I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Nắm được cách thức làm hai loại văn bản đề nghị và báo cáo.
- Biết ứng dụng các văn bản báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể.
-Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản trên.
2. Kiến thứ:
- Tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
- Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo.
- Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản trên.
- Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng qui cách.
4. Thái độ:
- Có ý thức viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng qui cách.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Xem lại cách làm và những điều cần lưu ý khi làm văn bản đề nghị.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
35 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 33 và 34 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông cha là con người phải biết yêu thương, đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau dù khác nhau về tính cách, điều kiện sống nhưng lại cùng nhau sống chung một xóm làng, một quê hương, rộng hơn là đất nước.
b. Vì sao phải yêu thương đoàn kết?
- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Người được giúp đỡ sẽ vượt qua những khó khăn thử thách làm cho cuộc sống ổn định hơn.
c. Thực hiện đạo lí đó như thế nào?
- Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn. Không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động cụ thể thiết thực, giúp đỡ về vật chất (tiền bạc, đồ dùng,), tinh thần (lời động viên, an ủi,), luôn thể hiện tinh thần “ một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
- Tích cực giúp đỡ đồng bào lũ lụt, nghèo khó.
- Không sống xa hoa, lãng phí. Không phân biệt giàu nghèo tạo mặc cảm cho người nghèo.
- Phê phán những kẻ chia rẽ, mất đoàn kết, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Đó là sống ích kỉ, hẹp hòi
- Bên cạnh việc tạo tình đoàn kết giữa những người trong một nước, chúng ta cần xây dựng tình đoàn kết quốc tế.
1,0 đ
2,0 đ
1,5 đ
3. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao:
+ Câu ca dao là bài học về lòng nhân ái cho mỗi người chúng ta.
+ Cũng là hồi chuông thức tỉnh lương tâm những kẻ thờ ơ trước nỗi bất hạnh của người khác.
- Liên hệ bản thân.
1,0 đ
Câu 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : “ Thất bại là mẹ của thành công”.
Phần
Nội dung
Điểm
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công
- Để khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở, tục ngữ có câu:"Thất bại là mẹ thành công"
1,0 đ
2.Thân bài
a. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.
* Nghĩa đen :
- Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi.
- Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp.
- Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công.
* Nghĩa bóng :
-Trong đời, ai cũng phải có đôi lần thất bại.Thực ra chẳng có ai muốn thất bại cả.
Nhưng khi đã thất bại thì thường có 2 loại người với 2 phản ứng khác nhau :
- Có người bỏ cuộc như con chim khi trúng tên thì sợ cây cung.
- Có những người lại quyết tâm làm lại.Chính khi bắt đầu làm lại người ta mới phân tích, mổ xẻ nguyên nhân của thất bại để tránh bị thất bại lần nữa.Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn
* Từ những ý nghĩa trên, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời
b.Tại sao thất bại lại là mẹ thành công?
- Sự mâu thuẫn: Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai sự việc trái ngược nhau hoàn toàn, không hề liên quan với nhau cả. Nhưng suy cho cùng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Nguyên nhân: Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.
- Dẫn chứng: trong học tập, lao động và chiến đấu
c. Mở rộng vấn đề.
- Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng.
- Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn.
1,0 đ
2,0 đ
1,0 đ
3. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình.
1,0 đ
4. Củng cố:
- Ôn tập theo đề cương.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tập làm văn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 35 Ngày soạn: 06/04/2014
Tiết 136 Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Giúp học sinh biết cách đọc truyền cảm để cảm thụ tác phẩm một cách tốt nhất.
2. Kiến thức:
- Các văn bản đã học trong học kì II.
3. Kĩ năng:
- Các kĩ năng đọc gắn liền với các kiểu văn bản.
4. Thái độ:
- Có ý thức đọc và cảm thụ, phân tích tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Gióa án
2. Học sinh: Xem lại các văn bản đã học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
2. Giới thiệu bài:
Để tiết hoạt động ngữ văn: đọc diễn cảm văn nghị luận một cách tốt nhất trước khi cảm thụ một tác phẩm thì tiết học này sẽ giúp ta điều này.
