Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 11: Kiểm tra 1 tiết Yếu tố miêu tả trong văn bản nghị luận - Năm học 2013-2014

Câu 1: Em hãy cho biết: Đến nay những văn bản nào được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam? Giải thích lí do?

So sánh giữa “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, thế kỷ XI và “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn trãi thế kỷ XV, để thấy được ý thức độc lập dân tộc của cha ông ta có những bước phát triển mới?

Câu 2: Trong bài thơ “Ta đi tới” nhà thơ Tố Hữu viết:

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca ”

Trong đoạn thơ em phát hiện ở những chỗ in đậm có điều gì đặc biệt không?

Việc lựa chọn trật tự từ như vậy có tác dụng gì?

Câu 3:

Cho luận điểm sau: “Cách ăn mặc giản dị phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh luôn giữ được vẻ đẹp tuổi học trò”

Hãy phát triển thành đoạn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, yếu tố tự sự

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 11: Kiểm tra 1 tiết Yếu tố miêu tả trong văn bản nghị luận - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 11: kiểm tra 1 tiết Yếu tố miêu tả trong văn bản nghị luận Soạn: 22 / 4 / 2014 Giảng: 29 / 4 / 2014 A. Mục tiêu cần đạt: - Rốn kỹ năng làm bài kiểm tra thụng qua hệ thống cỏc bài tập vận dụng, thực hành. - Kiểm tra đỏnh giỏ kết quả học tập của học sinh. - Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về yếu tố miêu tả trong văn bản nghị luận - Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành đưa yếu tố mêu tả vào bài văn nghị luận B. Chuẩn bị: - Giáo viên: soạn bài, sưu tầm ngữ liệu, ra đề - Học sinh: Ôn tập kiến thức cơ bản về các nội dung đã học C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 8A2 2. Kiểm tra Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận? Nội dung bài: Tiết 31: Kiểm tra 1 tiết I. Đề bài: Câu 1: Em hãy cho biết: Đến nay những văn bản nào được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam? Giải thích lí do? So sánh giữa “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, thế kỷ XI và “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn trãi thế kỷ XV, để thấy được ý thức độc lập dân tộc của cha ông ta có những bước phát triển mới? Câu 2: Trong bài thơ “Ta đi tới” nhà thơ Tố Hữu viết: Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca” Trong đoạn thơ em phát hiện ở những chỗ in đậm có điều gì đặc biệt không? Việc lựa chọn trật tự từ như vậy có tác dụng gì? Câu 3: Cho luận điểm sau: “Cách ăn mặc giản dị phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh luôn giữ được vẻ đẹp tuổi học trò” Hãy phát triển thành đoạn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, yếu tố tự sự II. Đáp án: Câu 1: Những văn bản được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam a. “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước nam) của Lí Thường Kiệt, thế kỷ XI b. “Nước Đại Việt ta”( trích: “ Bình Ngô đại cáo”) của Nguyễn trãi thế kỷ XV c. “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế kỷ XX. * Hai văn bản: “Nam quốc sơn hà” và “Nước Đại Việt ta”( trích: “ Bình Ngô đại cáo”), được coi như là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam vì: cả hai đều khẳng định dứt khoát chân lí Việt Nam (Đại Việt) là một nước độc lập có chủ quyền. Kẻ nào dám xâm phạm đến đến quyền độc lập ấy nhất định sẽ phải chuốc lấy sự thất bại nhục nhã. Đó cũng chính là tư tưởng cốt lõi của bản tuyên ngôn độc lập (1945): “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ nền độc lập ấy”. - Tuy nhiên so sánh giữa “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, thế kỷ XI và “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn trãi thế kỷ XV, thì ý thức độc lập dân tộc của cha ông ta có những bước phát triển mới: + Trong “Nam quốc sơn hà”: hai yếu tố: lãnh thổ, chủ quyền. + Trong: “Nước Đại Việt ta” thêm 4 yếu tố khác rất quan trọng: văn hiến, phong tục, lịch sử, chiến công diệt ngoại xâm. => Rõ ràng trải qua 4 thế kỷ, ý thức độc lập dân tộc, quan niệm về tổ quốc của cha ông chúng ta đã có những bước tiến dài. Tư tưởng của Nguyễn Trãi thật tiến bộ, toàn diện và sâu sắc, dường như đi trước ca thời đại. Câu 2: Trật tự từ trong câu sắp xếp không theo cấu trúc cú pháp thông thường. * “Đẹp vô cùng” đảo lên phía trước để nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc mới được giải phóng. * “ Hò ô” được đảo lên phía trước “tiếng hát” để bắt vần với “sông Lô” gợi ra một không gian mênh mang sông nước, đồng thời bắt vần chân “ngạt- hát” để tạo ra sự hài hoà về ngữ âm cho khổ thơ. Câu 3: Học sinh phát triển thành đoạn nghị luận làm rõ luận điểm: - Người học sinh có văn hoá không chỉ là học giỏi, chăm ngoan mà trong cách trang phục cần phải giản dị mà đẹp, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng, cơ thể, phù hợp với trang phục truyền thống của dân tộc. - Bởi vậy bạn cần phải suy tính, lựa chọn trang phục sao cho đạt yêu cầu trên nhưng nhất quyết không nên và không thể đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng. - Cách ăn mặc giản dị phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh luôn giữ được vẻ đẹp tuổi học trò ***************************************** Tiết 32: vai trò của Yếu tố miêu tả trong văn bản nghị luận I. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản nghị luận 1. Miêu tả - Miêu tả là tái hiện lại đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc - Đặc điểm của miêu tả là: hình ảnh được tái hiện qua quan sát, so sánh, tưởng tượng và nhận xét 2. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản nghị luận

File đính kèm:

  • docBuoi 11.doc