổ thơ thứ 2.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già.
- Âm thanh:
Tiếng gió gào ngàn
Giọng nguồn hét núi
Thét khúc trường ca dữ dội
- Nghệ thuật:
+ dùng động từ mạnh.
+ Điệp từ.
=> Núi rừng đại ngàn đầy lớn lao phi thường, với sức sống mãnh liệt, dữ dội nhưng đầy hoang vu, bí ẩn.
Ta bước chân lên, dõng dạc.
.. mọi vật đều im hơi.
- bước chân khoan thai, đường bệ, tự tin, đĩnh đạc.
- Động tác mềm mại, uyển chuyển, dũng mãnh.
- Ánh mắt: mắt thần quắc-> mọi vật im hơi.
- Nơi ở: Trong hang tối giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi.
- Nghệ thuật: + Bút pháp miêu tả.
+ So sánh.
=> Tư thế oai phong lẫm liệt, vẻ đẹp ngang tàng vừa dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển, giữa núi rùng uy nghiêm, hùng vĩ.
b/ Khổ thơ 3:
- Đêm: Những đêm vàng bên bờ suối.
- Ngày: Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
- Bình minh:Bình minh cây xanh nắng gội; Tiếng chim ca giấc ngủ tưng bừng
- Chiều: Chiều lênh láng máu sau rừng
-> Thiên nhiên rực rỡ huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn.
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Giấc ngủ ta tưng bừng?
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
- Những câu thơ tuyệt bút.
- Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ, điệp ngữ.
+ Câu hỏi tu từ, câu cảm thán.
=> Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối cuộc sống tự do nơi rừng thẳm và khẳng định quyền lực vô biên của hổ.
- Cảnh hoàn toàn đối lập nhau một bên là cảnh tù túng, tầm thường, giả dối với một bên là cuộc sống chân thật, phóng khoáng, sôi nổi, tự do.
=> Niềm căm ghét, cuộc sống tầm thường giả dối.
=> Sự khát khao mãnh liệt về một cuộc sống tự do, cao cả chân thật.
3. Khổ thơ thứ 5.
- Giấc mộng ngàn thu: mộng tưởng về chốn rừng núi.
- Oai linh, hùng vĩ, thênh thang.
- Không gian này hổ chỉ thấy trong giấc mộng.
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
- Nghệ thuật: câu cảm thán.
-> Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thực, tự do.
=> Khát vọng mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực.
=> Khát vọng được sống chân thật với cuộc sống của chính mình, trong sứ sở của chính mình. Đó là khát vọng được giải phóng, khát vọng tự do.
III. Tổng kết (5p).
1. Nghệ thuật.
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, cảm xúc sôi nổi
- Liên tưởng hình ảnh hổ để nói lên hình ảnh con người.
- Hình ảnh thơ giầu chất tạo hình đầy ấn tượng.
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú giàu sức biểu cảm.
- Sử dụng các biện pháp tu từ.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Bài thơ diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, giả dối và niềm khát khao tự do mãnh liệt.
- Bài thơ khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất tự do trong xã hội đương thời.
* Ghi nhớ (SGK/7).
IV. Luyện tập (5p).
- Phản ánh nỗi chán ghét thực tại, giả dối hướng tới ước mơ một cuộc đời tự do, chân thật.
- Giọng thơ ạt ào khỏe khoắn.
- Hình ảnh ngôn từ gần gũi.
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2p).
- Về nhà:
+ Học thuộc ghi nhớ và bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Nắm chắc khái niệm và đặc điểm thơ mới.
+ Hoàn thiện các bài tập phần luyện tập vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Câu nghi vấn”.
+ Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong sgk.
+ Lấy ví dụ về câu nghi vấn.
File đính kèm:
- giao an van 8.doc