Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 27: Tình thái từ - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Khái niệm và các lọại tình thái từ. Cách sử dụng tình thái từ.

2. Kĩ năng: Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng tình thái từ trong hoàn cảnh giao tiếp.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1. Thầy: Soạn giảng, tham khảo SGK, SGV, bảng phụ

 2. Trò : Đọc bài, chuẩn bị bài theo SGK, SBT.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

 1. Ổn định lớp(1 phút): 8A3:

 8A4:

 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phú

? Thế nào là trợ từ? Cho ví dụ? Cơ sở để xác định trợ từ?

? Thế nào là thán từ? Cho ví dụ? Cơ sở để xác định thán từ?

 3. Bài mới:

Hoạt động 1: (2P) Giới thiệu bài

 Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh

 Phương pháp: Thuyết trình

Hoạt động 2: (25P)Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng của tình thái từ

 Mục tiêu: HS nắm được chức năng và cách sử dụng tình thái từ

 Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, giải thích .

 Kĩ thuật: Động não

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 27: Tình thái từ - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22.9.2013. Ngày giảng: 8A3:8A4:. Tiết 27 TÌNH THÁI TỪ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Khái niệm và các lọại tình thái từ. Cách sử dụng tình thái từ. 2. Kĩ năng: Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng tình thái từ trong hoàn cảnh giao tiếp. II. Chuẩn bị của thầy và trò: 1. Thầy: Soạn giảng, tham khảo SGK, SGV, bảng phụ 2. Trò : Đọc bài, chuẩn bị bài theo SGK, SBT. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định lớp(1 phút): 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phú ? Thế nào là trợ từ? Cho ví dụ? Cơ sở để xác định trợ từ? ? Thế nào là thán từ? Cho ví dụ? Cơ sở để xác định thán từ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: (2P) Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh Phương pháp: Thuyết trình Hoạt động 2: (25P)Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng của tình thái từ Mục tiêu: HS nắm được chức năng và cách sử dụng tình thái từ Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, giải thích . Kĩ thuật: Động não Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Gọi HS đọc ví dụ SGK/80 Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi. a) – Mẹ đi làm rồi à? b) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! ( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) c) Thương thay cũng một kiếp người, Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi! ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) d) Em chào cô ạ! * GV đưa ra bảng phụ: đây là các ví dụ trong SGK cô ghi ra bảng để các em dễ quan sát. ? Hãy chỉ ra từ in đậm trong các ví dụ? ? Nêu mục đích nói của câu của câu a) ? a) dùng để hỏi( câu nghi vấn) ? Ở VD (a) ta bỏ từ “à” thì cấu trúc của câu thuộc kiểu câu gì ? + Mẹ đi làm rồi à? (cấu trúc câu hỏi ) + Mẹ đi làm rồi.( câu TT ) - Sẽ không còn là câu nghi vấn nữa -> mà trở thành câu trần thuật. ? Nếu bỏ từ “à” thì ý nghĩa câu có gì thay đổi? - Thay đổi: Không còn ý nghĩa nghi vấn. ? Vậy từ “à”có chức năng gì? ? Câu ở ví dụ ( b) thuộc kiểu câu gì nếu chia theo mục đích nói? Câu cầu khiến( yêu cầu): dấu câu, từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến ? Ở VD (b) lược bỏ từ “đi” thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? - Câu không còn ý nghĩa cầu khiến. ? Vậy từ “ đi” được thêm vào câu có tác dụng gì ? ( để tạo lập câu cầu khiến ) * Ví dụ (c) là hai câu thơ trích trong tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du- sau này đến lớp 9 các em sẽ được học- Là tiếng kêu than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao cho số kiếp của nàng Kiều-> cảm thán. ? Nếu bỏ từ “thay” có được không ? vì sao ? ? Ý nghĩa của câu có gì thay đổi? - Nếu bỏ từ “thay” câu không còn ý nghĩa cảm thán: không bộc lộ rõ cảm xúc, thái độ của người nói, viết. - vì từ “thay “ là từ tạo lập câu cảm thán. ? Qua ba ví dụ trên em có nhận xét gì khi dùng các từ “à”, “đi”,“thay”? ? Vai trò của từ này trong câu văn? - “à” là từ được thêm vào câu để tạo lập câu nghi vấn. - “đi” là từ được thêm vào câu để tạo lập câu cầu khiến - “thay” là từ được thêm vào câu để tạo lập câu cảm thán. -> Là phương tiện cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Tuy không có chức năng tạo lập câu như trên nhưng có tác dụng biểu thị thái độ, sắc thái tình cảm. Vậy từ “ạ” có chức năng gì trong câu, cô trò ta xét ví dụ (d) ? So sánh hai câu: Em chào cô! Em chào cô ạ! Các em thấy có điểm gì giống và khác nhau? - Đều là câu chào nhưng câu 2 có thêm từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm của người nói như thế nào? -> mức độ lễ phép