Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 105, 106: Sống chế mặc bay - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.MỤC TIÊU:

-Học sinh:

 + Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, những thành công nghệ thuật của truyên ngắn “Sống chết mặc bay”

2.CHUẨN BỊ:

HS:SGK+vở ghi+bài sọan+VBT

GV:SGK+giáo án+SGV+bảng phụ

3.PHƯƠNG PHÁP

-Đặt câu hỏi:vấn đáp, thảo luận,qui nạp

-Đọc diễn cảm

4.TIẾN TRÌNH:

 4.1 ỔN ĐỊNH LỚP:

 7A 2:

 4.2KTBC:

 - GV kiểm tra VBT và vở bài soạn của học sinh

 4.3BÀI MƠÍ

 * GTB: Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn về tư tưởng cũng như nghệ thuật có thể xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam bởi lẽ tác giả đã sử dụng thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Để học tốt tác phẩm này chúng ta cùng tìm hiểu hai phép nghẹ thuật này đã được thể hiện như thế nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 105, 106: Sống chế mặc bay - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 -TIẾT PPCT:105 -106 Văn bản: SỐNG CHẾT MẶC BAY Ngày dạy:16/3/09 Phạm Duy Tốn 1.MỤC TIÊU: -Học sinh: + Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhânâ đạo, những thành công nghệ thuật của truyên ngắn “Sống chết mặc bay” 2.CHUẨN BỊ: HS:SGK+vở ghi+bài sọan+VBT GV:SGK+giáo án+SGV+bảng phụ 3.PHƯƠNG PHÁP -Đặt câu hỏi:vấn đáp, thảo luận,qui nạp -Đọc diễn cảm 4.TIẾN TRÌNH: 4.1 ỔN ĐỊNH LỚP: 7A 2: 4.2KTBC: - GV kiểm tra VBT và vở bài soạn của học sinh 4.3BÀI MƠÍ * GTB: Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn về tư tưởng cũng như nghệ thuật có thể xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam bởi lẽ tác giả đã sử dụng thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Để học tốt tác phẩm này chúng ta cùng tìm hiểu hai phép nghẹ thuật này đã được thể hiện như thế nào? HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản - GV đọc mẫu và cho HS đọc - Có thể phân vai cho HS (?) Hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả Phạm Duy Tốn - GV giới thiệu sơ lược về truyện ngắn hiện đại (Truyện ngắn hiện đại viết bằng văn xuôi Tiếng Việt hiện đại, thiên về kể chuyện thật gắn với kí, với sự việc, cốt truyện phức tạp, hướng vào việc khắc họa hiện tượng, phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Đặc biệt cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian hạn chế HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản - GV gọi HS tóm tắt truyện: * Truyện xảy ra ở Bắc Bộ, vào lúc một giời đêm, nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê X thuộc phủ X chuẩn bị vỡ. Dân phu kể hàng trăm con người rất lo sợ khúc đê này hỏng. Nhưng trong đình đèn thắp sáng trưng, lính tráng, kẻ hầu người hạ cho quan phụ mẫu đánh tổ tôm. Trước tin nguy cấp đê vỡ quan phụ mẫu cùng nha lại tiếp tục đánh tổ tôm. Trước tin nguy cấp đê vỡ, quan phụ mẫu cùng nha lại tiếp tục đánh tổ tôm, thờ ơ trước cảnh tượng nhốn nháo, lo sợ của dân chúng khi họ đi hộ đê và cuối cùng đê ấy vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng” ngìn sầu muôn thảm” (?) Truyện này có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn (?) Phần trung tâm nằm ở đoạn nào? (Đoạn 2) - GV giới thiệu Phép tương phản (Đối lập) trong nghệ thuật: Là tạo ra những hành động, cảnh tượng trái ngược để làm nổi bật một ý tưởng, bộ phận trong tác phẩm (?) Hãy chỉ ra hai mặt tương phản trong truyện, phân tích làm rõ hai mặt tương phản đó * (Tiết 2) (Cảnh vỡ đê >< Cảnh trong đình) - GV gọi HS đọc đoạn 1 - GV chia HS làm 2 nhóm + Nhóm 1: Tìm sự tướng phản, chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch - GV gọi HS đọc đoạn 2 + Nhóm 2: Tìm sự tương phản. Tìm các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi đánh bài trong đình với không khí tĩnh mịch trang nghiêm? (?) Trong sự tương phản cực độ này hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tac giả khắc họa như thế nào? (Không khí quang cảnh tĩnh mịch trang nghiêm, nhàn nhã đường bệ nguy nga, dáng ngồi, cách nói của quan phủ, kẻ hầu người hạ) + Sự đam mê tổ tôm và