I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại. Đặc điểm thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
- Hiểu sơ giản về Trần Quang Khải và khí phách hào hùng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dich tiếng Việt.
- Tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh qua việc liên hệ với nội dung Bản tuyên ngôn độc lập của Bác.
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: soạn bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc Những hát than thân và châm biếm. Nêu nội dung của những câu hát than thân và châm biếm ấy?
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời thơ rõ ràng, rành mạch - Làm sống dậy không khí trận mạc.
=> Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược.
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc.
b, Hai câu cuối : Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
-> Nói về việc xây dựng đất nước trong thời bình với 1 niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
=> Thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
* Ghi nhớ: sgk(68)
III- Tổng kết:
*Ghi nhớ Sgk-65, 68
Luyện tập:
- Tuyên ngôn lần thứ 2: Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi (TK XV)
- Tuyên ngôn lần thứ 3: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (2.9.194
4. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc hai bài thơ,- Nắm thể thơ, nội dung và nghệ thuật
- Chuẩn bị” Từ Hán Việt” trả lời câu hỏi SGK.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 5 Ngày soạn: 12/ 09/ 2013
TiÕt 19: Tõ H¸n ViÖt
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ Hán Việt.
- Các loại từ ghép Hán Việt.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ Hán Việt.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: giáo án
- Học sinh: bài soạn , xem trước BT(SGK)
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ?
? Gạch chân dưới đại từ trong bài ca dao sau, cho biết đại từ đó trỏ gì?
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
số lượng số lượng
? Đánh dấu vào ô trống đầu các đại từ? Các đại từ đó trỏ gì?
þ hắn ngôi 3 ngư
đi lại þ chúng mày ngôi 2
þ y ngôi 3 học sinh
-> các đại từ trỏ người
3. Dạy bài mới
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung chÝnh
Hoạt động 1: Khởi động
ở lớp 6 chúng ta đã học và biết thế nào là từ Hán Việt. Trong tiết này các em sẽ tiếp tục được tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ ghép Hán Việt và từ ghép Hán Việt.
Hoạt động 2:Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
HS đọc bài thơ chữ Hán “ Nam quốc sơn hà”
? Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà có nghĩa là gì?
- Nam: phương Nam
- Quốc; nước
- Sơn: núi
- Hà: sông
=> dùng từ cấu tạo từ
GV: các tiếng này đều có nghĩa và được gọi là yếu tố Hán Việt
HS so sánh các ví dụ sau: Treo bảng phụ
a. Tôi lên núi
b.Tôi lên sơn
c. Nó lội xuống sông
d. Nó lội xuống hà
e. Ông là một nhà thơ yêu quốc
g. Ông là một nhà thơ yêu nước
Từ ví dụ trên em hãy cho biết các yếu tố Hán Việt sơn, hà, quốc có thể dùng như một từ đơn để đặt câu không?
- Không
? Các yếu tố này dùng để làm gì
- Tạo từ ghép. Nam quốc, sơn hà
? Tiếng “ thiên” trong từ “ thiên thư” có nghĩa là “ trời”. Vậy tiếng “ thiên” trong các từ sau có nghĩa là gì?
HS thảo luận nhóm 2 trong 2phút
- Thiên niên kỉ -> nghìn
- Thiên lí mã -> nghìn ( ngựa hay)
- Thiên đô về Thăng Long -> dời đô về Thăng Long
? Nhận xét gì về các yếu tố “ thiên” trong các ví dụ trên?
- Các yếu tố đồng âm, nghĩa khác nhau
GV tích hợp từ đồng âm khác nghĩa
HS tìm ví dụ các yếu tố đồng âm khác nghĩa
- Phi pháp, phi nghĩa: trái không phải
- Phi công, phi đội
- gia chủ: chủ nhà
- Gia vị: tăng , thêm
? yếu tố Hán Việt là gì? Đặc điểm của các yếu tố Hán Việt?
HS đọc ghi nhớ ( SGK69). GV chốt
Hoạt động 3:Từ ghép Hán Việt
Đọc bài “ Tức sự” chỉ ra những từ Hán Việt
- Xã tắc, lưỡng hồi, sơn hà, thiên cổ
? Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san thuộc từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
- Ghép đẳng lập
? Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc ghép nào?
