Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Tuần 5 - Bản đẹp 2 cột

I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Cảm nhận được tinh thần độc lập , khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ : Sông núi nước nam, Phò giá về kinh

- Bước đầu nắm được hai thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt

- Rèn kĩ năng phân tích thơ

- Giáodục lòng yêu nước . tự hào truyền thống dân tộc

II/ Trọng tâm:

- Khẳng định chủ quyền đất nước , nêu cao ý chí quyết tâm bão vệ đất nước

- Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trầ

III/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ

- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.

IV/ Tiến trình giảng dạy:

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Tuần 5 - Bản đẹp 2 cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các từ : sơn hà, xâm phạm, giang sơn thuộc từ ghép chính phụ hay đẳng lập? . Từ ghép đẳng lập (?) Từ : ái quốc, thủ môn, chiến thắng, thiên thư, bạch mã, tái phạm thuộc từ ghép gì? . Từ ghép chính phụ. (?) Nhận xét trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ? . Yếu tố phụ đứng trước : Thiên thư, bạch mã, tái phạm. . Yếu tố chính đứng trước : ái quốc, thủ môn, chiến thắng. ? Có mấy loại từ ghép? Hoạt động 3: *HS đọc ghi nhớ SGK/70 Hoạt động4: *Chia bài tập cho tổ làm, tổ cử đại diện trình bày, nhận xét, uốn nắn *Những bài tập khó, GV nên gợi ý cho HS làm Tổ 1: bài tập 1/70 Tổ 2: bài tập 2/71 Tổ 3: bài tập 3/71 Tổ 4: bài tập 4/71 *Dự kiến câu trả lời bài tậ Dặn dò: Nhắc lại ghi nhớ. Học ghi nhớ, làm bài tập hoàn chỉnh. Tìm một số từ ghép Hán Việt và giải nghĩa. Soạn bài từ ghép Hán Việt (TT), xem trước các bài tập. I/ Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt : -Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. -Một số yếu tố Hán Việt có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ. -Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa. *Ghi nhớ SGK/69 II/ Từ ghép Hán Việt Có hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. *Ghi nhớ : Trang 70/SGK V/ Luyện tập: 1). Hoa 1 : bông; Hoa 2 : cái để trang sức bề ngoài. Phi1: bay; Phi2 : Trái, không phải; Phi3: vợ lẽ của vua. Tham1: mong cầu, không biết chán; Tham2 : xen vào, dự vào. Gia1 : nhà; Gia2 : thêm vào. 2). Từ ghép chứa các yếu tố : Quốc : quốc gia, quốc kì, quốc ca. Sơn : sơn cước, sơn dã, sơn dương. Cư : cư dân, cư ngụ. Đại : đại bại, đại binh. 3). Xếp từ : -Yếu tố chính đứng trước : Hữu ích; phát thanh, bảo mật, phòng hỏa. -Yếu tố phụ đứng trước : thi nhân, tân binh, hậu đãi,đại thắng 4). Tìm từ ghép Hán Việt. V/ Rút kinh nghiệm: Trả Bài Tập Làm Văn SỐ 1 Truền Tuần: 5 Tiết: 19 Ngày dạy:5/10/2005 I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Củng cố kiến thức và kỉ năng đã học về văn bản tự sự, miêu tả về tạo lập văn bản, về các tác phẩm văn học có liên quan đến đề tài (nếu có), về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, Rèn học sinh tự đánh giá bài của mình so với yêu cầu của đề bài. Nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn cho những bài sau. Giáo dục ý thức nhận ra ưu, tồn để phát huy và hạn chế sai sót. II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, bài chấm, trả bài Học sinh: Chữa bài theo hướng dẫn của giáo viên III/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Giáo viên ghi đề lên bảng 2/ Yêu cầu của đề bài: 3/ Dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý a. Mở bài: 4/. Nhận xét : a). Ưu điểm : b). Tồn tại : 5/. Chữa lỗi : Công bố điểm, tỉ lệ , so sánh bài trước Trả bài: Tái kiểm tra: Về nhà làm lại đề bài nộp lại vào giờ sau 4. Củng cố: Nhắc lạiquá trình tạo lập văn bản, liên kết , diễn đạt 5 Dặn dò: Tập viết lại đề bài trên Soạn tìm hiểu chung về văn biểu cảm. Làm các câu hỏi trong vở bài tập Đề bài: a. Sai lỗi chính tả b. Sai lỗi dùng từ đặt câu, lỗi diễn đạt c. Lỗi diễn đạt d. Chấm câu chưa chính xác V/ Rút kinh nghiệm: Lớp 1-2 3-4 5-6 7 8-10 Tìm Hiểu Chung Về Văn Biểu Cảm Truền Tuần: 5 Tiết: 20 Ngày dạy: I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bảm. Tích hlợp với phần văn qua các bài ca dao đã học. Rèn kỉ năng nhận biết và viết văn biểu cảm. II/ Trọng tâm: Đặc điểm chung của văn biểu cảm. III/ Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, một số tập thư, bài báo mang nội dung biểu cảm Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. IV/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản (7đ). Tại sao khi tạo lập văn bản người viết phải theo một quá trình như thế?(3đ) . HS lặp lại nội dung ghi nhớ SGK/46 Người viết phải thực hiện lần lượt các bước như thế để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh biểu đạt một chủ đề tư tưởng thể hiện một mục đích giao tiếp. 