Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 11 và 12 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu

1. Kiểm tra bài cũ:

 Cu hỏi: 1. Đọc thuộc lòng bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương

 2. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

 Đáp án: 1. Hs đọc thuộc bài thơ to, rõ ràng, mạch lạc (6đ).

 2. HS nêu được nghệ thuật (2đ)

 Nêu được nội dung (2đ)

 2. Giới thiệu bài mới:

Nếu như Lí Bạch được mệnh danh là “Tiên thơ” mang một tâm hồn tự do hào phóng thì Đỗ Phủ chính là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ ông được mệnh danh là “thi sử thi thánh” ông thánh làm thơ. Thơ ông phản ánh một cách chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời xã hội phong kiến Trung Quốc đời Đường. Bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là tác phẩm nổi tiếng của ông được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện và tinh thần nhân đạo của một nhà thơ nghèo.

3. Bài mới:

 

docx30 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 11 và 12 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viết tắt. * GV hướng dẫn học sinh cách sửa bài - Những kí hiệu trên bài làm:?- câu không rõ ý; dt-dùng từ; dđ-diễn đạt, v-thiếu, - Những chố có dấu + là đoạn hoặc câu hay, cần phát huy - Học sinh tự ghi lại những từ sai, câu sai chỉ ra lỗi và tự sửa vào vở. - Học sinh dò đáp án yêu cầu để cộng điểm bài làm của mình. - Giáo viên cho học sinh một thời gian nhất định để thắc mắc bài làm của mình nếu có. Đề bài: Hãy nêu cảm nghĩ về loài cây em yêu. I/ Tìm hiểu đề: - Thể loại: Văn biểu cảm. - Đối tượng biểu cảm: một loài cây của làng quê Việt Nam - Tình cảm yêu mến dành cho loàii cây đó. II/ Dàn bài: 1. Mở bài: - Giới thiệu loài cây em yêu, trong đó nêu được lí do yêu cây Bàng. 2. Thân bài: a. Tả bao quát về cây bàng. - Tả hình giáng: Thân to, cành tỏa bốn phía tạo ra bóng mát rộng. - Nêu cảm xúc chung về hình ảnh cây Bàng. b. Nêu những đặc điểm chi tiết của cây. - Thân hình xù xì, vỏ màu nâu bị chai sạn bởi thời gian. - Rễ to cắm sâu vào trong lòng đất để tìm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho cây đứng vững trước giông bão. - Cành bàng rất nhiều nhánh vươn dài ra xa như những cánh tay khổng lồ làm cho dáng vẻ cây càng thêm bệ vệ. - Lá bàng to màu xanh sậm trên lá có nhiều gân trồi lên, dù lá to nhưng trông cũng rất mảnh mai. - Hoa và quả bàng không nổi bật như loài cây khác nhưng nó cũng mang vẻ đẹp riêng, nhất là đối với những ai yêu bàng. c. Cây trong cuộc sống hàng ngày. - Là chiếc ô lớn tỏa bóng mát khắp sân trường thật lí tưởng trong những ngày nắng nóng oi bức. - Trong những giờ thể dục, hay sinh hoạt dưới cờ cây góp phần không nhỏ vào sự thành công. - Giờ ra chơi dưới gốc bàng là nơi nghỉ ngơi sau những giờ học căng thẳng, hay là nơi tổ chức những trò chơi dân gian thật lí tưởng. d. Cây gợi đến những kỉ niệm. - Cây gắn liền với chúng tôi trong những ngày tháng sống dưới mái trường về tình bạn bè, thầy cô. - Những lúc gặp khó khăn tôi thường ra gốc ngồi thì thấy mình như được động viên an ủi. - Cây bàng là nhân chứng cho sự nghịch ngợm của chúng tôi mỗi khi thi nhau trèo hai lên cây hái quả 3. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với cây bàng. - Dù mọi người có thể xem cây phượng mới là cây gắn bó với tuồi học trò nhưng đối với em cây bàng là cây học trò gắn liền với kỉ niệm vui buồn dưới mái trường. - Hành động của em dối với cây: Chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ . II/ Sửa bài: - Học sinh sửa bài của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên vào từng bài cụ thể của mình. - Các nhóm kiểm tra chéo bài của nhau sau khi sửa bài. 4. Củng cố: - Đọc tham khảo bài viết hay của học sinh trong lớp. - Học sinh nộp bài lại cho giáo viên 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Những em bài viết chưa đạt viết lại vào vở. Chuẩn bị bài “ Thành ngữ” IV. RÚT KINH NGHIỆM: .. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tuần 12 Ngày soạn: 21/10/2013 Tiết 48 Ngày dạy: 08/11/2013 THÀNH NGỮ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Mức độ cần đạt: - Hiểu thế nào là thành ngữ. - Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa vả tác dụng của thành ngữ trong văn bản. - Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ. 2. Kiến thức: - Khái niệm thành ngữ. - Nghĩa của thành ngữ. - Chức năng của thành ngữ trong câu. - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. 3. Kĩ năng: - Nhận biết thành ngữ. - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 4.Thái độ: Tìm hiểu để tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp. * KNS: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các thành ngữ phù hợp thực tiễn giao tiếp của bản thân. -Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ ý kiến về cách sử dụng thành ngữ. II/ CHUẨN BỊ: 1. Gv: - TLTK: SGV, STKBG, Sách nâng cao. - ĐDDH: bảng phụ, phiếu học tập. 2. Hs: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Giới thiệu bài mới: Thành ngữ là một loại tổ hợp từ ( cụm từ ) cố định, được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày và trong văn học. Vậy thành ngữ là gì ? Nó có nghĩa như thế nào? và chúng ta nên sử dụng thành ngữ ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta điều đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm và tác dụng thành ngữ. * KTDH: -Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng các thành ngữ. Gv gọi hs đọc ví dụ treo sẵn bảng phụ. Ví dụ: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. HS chú ý cụm từ được in đậm ? Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ ngữ khác được không? - Không thể thay đổi. ? Có thể thêm vài từ hoặc bớt một vài từ trong cụm từ được không? - Không thể. ? Tại sao không thể thay đổi thêm bớt? - Vì nó có cấu tạo cố định ? Từ nhận xét trên em rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ từ “lên thác xuống ghềnh” - Có cấu tạo cố định Nói chung là cố định nhưng cũng có một số trường hợp thành ngữ có biến đổi. * Chú ý : Tuy nhiên một số trường hợp thành ngữ có biến đổi đôi chút. Ví dụ : Đứng núi này trông núi nọ. à Đứng núi này trông núi khác ? Theo em thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh? - Thác : chổ nước chảy dốc xuống từ trên núi cao. - Ghềnh : vũng sâu có nước xoáy mạnh. Nghĩa đen: hoạt động đi lại ở những nơi khó khăn Nghĩa bóng: c/s trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt, vất vả à Chỉ sự vất vả khó nhọcà nghĩa hàm ẩn. ? Thành ngữ “Chậm như rùa” có nghĩa là gì? - Hành động rất chậm à Nhấn mạnh. ? Vậy theo em hiểu thành ngữ là gì? Cho ví dụ? Hs trả lời. Gv chốt ý ghi bảng. * Gv đưa ra thành ngữ: Đầu voi đuôi chuột. Ếch ngồi đáy giếng. Đi guốc trong bụng. ? Em hiểu thành ngữ “Đầu voi đuôi chuột.” là gì? Có cần liên hệ với hình ảnh nào không? - Nhằm chỉ những kẻ nói nhiều nhưng làm rất ít và không có hiệu quả. ? Thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng” được hiểu là gì? Đó là lối nói gì? - Cách nhìn hạn hẹp của những kẻ tầm hiểu biết hạn hẹpà ẩn dụ ? Thành ngữ “ Đi guốc trong bụng” là gì, lối nói gì? - Thấu hiểu được suy nghĩ của người khácà nói quá. ? Theo em nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào? - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. Ví dụ : Tham sống sợ chết. - Đa số các thành ngữ được tạo thành thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ so sánh. Ví dụ : Ruột để ngoài da. * KTDH : Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng thành ngữ tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng. * Gv gọi hs đọc ví dụ sgk trang 144 Ví dụ: 1. Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Bảy nổi ba chìm với nước non 2. Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang. 3. Tương thân tương ái là nét đẹp của dân tộc Việt nam. ? Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong ba ví dụ trên? - Bảy nổi ba chìm (vị ngữ) Tắt lửa tối đèn (định ngữ) Tương thân tương ái (chủ ngữ) ? Như vậy thành ngữ giữ các chức vụ gì trong câu? Hs trả lời. Gv chốt ý cho hs ghi bài. ? Giải nghĩa các thành ngữ trên? - Bảy nổi ba chìm: long đong vất vả Tắt lửa tối đèn : khó khăn hoạn nạn Tương thân tương ái: giúp đỡ lẫn nhau. ? Thử thay thế các thành ngữ bằng những cụm từ đồng nghĩa ? So sánh cách diễn đạt ấy? - Bảy nổi ba chìm àlong đong, vất vả, phiêu bạt. - Tắt lửa tối đèn à lúc khó khăn, hoạn nạn. ? Em hãy cho biết cách dùng thành ngữ có tác dụng như thế nào? - Sử dụng thành ngữ làm cho câu văn thêm sinh động, bóng bảy, giàu tính hình tượng và tính biểu cảm. ? Em hãy phân tích nghĩa của các thành ngữ sau: - “ Thâm căn cố đế” ( Thâm; Sâu, căn, rễ; cố vững chắc; đế, cuống hoa) à Ăn sâu, bền chắc, khó lòng thay đổi, cải tạo được. - “ Khẩu phật tâm xà”( khẩu miệng; phật, ông phật, tâm ; lòng; xà, rắn) à Miệng thì nói từ bi, thương người mà lòng thì nham hiểm độc địa * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. Gv gọi hs đọc bài tập 1 sgk trang 144. ? Yêu cầu bài tập 1 làm gì? - Tìm giải nghĩa các thành ngữ trong đoạn văn sgk. - Sơn hào hải vị. - Nem công chả phượng. - Khỏe như voi. - Tứ cố vô thân. * Tương tự như vậy cho hs làm bài tập 2 Điền thêm yếu tố để tạo thành ngữ được trọn vẹn. Hs trả lời. Gv chốt ý cho hs ghi bài. * Hs thảo luận bài tập với câu hỏi sau. ? Hãy tìm các thành ngữ ngoài sgk khoa, mỗi nhóm gồm 5 thành ngữ. Hs trao đổi thảo luận Đại diện nhóm lên trình bày kết quả - nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv nhận xét cho điểm. I/ Bài học: 1. Khái niệm: - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh - Chú ý: Một số ít thành ngữ có thể có những biến đổi nhất định. 2. Sử dụng thành ngữ: - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ - Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. II/ Luyện tập: Bài tập 1: Giải thích các thành ngữ. a. Sơn hào hải vị: - Sơn hào là món ăn quí lấy từ rừng như : chân gấu, lộc nhung ( gạc non của con hưu) - Hải vị là nóm ăn quí lấy tử biện như bào ngư,hải sâm à món ăn sang trọng - Nem công chả phượng: món ăn sang trọng. b. Khỏe như voi: - Có sức khỏe tốt. c. Tứ cố vô thân: ( thành ngữ gốc Hán) + Tứ : bốn phương, cố : quay đầu lại nhìn. + Vô thân : không có người thân. à Chỉ người đơn độc không nơi nương tựa. Bài tập 2: Điền yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn. - Lời ăn tiếng nói. - Một nắng hai sương. - Ngày lành tháng tốt. - No cơm ấm áo. - Bách chiến bách thắng. - Sinh cơ lập nghiệp Bài tập 3: Tìm thành ngữ. - Tham sống sợ chết. - Thiên nhai hải giác. - Mẹ góa con côi. - Năm châu bốn bể. - Ruột để ngoài da. - Lòng lang dạ thú. - Xanh vỏ đỏ lòng. 4. Củng cố: - Thành ngữ là gì? Chức vụ ngữ pháp của tành ngữ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Tìm trong bài “Tiếng gà trưa” và các bài khác những thành ngữ”. Chuẩn bàị “ Trả bài kiểm tra văn và tiếng việt”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docxTuần 11+ 12.docx