Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nâng cao năng lực đọc – hiểu một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

- Thấy được tình yêu thiên nhiên và sức hấp dẫn về nghệ thuật trong 1 bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ: Cảm phục hơn nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, không ngại gian khổ.

C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phân tích,

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: .

 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT (xem cuối giáo án)

 3. Bài mới: Các em hãy kể tên các bài thơ về trăng mà em biết? Như vậy trăng xuất hiên rất nhiều trong trong thơ ca. Trăng giữa núi rừng, trăng trên dòng sông, trăng về thành phố. Và có một ánh trăng vào nhà lao để ngắm tù nhân. Đó là ánh trăng trong bài “ Ngắm trăng” và “Đi đường” mà hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t;Lối điệp ngữ vòng tròn, bắc cầu: Tâm trạng sung sướng, hân hoan của người đi đường, muôn trùng núi non thu vào trong tầm mắt con người khi lên đến đỉnh núi. c3. Ý nghĩa triết lí: - Con đường cách mạng nhiều thử thách, chông gai nhưng chắc chắn sẽ đạt nhiều kết quả tốt đẹp - Người cách mạng phải rèn luyện ý chí kiên định, phẩm chất kiên cường. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc - Tác dụng nhất định của bản dịch thơ chữ Hán sang tiếng Việt. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang. * Ghi nhớ: sgk/40 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Học thuộc lòng hai bài dịch thơ. *Bài mới: - Chuẩn bị bài cho tiết sau: Ôn tập văn thuyết minh. Viết bài tập làm văn số 5. - Soạn bài tiếp “Thiên đô chiếu” ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT A. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, Thế Lữ muốn nói đến những tâm sự gì của con người? A. Chán ghét thực tại tù túng, giảdối; B. Nhớ tiếc quá khứ vàng son; C. Khát vọng sống tự do; D. Lòng yêu nước thầm kín. Câu 2: “Thơ thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ”, đó là nhận xét tiêu biểu cho hồn thơ của: A. Thế Lữ; B. Vũ Đình Liên; C. Hồ Chí Minh; D. Tế Hanh. Câu 3: Nghệ thuật gì được sử dụng trong câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” Nhân hóa; B. Ẩn dụ; C. So sánh; D. Cả A và B. Câu 4: Cảm xúc của nhà thơ trong bài “ Khi con tu hú” được khơi dậy từ đâu? Tiếng chim tu hú lọt vào xà lim; B. Nỗi nhớ mùa hè xao động; C. Niềm khát khao tự do; D. Nỗi nhớ những kỉ niệm. Câu 5: Tức cảnh Pác Bó được viết trong thời gian nào? A. Tháng 2/1941 tại hang núi Pác Bó; B. Tháng 2/1941 tại Cao Bằng; C. Tháng 2/1942 tại hang núi Pác Bó; D. Tháng 1941 tại Lạng Sơn. Câu 6: Hai câu thơ : “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiêng sầu” sử dụng nghệ thuật gì? A. Hoán dụ; B. Ẩn dụ; C. So sánh; D. Nhân hóa. B. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: Đặt một câu nghi vấn dùng để hỏi. (2.0 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh. (5.0 điểm) Đáp án: A.Trắc nghiệm: (3.0 điểm) Mỗi câu đúng 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B C A A D B.Tự luận: (7.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 HS đặt đúng câu nghi vấn dùng để hỏi Vì sao bạn lại khóc? 2.0 điểm 2 Nêu đúng ý nghĩa : bài thơ thể tình yêu quê hương da diết của Tế Hanh 5.0 điểm Bảng thống kê điểm 15 phút Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm >TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm <TB 8A1 E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 22 Ngày soạn: 18/01/2014 Tiết PPCT: 86 Ngày dạy: 20/01/2014 Tập làm văn : ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH. HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VIẾT SỐ 5 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hệ thống được kiến thức về văn bản thuyết minh - Rèn luyện, nâng cao một bước kĩ năng làm bài văn thuyết minh B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Khái niệm văn bản thuyết minh - Các phương pháp thuyết minh - Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh - Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống hóa những kiến thức đã học. - Đọc – hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh - Quan sát đối tượng cần thuyết minh - Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh. 3. Thái độ: Vận dụng văn thuyết minh vào đời sống. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phân tích, D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu bố cục của bài thuyết minh về phương pháp (cách làm) và thuyết minh về danh lam thắng cảnh? 3. Bài mới: Từ học kì I, chúng ta đã được làm quen với các thể loại văn thuyết minh. Đây là bài học tổng kết lại các kiến thức mà các em đã dược học về văn thuyết minh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Yêu cầu HS đọc các câu hỏi. - Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống? - Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận. - Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì? - Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng? HS lần lượt trả lời theo sự chuẩn bị. HS khác, nhận xét, bổ sung. LUYỆN TẬP Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với đề bài sau: Thuyết minh về một thể loại văn học (thơ thất ngôn tứ tuyệt). HS làm việc và trình bày theo nhóm HS các nhóm khác nhận xét. Nhận xét. Bài tập 2. Tập viết đoạn văn theo đề sau: Giới thiệu một loài hoa (Ngọc lan). HS làm việc cá nhân. làm vào vở để trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. Nhận xét. Đọc đoạn văn đã chuẩn bị để HS nghe tham khảo. - Thu bài viết và chấm. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 5: -Yêu cầu: Chuẩn bị tư liệu để viết về một loài hoa đặc trưng của Đà Lạt. -GV hdẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Củng cố kiến thức. Bảng hệ thống hoá kiến thức về văn thuyết minh Định nghĩa kiểu văn bản thuyết minh Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc (nghe) tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. Yêu cầu cơ bản về nội dung trí thức Trong văn bản thuyết minh, mọi tri thức (kiến thức) đều phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy. Các kiểu văn bản thuyết minh - Thuyết minh một đồ vật, động vật, thực vật. - Thuyết minh một hiện tượng tự nhiên, xã hội. - Thuyết minh một phương pháp (cách làm). - Thuyết minh một danh lam thắng cảnh. - Thuyết minh một thể loại văn học. - Giới thiệu một danh nhân (một gương mặt nổi tiếng) - Giới thiệu một phong tục, tập quán dân tộc, một lễ hội Các phương pháp thuyết minh - Nêu định nghĩa, giải thích. - Liệt kê, hệ thống hoá. - Nêu ví dụ. - Dùng số liệu (con số). - So sánh đối chiếu. - Phân loại, phân tích. Các bước xây dựng văn bản - Học tập, nghiên cứu tích luỹ tri thức bằng nhiều biện pháp gián tiếp, trực tiếp để nắm vững và sâu sắc đối tượng. - Lập dàn ý, bố cục, chọn ví dụ, số liệu. - Viết bài văn thuyết minh, sửa chữa, hoàn chỉnh. - Trình bày (viết, miệng) Dàn ý chung của văn bản thuyết minh 1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng. 2- Thân bài: Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, từng vấn đề, đặc điểm của đối tượng. Nếu là thuyết minh một phương pháp thì cần theo 3 bước: a- Chuẩn bị; b- Quá trình tiến hành; c- Kết quả, thành phẩm. 3- Kết bài: Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn hoá, lịc sử, nhân sinh Vai trò, vị trí, tỉ lệ của các yếu tố - Các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận không thể thiếu được trong văn bản thuyết minh nhưng chiếm một tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lí. Tất cả chỉ để nhẵm làm rõ và nổi bật đối tượng cần thuyết minh. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Lập ý: Tên thể loại, những hiểu biết về hình thức thể loại: tính chất, nội dung chủ yếu, số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp, cách sáng tạo * Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu chung về thể thơ, vị trí của nó đối với văn học, xã hội hoăc hệ thống thể loại. - Thân bài: Giới thiệu, phân tích cụ thể về nội dung và hình thức của thể loại. - Kết bài: Những điều cần lưu ý khi thưởng thức, sáng tạo thể thơ đó. Bài tập 2tr 36: Giới thiệu một loài hoa: Ngọc lan. Ngọc lan, loài hoa trắng thơm thoang thoảng em rất yêu, rất thích chăm cây để sáng sáng, chiều chiều lại được hái, nhặt những bông hoa quý tinh khiết, để ướp vào trong túi áo, trong quyển thơ đọc dở, để trong giấc ngủ, giấc mơ như cũng miên man trong mùi hương thanh khiết. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: HS nắm được kiến thức về văn bản thuyết minh. Viết được bài văn thuyết minh cụ thể * Bài mới: Chuẩn bị tiết kế tiếp “Viết bài tập làm văn số 5” HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 Xem lại cách bố cục, phương pháp, xây dựng đoạn trong văn thuyết minh và các đề bài ở SGK/ 35, 36 Chú trọng dạng đề thuyết minh về một phương pháp, cách làm E. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 22 Ngày soạn: 18/01/2014 Tiết PPCT: 87-88 Ngày dạy: 22/01/2014 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – VĂN THUYẾT MINH I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: - Củng cố nhận thức lí thuyết về Văn bản thuyết minh ; vận dụng thực hành sáng tạo một văn bản thuyết minh cụ thể đảm bảo các yêu cầu: đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc ; có các yếu tố miêu tả, biểu cảm, bình luận , những con số chính xác .. nhưng vẫn phải phục vụ cho mục đích thuyết minh - Nghiêm túc, hăng say làm bài, độc lập tự chủ và thể hiện tri thức, tầm tư tưởng của người viết. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút. III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Em hãy thuyết minh về phương pháp (cách làm) một trò chơi mà em yêu thích. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 Em hãy thuyết minh về phương pháp (cách làm) một trò chơi mà em yêu thích. *Yêu cầu chung: - Viết đúng thể loại văn thuyết minh về phương pháp - Nội dung: Trò chơi, làm trò chơi, nấu món ăn. - Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần chặt chẽ, mạch lạc, trình bày sạch, khoa học. *Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần a. Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về trò chơi b.Thân bài : Lần lượt trình bày đảm bảo các ý cơ bản sau: - Chuẩn bi: dụng cụ, địa điểm. - Cách chơi :+ Thế nào là thắng? + Thế nào là thua? +Thế nào là phạm luật ? Hình thức phạt - Yêu cầu đối với người chơi? - Sự phổ biến của trị chơi. c.Kết bài : Ấn tượng, tác dụng của trò chơi. 1.0 điểm điểm 7.0 điểm 1.0 điểm (Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp) IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. ...........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNgu van 8 tuan 22.doc