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, con người có nhu cầu diễn đạt, tình cảm, cảm xúc, những ấn tượng đối với thế giới xung quanh bằng văn bản. Đó là văn biểu cảm. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về văn biểu cảm Hoạt động 1: @Dùng bảng phụ ghi hai bài ca dao SGK/91. *Đọc ví dụ : ? Mỗi câu ca dao thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì ? . Bài 1 : Nỗi đau của thân phận bé mọn, thấp cổ bé họng, nỗi đau khổ oan trái không được soi xét công bằng trong xã hội cũ. . Bài 2 : Cánh đồng bao la rộng lớn, đẹp trù phú và hình ảnh cô gái đầy hạnh phúc, sức sống. ? Hai câu ca dao giúp người đọc cảm thụ được điều gì? . Cảm thụ hình ảnh cánh đồng và con người, hiểu được cảm xúc, tình cảm của nhân dân, có cảm xúc trước cảnh đẹp của quê hương và con người. ? Thế nào là biểu đạt cảm xúc? . Bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của mình đối với thế giới xung quanh, khơi gợi cảm xúc của người khác. ? Khi nào làm văn biểu cảm? . Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác biết. ? Trong thư gởi cho người thân hoặc bạn bè em có thường hay biểu lộ cảm xúc không? . Thường có cảm xúc, tình cảm của mình dành cho người nhận. @ Minh họa một lá thư, bài văn, bài thơ biểu cảm. ? Văn biểu cảm còn gọi là gì? Nêu vài thể loại có biểu cảm? . Văn trữ tình, ngoài ra còn có thơ trữ tình, tùy bút, bút kí(Cô Tô, Đêm nay bác không ngủ ) Hoạt động 2: @Dùng bảng phụ viết đoạn văn câu 2 SGK *Đọc văn bản. ? Hai đoạn văn biểu đạt điều gì ? nội dung ấy có gì khác với nội dung văn bản tự sự và miêu tả? . Đoạn 1 : Trực tiếp thể hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỉ niệm. . Đoạn 2 : Biểu hiện cảm xúc gắn bó với quê hương đất nước. Cả hai đoạn đều không kể chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những kỉ niệm. Đoạn hai tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mả liên tưởng gợi ra những cảm xúc sâu sắc. Đó là sự khác biệt giữa văn biểu cảm và văn tự sự, miêu tả thông thường. ?Có ý kiến cho rằng: Tình cảm vả cảm xúc trong văn biểu cảm phải thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn trên, em có tán thành ý kiến trên không? . Trong văn biểu cảm, cảm và nghỉ thường không tách rời nhau. Những tình cảm xấu xa, lòng đố kị, bụng dạ hêp hòi, keo kiệt không thể trở thành nội dung biểu cảm chính, có chăng chỉ là đối để mĩa mai châm biếm mà thôi. ? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc của hai đoạn văn trên? . Cách biểu đạt khác nhau . Đoạn 1: Là biểu cảm trực tiếp, người viết gọi tên đối tượng biểu cảm vả nói trực tiếp tình cảm của mình. Cách này thường gặp trong thư từ, nhật kí, văn chính luận. . Đoạn 2: Bắt đầu bằng miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài, rồi im lặng, rồi tiếng hát trong tâm hồn, trong tư tưởng. Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, ruộng vườn của đất nước. Đây là cách biểu cảm thường gặp trong các tác phẩm văn học. @Có thể cho HS phát hiện các từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm : -Đoạn 1: Thương nhớ ai. Xiết bao mong nhớ, các kỉ niệm. -Đoạn 2: Là một chuỗi hình ảnh và liên tưởng để thể hiện cảm xúc. ?Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào? Hoạt động 3: *Đọa ghi nhớ SGK/73 Hoạt động4: Luyện tập @ Chia bài tập cho tổ thảo luận, có giới hạn thời gian Tổ 1 : Bài tập 1 SGK/73 Tổ 2 : Bài tập 2 SGK/74 Tổ 3 : Bài tập 3 SGK/74 Tổ 4 : Bài tập 4 SGK/74 *Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi. @Chú ý cách diễn đạt của HS Dặn dò: Nhắc lại ghi nhớ. Học bài ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập tại nhà. Sưu tầm văn biểu cảm. Tập viết đoạn biểu cảm. Chuẩn bị bài Đặc điểm văn biểu cảm. Chuẩn bị câu trả lời trong vở bài tập I/ Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm : Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi thế giới xung quanh và khơi gợi cảm xúc của người đọc. II/ Đặc điểm chung của văn biểu cảm : -Tình cảm trong văn biểu cảm thường là tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. -Ngoài cách biểu đạt tình cảm trực tiếp, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự miêu tả để khơi gợi tình cảm Ghi nhớ: (SGK/ trang 37) II . Luyện tập: 1/ Đoạn văn 2 là văn biểu cảm. Bộc lộ tình cảmyêu thích “ Hoa hải đường , phơi phới một lời chào hạnh phúc , trơng dân dã như cây chè đất đỏ” 2/ Hai bài thơ thể hiện bản lĩnh khí phách dân tộc: Sông núi Nước nam: Lòng yêu nước , lòng tự hào dân tộc Phò giá về kinh: Thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng và khát vọng hoà bình lâu dài của đất nước V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 5.doc
Giáo án liên quan