cao hơn. ? Như vậy ở ví dụ này từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói? =>Tất cả các từ dùng để tạo câu n/vấn, câu c/khiến, câu c/thán hoặc biểu thị sắc thái tình cảm ( à, đi, thay, ạ) gọi là tình thái từ. ? Vậy tình thái từ là gì? (Ghi nhớ: SGK/81) ? Tình thái từ thường đứng ở vị trí nào trong câu ? Nó giữ vai trò gì trong câu ? (thường đứng ở cuối câu, là phương tiện để cấu tạo câu.... ? Hãy so sánh sự khác biệt giữa tình thái từ với thán từ. - Cùng biểu thị tình cảm. - Thán từ: thường đứng ở đầu câu, có thể tách ra thành câu đặc biệt. - Tình thái từ: thêm vào câu( thường đứng ở cuối câu).. ? Qua các ví dụ trên, em thấy có mấy loại t/thái từ đáng chú ý? 4 loại... ? để tạo lập câu nghi vấn ngoài từ à có thể sử dụng các từ nào? Cho VD? À, ư, hả, hử, chứ, chăng... ? để tạo lập câu cầu khiến ngoài từ đi có thể sử dụng các từ nào? Cho VD? Đi, nào, với... - “thay” là từ để tạo lập câu cảm thán ngoài từ thay có thể sử dụng các từ nào? Cho VD? Thay, sao... ? Hãy tìm tình thái từ trong đoạn thơ sau: Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn Phương lồng lộng thủ đô gió ngàn. ( Tố Hữu, Sáng Tháng Năm) ? Những từ nào có thể biểu thị sắc thái tình cảm? ạ, nhé, cơ, mà... ? Nhắc lại tình thái từ là gì? Gồm các loại nào? - Gọi HS đọc ghi nhớ ? Lấy VD về tình thái từ ? GV. Các em đã nắm được khái niệm tình thái từ và các loại tình thái từ, nhưng để sử dụng tình thái từ như thế nào để đạt được hiệu quả cao cô cùng các em tìm hiểu tiếp phần II: Sử dụng tình thái từ. * GV đưa ra VD SGK. HS đọc yêu cầu của bài tập. G chép VD ra bảng phụ. Gọi h/s đọc ví dụ . ? Các tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những h/cảnh giao tiếp( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội...) khác nhau như thế nào? ? Xét ví dụ thứ nhất tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong h/cảnh giao tiếp như thế nào? - Bạn chưa về à ? ? Xét ví dụ thứ nhất tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những h/cảnh giao tiếp nào? - Thầy mệt ạ ? ? Xét ví dụ thứ hai tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những h/cảnh giao tiếp nào? - Bạn giúp tôi một tay nhé ! ? Xét ví dụ thứ ba tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những h/cảnh giao tiếp nào? - Bác giúp cháu một tay ạ ! ? Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý những gì? * HS đọc ghi nhớ sgk/ 81. ? Em hãy lấy ví dụ sử dụng tình thái từ trong giao tiếp hàng ngày của em? - HS lấy VD. * Liên hệ thực tế: ? Qua VD , trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau ta nên sử dụng tình thái từ ntn ? Trong giao tiếp phải chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện tính lịch sự, lễ phép -> đạt hiệu quả trong giao tiếp. I- Chức năng của tình thái từ * Ví dụ: SGK/80 - “à” -> cấu tạo câu nghi vấn. - “đi” -> cấu tạo câu cầu khiến - “thay” -> cấu tạo câu cảm thán. -“ ạ” biểu thị sắc thái tình cảm: Kính trọng, lễ phép. 4 loại tình thái từ: + tình thái từ nghi vấn + tình thái từ cầu khiến + tình thái từ cảm thán + tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm * Ghi nhớ: SGK/81 II- Sử dụng tình thái từ. 1. Ví dụ: SGK/81 a. Hỏi thân mật, bằng vai nhau. b. Học trò- thầy: hỏi, kính trọng. c. Cầu khiến, thân mật, bằng vai. d. Cháu - bác: cầu khiến, kính trọng. 2.Ghi nhớ: SGK/81 *HĐ3: Luyện tập(10P) Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập . Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm Kĩ thuật: Động não * Làm bài tập 1 SGK: ( HS làm miệng) - Phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm khác nghĩa, khác từ loại. a) nào -> đại từ d) chứ -> quan hệ từ g) với -> quan hệ từ h) kia -> chỉ từ. - Gọi HS đọc yêu cầu của BT2/82 SGK. - Chia nhóm a) “chứ” nghi vấn, điều muốn hỏi đã ít nhiều được khẳng định. b) “chứ” nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được. c) “ư” Hỏi với thái độ phân vân. d) “nhỉ” Thân mật e) “nhé” thân mật, lời dặn dò. g) “vậy” thái độ miễn cưỡng. h) “cơ mà” thái độ thuyết phục. h) “cơ mà” thái độ thuyết phục - HS làm độc lập GV gọi 2 HS lên bảng chữa n/xét. III- Luyện tập * Bài tập 1/81 Những từ là tình thái từ: b) nào c) chứ e) với i) kia * Bài tập 2/82 SGK - Giải thích ý nghĩa các tình thái từ. Bài 3/82 SGK: - Nó là học sinh giỏi mà! - - Đừng trêu nữa, nó khóc đấy! - Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị! - Em chỉ nói vậy để anh biết thôi! - Con thích được tặng cái cặp cơ! - Thôi đành ăn cho xong vậy. 4.Củng cố: ? Thế nào là tình thái từ ? Tình thái từ có những loại nào ? ? Sử dụng tình thái từ cần lưu ý điều gì ? 5. Hướng dẫn học sinh học bài: Học thuộc ghi nhớ sgk. Làm bài tập 4, 5; Sưu tầm từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân tích, lập bản. III. Tự rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGA van 8.doc
Giáo án liên quan