quang cảnh đánh tổ tôm của quan phủ với nha lại chánh tổng + Thái độ của bọn quan phủ khi có người vào báo đê vỡ + Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ (?) Em hãy nêu dụng ý của tác giả trong việc xây dựng cảnh tượng tương phản này? => HS thảo luận => GV diễn giảng: Tăng cấp là lần lượt đưa ra thêm chi tiết và chi tiết sau cao hơn chi tiết trước. Qua đó làm rõ hơn bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói (?) Em hãy phân tích, chứng minh: Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, cảnh nguy cơ vỡ đê, hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân như thế nào? => HS thảo luận theo nhóm bàn. Đại diên nhóm phát biểu ý kiến. GV chốt ý bổ sung (?) Em hãy phân tích chứng minh sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê của tên quan phủ như thế nào? (Làm rõ thêm tâm lí, tính cách nhân vật) (?) Tác dụng của sự kết hợp hai phép nghệ thuật: tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của nhân dân như hế nào? (?) Qua những đoạn văn đã được phân tích, hãy nêu nhận xét về giá trị nội dung phản ánh và giá trị nhân đạo cùng giá trị nghệ thuật? - Thảo luận nhóm lớn .Đại diện nhóm phát biểu. GV chốt ý bổ sung I. ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH 1. Đọc 2. Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883-1924). Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Sống chết mặc bay được coi là tác phẩm thành công nhất II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Bố cục: Phân làm 3 đoạn: - Phần 1: Từ đầu -> hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân - “Tiếp theo -> điếu mày: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm khi “đi hộ đê” - Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu 2. Phân tích: a. Cảnh đê vỡ và cảnh trong đình * Cảnh vỡ đê - Thời gian: Gần một giờ đêm - Trời mưa tầm tã - Nước sông Nhị Hà lên cao quá - Dưới sông nước cuồn cuộn bốc lên - Hằng trăm nghìn con người - Tình cảnh trông thật thảm hại - Tiếng trống, ốc thổi vô hồi tiếng người xao xác gọi nhau - Sức người khó lòng địch nổi - Lo thay, nguy thay, khúc đê này hỏng mất * Cảnh trong đình: - Đình ở trên mặt đê cao mà vững chãi - Đèn thắp sáng, kẻ hầu người hạ - Quan phụ mẫu chễm chệ ngồi, không khí tĩnh mịch trang nghiêm - Đê vỡ mặc đê không bằng nước bài cao thấp - Đê vỡ rồi ông cắt cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày - Vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói “Ù thông tôm chi chi nảy điếu mày” => Hai cảnh tượng này diễn ra ở một thời điểm nguy cấp . Hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau nhằm cho người đọc cảm nhận được sự vô trách nhiệm của quan phụ mẫu c. Phép tăng cấp - Cảnh trời mưa: Mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống - Mực nước sông mỗi lúc một dâng cao. Nước sông Nhị Hà lên to quá. Dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên - Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ - Sức người mỗi lúc một đuối - Nguy cơ vỡ đê đến gần -> Cuối cùng đã đến => Phép tương phản xen kẽ phép tăng cấp: Lên án gay gắt tên quan phủ “Lòng lang dạ thú”, bày tỏ niềm thương cảm của người dân trước cảnh thiên tai, thái độ vô trách nhiêm của kẻ cầm quyền 3. Giá trị tác phẩm a. Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống nhân dân và cuộc sống của bọn quan lại b. Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than của người dân do thiên tai và thài độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền c. Giá triï nghệ thuật: kết hợp hai phép nghệ thuật tương phản và tăng tiến, ngôn ngữ khá sinh động, câu băn sáng gọn * GHI NHỚ: SGK/83 4.4 CỦNG CỐ –LUYỆN TẬP (?) Em hãy nêu ý nghĩa của truyện? - Đọc ghi nhớ sgk/83 4.5 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ -Học ghi nhớ +Nắm vững nội dung bài học - Làm phần luyện tập 1, 2 sgk/83 - Chuẩn bị bài: Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu + Đọc văn bản +chú thích + Đọc và trả lời câu hỏi sgk/94 5. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 105106 song chet mat bay.doc