- Từ ghép chính phụ
? Xác định tiếng chính tiếng phụ? Gạch chân tiếng chính?
Nhận xét trật tự
HS đọc BT 2b. Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc từ ghép gì?
- Ghép chính phụ
? Trật tự của nó có khác gì so với trật tự từ ghép thuần Việt?
? Em hãy tìm 1 từ ghép có yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ đứng sau 1 từ ghép có yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính đứng sau nói về vấn đề môi trường?
? Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính? Mỗi loại có đặc điểm cấu trúc như thế nào so với từ ghép thuần Việt?
HS đọc. GV chốt
Hoạt động 4. Luyện tập
HS đọc BT 1. Xác định yêu cầu
GV hướng dẫn HS làm bài
Trình bày -> nhận xét
HS đọc BT2 xác định yêu cầu, làm bài
GV hướng dẫn, bổ sung
HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài
Gv hướng dẫn, sửa chữa
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Là yếu tố Hán Việt dùng cấu tạo từ Hán Việt
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không dùng độc lập mà dùng để tạo từ ghép
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác nhau
3. Ghi nhớ ( SGK 69)
II. Từ ghép Hán Việt
1. Ví dụ
2.Nhận xét
- Từ ghép Hán Việt có từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập
- Từ ghép chính phụ:
Trật tự : tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau
- Từ ghép thuần Việt:
Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau( yếu tố)
3. Ghi nhớ 2: ( SGK 70)
III. Luyện tập
Bài 1
Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm
* Phi1( phi công, phi đội): máy bay
-Phi2( phi pháp, phi nghĩa): trái, không phải
-Phi3( cung phi, vương phi): vợ lẽ của vua hay vợ của thái tử hoặc các vương hầu
* Hoa1( hoa quả, hương hoa): bộ phận cấu thành hoa quả
- Hoa2(hoa mĩ, hoa lệ): cảnh vật đẹp lộng lẫy
* Gia1( gia chủ, gia súc): nhà
- Gia2(gia vị, gia tăng): thêm vào
2. Bài 2(70): Tìm từ ghép có chứa yếu tố Hán Việt : quốc, sơn, cư, bại
- Quốc gia, cường quốc
- Sơn: giang sơn, sơn hà
- Cư: cư trú, dân cư
- Bại: thất bại, chiến bại
3. Bài 3(70): Xếp các từ ghép Hán Việt vào các nhóm thích hợp
* Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
- Tân binh phóng hoả
- Đại thắng thi nhân
* Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: hữu ích, bảo mật
* Bài tập nâng cao (7A)
LÀM THÊM BÀI TẬP 3,4 TRONG SÁCH NÂNG CAO
4:Củng cố.
? Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Đặc điểm mỗi loại?
5.Hướng dẫn học bài:
- Học nội dung ghi nhớ, xem lại bài tập
- Làm BT 4+5(70)
- Soạn: “ Sửa lỗi” trong bài tập làm văn số 1
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 5 Ngày soạn: 18/ 09/ 2013
TiÕt 20 Tr¶ bµi tËp lµm v¨n sè 1
I. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS:
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản miêu tả.
- Đánh giá cụ thể những ưu khuyết điểm của học sinh về các mặt: bố cục, cách dùng dùng từ, đặt câu, nội dung ý nghĩa sự việc qua đó giúp học sinh sửa các lỗi đó.
- Rèn kĩ năng viết văn ( kể chuyện) miêu tả.
- Có ý thức sửa lỗi, rút kinh nghiệm để bài viết tốt hơn.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: giáo án, các lỗi HS hay mắc phải trong bài viết
- Học sinh: Sửa các lỗi trong bài tập làm văn.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định trật tự:
2. Tiến trình tiết trả bài
I. Đề bài:
Tả cảnh đẹp ở quê hương mà em yêu thích.
II. Đáp án – biểu điểm
Cần đảm bảo những yêu cầu sau:
1. Yêu cầu chung:
Hiểu đúng đề: Tả về một cảnh đẹp mà em yêu thích ở quê em, trình tự miêu tả: kết hợp miêu tả theo trình tự không gian và thời gian; bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu chung về khung cảnh định tả: ở đâu, vào thời điểm nào, cảnh như thế nào?
