I.Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt. Từ Hn Việt. Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng nhận biết từ Hn Việt, cc loại từ ghp Hn Việt. Mở rộng vốn từ Hn Việt.
3. Thái độ :
- Gd hs ý thức sử dụng từ ghép Hán Việt đạt hiệu quả cao.
II. Chuẩn bị : GV : Bảng phụ, phấn màu các vd.
HS : Đọc, tìm hiểu trước về từ Hán Việt.
III. Phương pháp : Gợi tìm, vấn đáp, phân tích, thảo luận.
IV. Tiến trình :
1.Ổn định : GV kiểm diện: 7A1: 7A2:
2. Kiểm tra bài cũ :
Đại từ thường dùng để làm gì? Xác định đại từ và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?
Trỏ người, vật, hoạt động, tính chất hoặc để hỏi. Đại từ dùng trong câu trên là “ ai”, dùng để trỏ.
. Nêu những đại từ ở ngôi số 1, số ít và chuyển sang số nhiều.
Tôi, tao, tớ, mình -> chúng tôi, chúng tao .
Đối với bạn bè trong lớp, em phải xưng hô như thế nào cho hay?
Tôi, mình, bạn.
GV nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới : Ơ lớp 6, chúng ta đã biết thế nào là từ Hán Việt. Ơ bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về yếu tố cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt.
19 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Kim Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công viên?
à HĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
ơ. Gọi hs tóm tắt yêu cầu bt 1.
Tìm từ ghép Hán Việt có : quốc, sơn, cư.
Tìm 5 từ ghép Hán Việt cóchính trước, phụ sau, phụ trước, chính sau.
ơCho HS làm bài vào vở bài tập.
I. Đơn vị cấu tạo của từ Hán Việt
à Ghi nhớ : sgk/69.
II. Từ ghép Hán Việt :
àGhi nhớ :sgk/70
III. Luyện tập :
Bài 1
Hoa 1 : chỉ sự vật, cơ quan sinh sản của cây,
- Hoa 2 : phồn hoa, bóng bẩy.
- Phi 1 : bay, phi 2 : trái pháp luật. Phi 3 : vợ vua.
- tham 1 : ham muốn,
- tham 2 : dự vào.
- Gia 1 : chủ, gia 2 : thêm vào.
Bài 2:
Quốc kì, quốc gia, sơn hà, giang sơn,
an cư, cư xá.
Bài 3:
a. chính trước, phụ sau : hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả.
b: Phụ trước, chính sau : thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
4. Củng cố và luyện tập :
Từ Hán Việt tạo nên từ ghép Hán Việt đúng hay sai? Giải thích?
Sai, vì tiếng ( yếu tố Hán Việt ) mới cấu tạo nên từ ghép Hán Việt.
. So sánh trật tự các yếu tố của từ ghép Hán Việt và từ ghép thuần Việt trong từ ghép chính phụ, em thấy thế nào?
Có điểm giống và khác nhau :
- Giống : chính trước, phụ sau.
- Khác : phụ trước, chính sau.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc 2 phần ghi nhớ sgk/69,70. Làm hoàn thiện phần còn lại của bài tập 1, 2 ,4.
- Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các văn bản đã học.
- Xem lại đề bài, dàn ý của bài tập làm văn ở nhà, tiết 19 trả bài.
V. Rút kinh nghiệm :
Tuần : 5
Tiết : 19
ND :28/ 9/2010
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Ở NHÀ
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản tự sự hoặc miêu tả, về cách tạo lập văn bản, về các tác phẩm có liên quan đến đề bài, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt những bài sau.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn, liên kết câu, viết bài văn mạch lạc.
3. Thái độ: GDHS ý thức sửa chữa những sai sót trong bài làm của mình.
II. Chuẩn bị : GV : bài, đoạn văn hay.
HS : xem lại đề bài và dàn ý của bài làm.