.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: GV nêu yêu cầu về cách đọc và tiến trình giờ học
® Yêu cầu đọc:
- Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng, mạch lạc và rõ ràng.
- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn, tổ chức đọc
Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Giọng chung toàn bài: Hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
1. Đoạn mở bài: - 2 câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ: Nồng nàn, đó là giọng khẳng định chắc nịch.
- Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1, 2); Cụm chủ - vị chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả,
- Câu 4 – 5 – 6:
- Nghỉ giữa câu 3 và 4.
- Câu 4: Đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ.
- Câu 5: Giọng liệt kê.
- Câu 6: Giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các điệp ngữ, đảo ngữ: Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.
Gọi từ 2 – 3 HS đọc đoạn này. HS và GV nhận xét cách đọc.
2. Đoạn thân bài (giải quyết vấn đề):
* Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.
- Câu: Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ: Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.
- Câu: Những cử chỉ cao quý đó cần đọc nhấn mạnh các từ: Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.
Chú ý các cặp quan hệ từ: từ – đến, cho đến
* Gọi từ 4 – 6 HS đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc.
3. Đoạn kết: * Giọng chậm và hơi nhỏ hơn.
- 3 câu trên: Đọc nhấn mạnh các từ ngữ: Cũng như, nhưng.
- 2 câu cuối: Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ: Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ: Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho
Gọi 3 – 4 HS đọc đoạn này. GV nhận xét cách đọc.
* Nếu có thể:
- Cho HS xem lại 2 bức ảnh Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II ở Việt Bắc và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội.
- GV hoặc 1 HS có khả năng đọc diễn cảm khá nhất lớp đọc lại toàn bài 1 lần (Nếu có thể, đọc thuộc lòng, càng tốt).
Văn bản: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Nhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận này là: giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
1. Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng.
2. Đoạn: Tiếng Việt có những đặc sắc thời kỳ lịch sử:
chú ý từ, ngữ mang tính chất giảng giải: Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng
3. Đoạn: Tiếng Việt văn nghệ v.v đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng: chất nhạc, tiếng hay
4. Câu cuối cùng của đoạn: Đọc giọng khẳng định vững chắc.
Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nên ở bài này chỉ cần gọi từ 3 – 4 HS đọc từng đoạn cho đến hết bài. - GV nhận xét chung.
Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ
Giọng chung:
Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần chung vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!).
1. Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: sự nhất quán, lay trời chuyển đất.
2. Câu 2: Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kỳ diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
3. Đoạn 3 và 4: Con người của Bác thế giới ngày nay: Đọc giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh
4. Đoạn cuối:- Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng thống thiết.
- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 136, nên sau khi hướng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi từ 2 – 3 HS đọc 1 lần. Nếu có thể, đọc lại 1 lần đoạn: Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, SGK, tr.53, hoặc bài thơ Sáng tháng năm của Tố Hữu.
Văn bản: Ý nghĩa văn chương
Xác định giọng đọc chung của văn bản: Giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
1. 2 câu đầu: Giọng kể chuyện lâm li, buồn thương; câu thứ 3 giọng Tỉnh táo, khái quát.
2. Đoạn: Câu chuyện có lẽ chỉ là gợi lòng vị tha:
Giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.
3. Đoạn: Vậy thì hết: Tiếp tục giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2.
Lưu ý câu cuối cùng, giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra.
GV đọc trước 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần; sau đó lần lượt gọi từ 4 – 7 HS đọc từng đoạn cho đến hết.
GV tổng kết chung 2 tiết – Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận.
1. Số HS được đọc trong 2 tiết; chất lượng đọc; kỹ năng đọc; những hiện tượng cần lưu ý khắc phục.
2. Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.
Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên, vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
* Yêu cầu đọc:
- Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng, mạch lạc và rõ ràng.
- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
Văn bản 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Văn bản 2: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Văn bản 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ
Văn bản 4: Ý nghĩa văn chương
4. Củng cố:
- Hệ thống hóa các văn bản đã học về nội dung và nghệ thuật.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Chuẩn bị bài: Thi học kì II
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Tuần 33 ,34.docx