- Tả cụ thể, chi tiết về cảnh đó: có thể là cánh đồng, dòng sông, hồ sen.
- Đánh giá về khung cảnh đó
- Cảm xúc , tình cảm của em
I. ĐỀ BÀI: (7B)
- Em hãy tả lại một người thân mà em yêu quý nhất
- Trước khi trả bài gv cho hs nhắc lại quá trình tạo lập vb
II. ĐỊNH HƯỚNG
- Thể loại : Miêu tả
- Nội dung: + Tả lại một người thân mà em yêu quý nhất
* Lưu ý: phải kết hợp miêu tả với biểu cảm.
III. LẬP DÀN BÀI
1. MB: (1,5đ) Giới thiệu chung về người thân được tả (bố, mẹ ,ông bà, anh chị em,bạn thân..)
2. TB: (6đ))
- Miêu tả hìh dáng bên ngoài của nguời thân (Khuân mặt, mắt, mũi, miệng, tay, chân, mái tóc,hình dáng, ..)
- Tả được tính cách bên trong (Tính tình, lời nói, cử chỉ, hành động,quan hệ với mọi nguời,dành tình cảm cho em vói mọi gười xung quanh........)
- Tình cảm của em dành cho người thân đó
3. KB: (1,5đ)- Cảm nghĩ của em về người thân đó.
- Trình bày sạch sẽ,rõ ràng,1đ
IV. NHẬN XÉT :
Đề bài phù hợp với ba đối tượng học sinh song nhiều em chưa xác định đúng yêu cầu của đề nên điểm dưới trung bình còn thấp.
2. Yêu cầu cụ thể:
*. Điểm 9,10: Nội dung đảm bảo theo dàn ý trên, sâu sắc
- Xây dựng được bố cục rõ ràng, khoa học. Làm nổi bật vẻ đẹp riêng của cảnh
- Trình bày sạch sẽ, câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát. Sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật khi tả.
*. Điểm 7,8:
- Đảm bảo yêu cầu trên
- Còn vi phạm vài lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu
*. Điểm 5,6:
- Nội dung đầy đủ, chưa sâu
- Đạt yêu cầu về bố cục
- Diễn đạt chưa hay, đôi chỗ còn lủng củng
*. Điểm 3,4:
- Bố cục chưa rõ
- Sắp xếp ý chưa hợp lí còn mắc các lỗi khác
- Nội dung sơ sài
*. Điểm 1,2:
- Nội dung quá sơ sài
- Diễn đạt lủng củng
- Không rõ bố cục
- Mắc nhiều lỗi khác
III. Nhận xét bài làm của HS
1. Ưu điểm
- Đa số biết cách làm bài văn miêu tả.
- Bài viết có bố cục ba phần tương đối rõ ràng.
- Khi tả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật -> cảnh sinh động, đẹp hơn.
- Diễn đạt lưu loát
- Đa số biết chấm câu, sử dụng từ ngữ hợp lí hơn.
- Chữ viết sáng sủa, sạch đẹp.
2. Nhược điểm
- Một số bài nội dung sơ sài:
- Diễn đạt còn lủng củng
- Sai chính tả
III. Chữa lỗi
1. Lỗi chính tả
2. Lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp
GV đọc các lỗi sai, học sinh sửa
IV. Đọc bài văn mẫu
GV gọi HS đọc bài văn của HS
Hs nhận xét
Gv nhận xét
GV gọi điểm
HS chủ ý nghe, biết kết quả bài làm của lớp . So sánh bài của mình -> vươn lên
4. Củng cố: Một số lưu ý khi làm bài văn miêu tả
5. Hướng dẫn học bài:
- Ôn lại kiểu bài miêu tả; tự sự
- Chuẩn bị: “ Tìm hiểu chung về văn biểu cảm” trả lời các câu hỏi SGK
V. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt tuần 5
Vũ Thị Ánh Hồng
File đính kèm:
- Giao an NV7 Tuan 5.doc