1. Kiến thức :
- Hệ thống kiến thức văn bản nghị luận đã học.
- Nắm chắc hơn nội dung cơ bản đặc trưng thể loại, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như cáo, chiếu , hịch.
- Sơ giản lý luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại
2. Kỹ năng :
- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học
- Học tập cách trình bày , lập luận có lý, có tình
3.Thái độ : Có ý thức học tập văn nghị luận, có lòng tự hào về truyền thống yêu nư¬ớc của dân tộc, căm thù giặc sâu sắc.
II. Chuẩn bị:
1.Gviên : Sgk + Sgv + tài liệu tham khảo, giáo án, bảng phụ.
2 .HSinh : Vở ghi, sgk, phiếu học tập,vở btập.
III. Tiến trình bài dạy
1.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
2. .Dạy bài mới:
Gviên dẫn vào bài mới.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 132 đến 134 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vở ghi, sgk, phiếu học tập,vở btập.
III. Tiến trình bài dạy
1.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
2. .Dạy bài mới:
Gviên dẫn vào bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : GV kiểm tra chuẩn bị của hs ở nhà
Gv yêu cầu hs đưa vở ra đầu bàn để ktra.
GV nhận xét chuẩn bị của hs
Thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe
Hoạt động2 : HDHS trả lời câu hỏi sgk
-Hệ thống kiến thức về văn bản nghị luận.
?Hãy kể tên những văn bản nghị luận trung đại.
?Văn bản nghị luận hiện đại.
?Thế nào là văn nghị luận?
? Giữa văn nghị luận trung đại và hiện đại có đặc điểm gì khác nhau?
- Cho hs thảo luận câu hỏi trên (3')
- GV nhận xét -Đưa đ/a
- Qua văn bản Nước Đại Việt ta, cho biết vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dt VN khi đó?
- So với bài Sông núi nước Nam, ý thức về nền đl dt thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có điểm gì mới?
Y/c học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà: Bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài ở lớp 8.
- Tr¶ lêi
- Bæ sung
- Tr¶ lêi
- Bæ sung
- Tr¶ lêi
- Bæ sung
- C¸c nhãm nhËn nhiÖm vô th¶o luËn thèng nhÊt ý kiÕn tr×nh bµy
- C¸c nhãm nhËn xÐt bæ sung
- Lắng nghe gv nhận xét-Quan s¸t.
- Vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng VN là một nước độc lập.
- văn bản Nước Đại Việt ta, ý thức về nền đl dt thể hiện toàn diện và sâu sắc hơn.
- Trình bày.
Câu 1: Văn bản nghị luận (Tr 144)
a, Văn bản nghị luận trung đại:
Chiếu dời đô.
Hịch tướng sỹ.
Nước Đại Việt ta.
Bàn luận về phép học.
b, Văn bản nghị luận hiện đại:
- Thuế máu
2. Văn nghị luận:
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Nghị luận trung đại
Nghị luận
hiện đại
- Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
- Mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng “thiên mệnh”, tâm lí sùng cổ
- Viết giản dị, câu văn gần gũi với lời nói thường, gần với đời sống hơn.
Câu 6: (Tr 144)
- Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập của dt VN khi đó vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng VN là một nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên.
- So sánh ý thức về nền đl dt trong văn bản Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta:
+ Sông núi nước Nam: ý thức về nền đl dt được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ, chủ quyền.
+ Bình Ngô đại cáo: ý thức dt phát triển sâu sắc và toàn diện hơn. Ngoài lãnh thổ, chủ quyền, còn bổ sung các yếu tố: nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng.
Câu 7: Bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài ở lớp 8.
STT
Văn bản
Tác giả
Thế kỷ
Quốc gia
Thể loại
ND chủ yếu
Nghệ thuật
1
Cô bé bán diêm
An Đec Xen
XIX
Đan Mạch
Truyện ngắn
Lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé nghèo bất hạnh
Kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng tưởng; các tình tiết diễn biến hợp lí.
2
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc Van
Tét
XVI
Tây Ban Nha
Tiểu thuyết
Sự tương phản về mọi mặt giữa hai nv Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong vh thế giới.
NT tương phản
3
Chiếc lá cuối cùng
O' Henri
XX
Mỹ
Truyện ngắn
Tình thương yêu cao cả giữa những người nghèo khổ
Có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần.
4
Hai cây phong
AiMaTốp
XX
Liên Xô
Truyện
Vẻ đẹp của hai cây phong; ty quê hương, yêu thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy-sen của người họa sĩ.
Sử dụng hai mạch kể lồng ghép; miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa; có nhiều liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
5
Đi bộ ngao du
Ru-xô
XVIII
Pháp
Nghị luận
Muốn đi dạo chơi cần phải đi bộ
Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục
6
Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục
Môlie
XVII
Pháp
Kịch
Tính cách lố bịch, lố lăng của một tay trưởng giả học làm sang
khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của nv qua lời nói, hành động; mâu thuẫn kịch sinh động, hấp dẫn, gây cười.
3 .Củng cố:
?Thế nào là văn nghị luận?
? Văn nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại khác nhau ntn?
4. Dặn dò:
-Về nhà học bài, học thuộc lòng hai đoạn văn, mỗi đoạn khoảng 10 dòng trong các vb nước ngoài đã học.
- Chuẩn bị bài Ôn tập TLV.
--&--&--&--&--&--
Tuần 35
Lớp 8A Tiết(TKB) : .. Ngày dạy: ...../....../ 2014 Sĩ số: 29 - Vắng:...............
Lớp 8B Tiết(TKB) : .......Ngày dạy: ...../..... / 2014 Sĩ số: 29 - Vắng:................