III. Phương pháp : nêu vấn đề.
IV. Tiến trình :
1.Ổn định : GV kiểm diện: 7A1: 7A2:
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra VBT của HS.
3 . Bài mới : Để giúp các em nhận ra những thiếu sót trong bài làm cũng như những mặt mà các em đã làm được trong bài làm văn của mình, tiết này côsẽ trả bài làm văn số 1 cho các em.
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài
à HĐ 1 : Gọi hs nhắc lại đề bài, gv ghi bảng.
àHĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Đề văn yêu cầu thể loại gì?
Chủ đề cần miêu tả là gì?
àHĐ 3 : Nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của HS.
àHĐ4: Công bố kết quả.
ơ GV công bố điểm.
àHĐ5: GV phát bài cho hs.
à HĐ5:Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý.
Phần mở bài em nêu những ý gì ?
Phần thânû bài em sẽ làm như thế nào?
Phần kết bài em nêu những ý gì ?
ơ GD HS ý thức lập dàn ý trước khi làm văn.
àHĐ7 : Hướng dẫn HS sửa chữa các loại lỗi ơGV nêu cụ thể các loại lỗi mà học sinh mắc phải cho các em sửa.
ơ GD HS ý thức viết đúng chính tả.
ơGD HS ý thức dùng từ, viết câu chính xác, đúng ngữ pháp..
1.Đề : Miêu tả lại một cảnh đẹp mà em đã gặp trong những tháng nghỉ hè.
2. Tìm hiểu đề :
a. Thể loại : văn miêu tả.
b. Yêu cầâu : tả cảnh đẹp.
3. Nhận xét ưu khuyết điểm :
a. Ưu điểm :
b. Khuyết điểm :
4. Công bố điểm :
5. Phát bài :
6. Dàn ý :
Mở bài :
- Giới thiệu cảnh được tả.
- Nhận xét sơ lược về cảnh tả.
b. Thân bài :
- Tả chi tiết về cảnh giới thiệu
- Sử dụng những biện pháp nghệ thuật đã học làm cho bài văn thêm sinh động cụ thể.
c. Kết bài :
- Nêu cảm nghĩ của mình.
7. Sửa chữa các loại lỗi :
Lỗi chính tả :
b. Lỗi dùng từ :
c. Các loại lỗi khác :
4. Củng cố và luyện tập :
. Nêu các bước tạo lập văn bản?
Định hướng, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra.
Qua tiết trả bài, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Chú ý hơn về lỗi chính tả, dùng từ và các loại lỗi khác.
ơ Gd hs ý thức cẩn thận hơn khi viết chữ và làm bài.
5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Về nhà xem và nắm kĩ các bước tạo lập văn bản. Nắm vững những yêu cầu về bố cục, liên kết, mạch lạc trong văn bản.
- Sửa các lỗi sai trong bài của mình.
- Đọc tìm hiểu bài “ Tìm hiểu. cảm” , tóm tắt yêu cầu phần luyện tập.
V. Rút kinh nghiệm :
Tuần : 5
Tiết : 20
ND : 28/9/2010
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu :
- Khái niệm văn biểu cảm.
- Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn biểu cảm.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
3. Thái độ : GDHS ý thức bày tỏ tình cảm của mình trong văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị :
1.GV : Đoạn văn biểu cảm hay.
2.HS : Đọc, tìm hiểu bài trước.
III. Phương pháp :
- Vấn đáp, phân tích tổng hợp,nêu vấn đề,thảo luân nhóm
IV. Tiến trình :
1. Ổn định : GV kiểm diện: 7A1: 7A2:
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3 . Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong đời sống ai cũng có tình cảm. Tình cảm đối với cảnh, với vật, với người. Tình cảm con người lại rất phức tạp và phong phú. Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa không nói ra được thì người ta dùng thơ, văn để biểu hiện tình cảm. Loại văn thơ đó người ta gọi là văn biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài “ Tìm hiểu chung về văn bản biểu cảm”.
