. Lựa chọn trật tự từ trong câu
1. Khái niệm:
- Lựa chọn trật tự từ trong câu là cách sắp xếp trật tự từ trong một câu;
- Có nhiếu cách sắp xếp trật tự từ trong một câu;
- Mỗi cách sắp xếp mang lại một hiệu quả diễn đạt riêng;
- Cần có sự lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp để đạt hiệu quả.
2. Một số tác dụng của sự xắp xếp trật tự từ.
- Thể hiện thứ tự của sự việc, hành động
- Thể hện vị thế của các nhân vật.
- Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của sự việc, hành động.
- Tạo liên kết câu
- Tạo nhịp điệu cho câu.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1(sgk – 112)
a. Trật tự từ được sắp xếp nhằm mục đích kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b. Trong đoạn thơ:
Trật tự từ trong câu sắp xếp không theo cấu trúc cú pháp thông thường.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 28 đến 30: Lựa chọn trật tự từ trong câu - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực tế và diễn tả được tư tưởng, tình cảm khi giao tiếp.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức của ba phân môn một cách tổng hợp, chuẩn bị cho bài kiểm tra số 2
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: soạn bài, sưu tầm ngữ liệu
- Học sinh: Ôn tập kiến thức cơ bản về các nội dung đã học
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
8A2
2. Kiểm tra
Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận?
Nội dung bài:
Tiết 28:
lựa chọn trật tự từ trong câu
Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu? Vì sao lại cần lựa chọn trật tự từ trong câu?
Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
Trật tự từ được sắp xếp trong phần (a) nhằm mục đích gì?
Trong đoạn thơ em phát hiện ở những chỗ in đậm có điều gì đặc biệt không?
Việc lựa chọn trật tự từ như vậy có tác dụng gì?
Trong bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà huyện Thanh Quan” có câu thơ nào có cách sắp xếp trật tự từ đặc biệt?
Tác dụng của việc sắp xếp đó?
Nhận xét cách sắp xếp trật tự từ?
I. Lựa chọn trật tự từ trong câu
1. Khái niệm:
- Lựa chọn trật tự từ trong câu là cách sắp xếp trật tự từ trong một câu;
- Có nhiếu cách sắp xếp trật tự từ trong một câu;
- Mỗi cách sắp xếp mang lại một hiệu quả diễn đạt riêng;
- Cần có sự lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp để đạt hiệu quả.
2. Một số tác dụng của sự xắp xếp trật tự từ.
- Thể hiện thứ tự của sự việc, hành động
- Thể hện vị thế của các nhân vật.
- Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của sự việc, hành động.
- Tạo liên kết câu
- Tạo nhịp điệu cho câu.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1(sgk – 112)
a. Trật tự từ được sắp xếp nhằm mục đích kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b. Trong đoạn thơ:
Trật tự từ trong câu sắp xếp không theo cấu trúc cú pháp thông thường.
* “Đẹp vô cùng” đảo lên phía trước để nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc mới được giải phóng.
* “ Hò ô” được đảo lên phía trước “tiếng hát” để bắt vần với “sông Lô” gợi ra một không gian mênh mang sông nước, đồng thời bắt vần chân “ngạt- hát” để tạo ra sự hài hoà về ngữ âm cho khổ thơ.
2. Bài tập 2
* Câu thơ:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Sắp xếp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, từ láy tượng hình ở đầu câu, từ chỉ lượng ít: vài, mấy có t.dụng làm tăng thêm nét gợi hình ra cảnh vật dưới núi ven sông.
=> Trên bối cảnh thiên nhiên bao la tưởng như vô tận thấp thoáng bóng dáng con người và hơi hướng cuộc sống. Con người và cuộc sống con người nhưng nhỏ bé, xa vời, ít ỏi, thưa thớt để chìm lắng vào cái hiu hắt vắng vẻ của trời chiều. Do đó đèo Ngang dẫu có núi có sông, có nhà, có chợ, có người nhưng đối với người lữ khách vẫn hoang vắng cô liêu.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
=> Sắp xếp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ.
Mượn âm thanh tiếng chim để gửi gắm nỗi niềm nhớ nước, thương nhà trong một chiều tà lẻ loi cô độc, trên dặm đường xa quê vời vợi nghìn trùng..
3. Bài tập 5 (sgk – 124).
Cách sắp xếp của tác giả là hợp lý, vì:
Xanh: màu sắc, đặc điểm về hình thức dễ nhìn thấy;
Nhụn nhặn: tính khiêm tốn phải có thời gian mới hiểu được;
Ngay thẳng: phẩm chất tốt đẹp cũng cần phải có thời gian để hiểu;
Thuỷ chung: phẩm chất tốt đẹp, phải trải qua thử thách mới biết được;
Can đảm: phẩm chất tốt đẹp cũng cần phải qua thử thách mới biết được.
Tiết 29 - 30:
ôn tập
I. Phần văn bản
Tác giả
Tác phẩm
Thể loại ngôn ngữ
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
Chiếu dời đô
(Lí Công Uẩn)
Chiếu
chữ Hán Nghị luận trung đại
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu tính thuyết phục, hài hoà tình lý: trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.
Hịch tướng sỹ
(Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Hịch
chữ Hán Nghị luận trung đại
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chốnh quân xâm lược Mông- Nguyên (TK XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, trên cơ sở đó tác giả phê phán khuyết điểm của các tỳ tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị sát thát. Bừng bừng hào khí Đông A.
áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu sắc, đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng.