Lớp 8C Tiết(TKB) : .......Ngày dạy: ...../....../ 2014 Sĩ số: 29 - Vắng:................
Tiết 133 + 134 :
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I-Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng về văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính.
- Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự; miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận
2. Kỹ năng : Khái quát, hệ thống hoá kiến théc về các kiểu văn bản đã học.
- so sánh, đối chiếu , phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản.
3. Thái độ : Có ý thức vận dụng trong bài viết của mình.
II-Chuẩn bị:
1.Gviên : Giáo án, sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
2.Học sinh : Vở ghi, sgk,vở btập.
III-Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
?Chương trình lớp 8 đã học những thể loại văn nào?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Kiểm tra chuẩn bị của hs
-Kiểm tra Phần chuẩn bị ở nhà của hs
-Nhận xét-đánh giá.
-Thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
Hoạt động 2 ; HDHS ôn tập phần lí thuyết
?Vì sao văn bản cần có tính thống nhất?
-Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những điểm nào ?
-Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau:
+ Em rất thích đọc sách...
+... Mùa hè thật hấp dẫn.
-Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự ?
Muốn tóm tắt văn bản tự sự thì phải làm ntn, dựa vào những yêu cầu nào ?
-Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng ntn ?
-Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì ?
-Văn bản thuyết minh có những tính chất ntn và có những lợi ích gì ? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày ?
- Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì ? Vì sao phải làm như vậy ?
-Hãy cho biết những
phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật ? Nêu ví dụ về các phương pháp ấy?
- Hãy cho biết bố cục
thường gặp khi làm bàm bài thuyết minh về:
+Một đồ dùng ?
+Cách làm một sản phẩm nào đó?
+Một di tích, danh lam thắng cảnh ?
+Một loài động vật, thực vật ?
+Một hiện tượng tự nhiên?
-Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó ?
-Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm ntn ? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó ?
-Thế nào là văn bản tường trình?
- Vì VB là một thể thống nhất, các phần trong VB có qh gắn bó với nhau để làm sáng tỏ chủ đề.
- Thực hiện yêu cầu
(Vì sao em thích đọc sách, em thích đọc sách ntn, tác dụng của việc ham thích đọc sách ?).
(Hấp dẫn ntn, với những ai, với em thì sao ?)
- Vì tóm tắt VB tự sự sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích
- suy nghĩ trả lời
- Nhận xét bổ sung
-suy nghĩ trả lời
- Nhận xét bổ sung
- suy nghĩ trả lời
- Nhận xét bổ sung
- suy nghĩ trả lời
- Nhận xét bổ sung
- suy nghĩ trả lời
- Nhận xét bổ sung
- suy nghĩ trả lời
- Nhận xét bổ sung
- suy nghĩ trả lời
- Nhận xét bổ sung
- suy nghĩ trả lời
- Nhận xét bổ sung
- suy nghĩ trả lời
- Nhận xét bổ sung
- suy nghĩ trả lời
- Nhận xét bổ sung
1-Tính thống nhất của vbản:
-Tính thống nhất được thể hiện ở chủ đề, đề mục trong qh giữa các phần của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi, lặp lại.
2-Viết đoạn văn:
-Viết theo lối diễn dịch: Những câu văn kế tiếp phải xoay quanh và phát triển ý chủ chốt.
-Viết theo lối qui nạp: Những câu trước đó phải xoay quanh và phát triển ý chủ chốt về sự hấp dẫn của mùa hè
3-Tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ để nắm chắc nội dung của VB; xđ nội dung chính cần tóm tắt (lựa chọn các nhân vật q.trọng và những sự việc tiêu biểu); sắp xếp nội dung chính theo trình tự hợp lí; viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình.
4-Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Có tác dụng làm cho câu chuyện
được kể trở nên sinh động, hấp dẫn.
5-Trong văn tự sự, các chi tiết kể lại sự việc, con người là nòng cốt, là bộ khung, còn các chi tiết miêu tả và biểu cảm tạo sự sinh động và hấp dẫn cho bài văn.
6-Văn bản thuyết minh: nhằm cung cấp tri thức (về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội, mang tính khách quan xác thực) cho người đọc.
7-Muốn có tri thức làm văn bản thuyết minh: người viết phải tích lũy tri thức bằng cách quan sát, tìm hiểu thực tiễn trong đời sống; học tập, nghiên cứu các sách vở, tài liệu.
-Phương pháp thuyết minh:
+Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+Phương pháp dùng số liệu.
+Phương pháp liệt kê.
+Phương pháp nêu ví dụ.
+Phương pháp so sánh.
+Phương pháp phân tích.
+Phương pháp phân loại.
8-Bố cục bài văn thuyết minh:
-MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
-TB: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, ... của đối tượng.
-KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
8-Luận điểm trong bài văn nghị luận:
là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
9-Gv cho một luận điểm, hs nối tiếp câu có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm:
Mỗi khi có quân xâm lăng xâm phạm bờ cõi thì dân ta già trẻ, gái trai đều đứng lên giết giặc (hs nối vào một vài sự tích đánh giặc).
10-Văn bản tường trình: là loại VB trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
3. Củng cố: Khắc sâu nội dung ôn tập
? Thế nào là văn bản tự sự? Muốn văn bản của mình hấp dẫn cần có thêm các yếu tố nào khác?
?Thế nào là VB thuyết minh? Nêu các phương pháp dùng để thuyết minh sự vật?
4. Dặn dò:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài : Văn bản thông báo.
File đính kèm:
- Giao an 8 Thu.doc