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài dạy
àHđ 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm .
ơ Gọi HS đọc 2 câu ca dao .
Mỗi câu ca dao trên thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?
Sự cảm thông với nỗi khổ của con cuốc ( con người trong XH cũ ).
Vẻ đẹp của cánh đồng và cô gái, niềm hạnh phúc bao la.
Khi viết thư cho người thân em thường nói về những gì?
Những nỗi nhớ, tình cảm , yêu thương.
Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì?
Để gợi lên sự đồng cảm với người đọc.
Vậy trong cuộc sống con người có cần đến biểu cảm nhiều không? Vì sao?
Nhiều, vì nó thể hiện những tình cảm, cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày.
ơ GV nêu một số bài văn biểu cảm : Bếp lửa, Công cha. con ơi, Nhớ con sông quê hương, Quê hương
. Mang rất nhiều tình cảm , cảm xúc nên có thể gọi văn biểu cảm là văn gì ?
Trữ tình.
. Bao gồm những thể loại nào?
àHĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của văn
biểu cảm.
ơ Gọi hs đọc 2 đoạn văn trong sgk. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép
Vòng 1:nhóm 1 thảo luận câu a. Nhóm 2 thảo luận câu b. Nhóm 3, 4 thảo luận câu c.
Nhóm 1:
Đoạn 1
Nỗi nhớ bạn gắn liền với những kỉ niệm.
- Đoạn 2 : Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
Thương nhớ ơi, biết bao thương nhớ.
Không kể về một việc gì hoàn chỉnh, tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên tưởng gợi ra những cảm xúc sâu sắc.
Nhóm 2: Em thấy tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm nào ?
ơ GD hs ý thức yêu cái tốt, ghét cái xấu.
.Nhóm 3: Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên?
1. Người viết nói thẳng tình cảm thương nhớ của mình.
2. Nói tình cảm của mình qua cô gái.
Cách biểu cảm như ở đoạn 1 là biểu cảm trực tiếp. Còn cách biểu cảm như đoạn 2 là gì?
gián tiếp.
Em có thể hiểu biểu cảm gián tiếp bằng cách nào?
Dùng biện pháp tự sự, miêu ta, ẩn dụ để khơi gợi cảm xúc.
Vòng 2 : Hình thành nhóm mới HS chia sẻ thông tin ở vòng 1. Rút ra đặc điểm chung của văn biểu cảm
ơ Gọi hs đọc ghi nhớ sgk /79.
ơ GD hs ý thức biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm.
àHĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện tập .
So sánh hai đoạn văn và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm? Vì sao em biết?
. Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
ơ HS thảo luận : chỉ ra nội dung biểu cảm trong hai
bài thơ “Sông núi nước Nam”, “ Phòù giá về kinh”
I.Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
- Ý 1 ghi nhớ.
Ý 2 ghi nhớ.
II. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:
- Ý 3 ghi nhớ.
- Ý 4 ghi nhớ.
à Ghi nhớ :sgk/73
III. Luyện tập :
Bài 1: Đoạn 2 :là văn biểu cảm vì nó bộc lộ tình cảm thích hoa Hải Đường của tác giả.
Bài 2.
Hai bài thơ : biểu cảm trực tiếp:
- Một bài thơ biểu hiện niềm tự hào về nền độc lập dân tộc.
- Một thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng, khát vọng hoà bình lâu dài của đất nước.
4. Củng cố và luyện tập:
. Thế nào là văn biểu cảm?
Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người, khơi gơiï sự đồng cảm.
. Văn biểu cảm thường thể hiện những tình cảm gì?
Yêu con người, thiên nhiên, tổ quốc, ghét cái xấu.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ,làm bt 3, 4 sgk/74.
- Đọc tìm hiểu bài “Buổi ra”, “ Côn Sơn ca”, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tuan 5.doc