Nước Đại Việt ta (Trích “Bình Ngô đại cáo”
(Nguyễn Trãi).
Cáo
( chữ Hán Nghị luận trung đại)
ý thức dân tộcvà chủ quyền dân tộc đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời có lãnh tổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa sẽ bị thất bại.
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực,ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm xúc, kết tinh cao độ tinh thần, ý thức dân tộc trong thời kỳ lịch sử dân tộc đang thực sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài, xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn.
Bàn luận về phép học
(La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp).
Tấu
( chữ Hán Nghị luận trung đại)
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích, tác dụng của việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần là hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
Thuế máu
(Nguyễn ái Quốc)
Phóng sự chính luận;
nghị luận hiện đại. chữ Pháp
Vạch trần bộ mặt tàn bạo, giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc (1914- 1918) .
Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo
Ngôn ngữ, giọng điệu giễu nhại; phép đối lập, tương phản
Đi bộ ngao du
(J. Ru- xô).
Nghị luận nước ngoài
Tác dụng nhiều mặt của việc đi bộ ngao du.Tác giả là một con người giản dị, rất quí trọng tự do và rất yêu thiên nhiên.
Lý lẽ và dẫn chứng sinh động được rút ra từ ngay những kinh nghiệm của bản thân vàcuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn cuộc sống với cách trình bày giản dị như lời kể chuyện.
Thế nào là vai xã hội?
Trong thực tế cuộc sống em thấy có những mối quan hệ như thế nào? Có các vai như thế nào?
Các vai được phân biệt dựa trên cơ sở nào?
Vai trong các mối quan hệ có liên quan thế nào đến cách xử sự, giao tiếp?
Lượt lời là gì?
Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì về lượt lời?
Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu?
Tác dụng của sắp xếp trật tự từ trong câu?
Văn bản nghị luận có cần có yếu tố biểu cảm không? Vì sao?
Khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận cần đạt những yêu cầu gì?
Yếu tố tự sự có vai trò như thế nào trong bài nghị luận?
Khi đưa yếu tố tự sự trong bài nghị luận cần chú ý gì?
II. Phần tiếng Việt
1. Hội thoại:
* Vai xã hội trong hội thoại
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội
Trong thực tế cộc sống, mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp và tinh tế. Mỗi con người có mối quan hệ rộng hẹp, thân sơ khác nhau. Những “vị trí” trong xã hội,cơ quan, gia đìnhđược gọi là vai của mỗi người khi tham gia hội thoại
- Các vai xã hội trong hội thoại:
+ Tuyến vai trên, vai dưới, ngang hàng: Ba vai này phân biệt theo những nội dung khác nhau. Đó có thể là cấp bậc, địa vị xã hội, tuổi tác, quan hệ họ hàng
+ Tuyến quan hệ thân- sơ: Được xác định bằng khoảng cách về tình cảm.
=> Vai trong mối quan hệ có ảnh hưởngđến cách xử sự trong giao tiếp, vì vậy cần lựa chọn cách nói phù hợp với vai xã hội của mình.
* Lượt lời trong hội thoại.
- Số lần tham gia hội thoại của mỗi nhân vật trong cuộc hội thoại là lượt lời trong hội thoại.
- Khi tham gia hội thoại cần lưu ý:
+ Tránh cắt lời, tranh lời người khác khi hội thoại;
+ Trong hội thoại, im lặng cũng là biểu thị thái độ của người hội thoại.
2. Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Lựa chọn trật tự từ trong câu là cách sắp xếp trật tự từ trong một câu;
- Có nhiếu cách sắp xếp trật tự từ trong một câu;
- Mỗi cách sắp xếp mang lại một hiệu quả diễn đạt riêng;
- Cần có sự lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp để đạt hiệu quả.
2. Một số tác dụng của sự xắp xếp trật tự từ.
- Thể hiện thứ tự của sự việc, hành động
- Thể hện vị thế của các nhân vật.
- Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của sự việc, hành động.
- Tạo liên kết câu
- Tạo nhịp điệu cho câu.
III. Phần Tập làm văn
1. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
* Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận
Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giỳp cho văn nghị luận cú hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vỡ nú tỏc động mạnh mẽ tới tỡnh cảm của người đọc (người nghe)
* Cách viết bài văn nghị luận có yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận
Để bài văn nghị luận cú sức biểu cảm cao:
- Người làm văn phải thực sự cú cảm xỳc trước những điều mỡnh viết (núi)
- Phải biết diễn tả cảm xỳc đú bằng những từ ngữ, những cõu văn cú sức truyền cảm
- Sự diễn tả cảm xỳc cần phải chõn thực và khụng được phỏ vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn
2. Yếu tố tự sự trong văn nghị luận:
* Vai trò của yếu tố tự sự trong bài nghị luận
- Yếu tố tự sự giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài nghị luận được rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn;
- Yếu tố tự sự giúp cho bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn.
* Cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận.
- Khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận, cần cân nhắc kỹ sao cho đáp ứng yêu cầu thật cần thiết, không có không được,
- Yếu tố tự sự, miêu tả chỉ phục vụ việc làm sáng tỏ luận điểm nghị luận mà thôi.
4. Củng cố:
Nhắc lại những kiến thức đã ôn
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm được nội dung kiến thức đã học
- Thực hành viết đoạn nghị luận có sử dụng các yếu tố tự sự và biểu cảm;
Duyệt giáo án, ngày 21 tháng 4 năm 2014
P. Hiệu trưởng
Tống Thị Ngọc
File đính kèm:
- Buoi10.doc