(?)Trong văn bản này tác giả đã bàn tới ý nghĩa của văn chương trên 2 phương diện:
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương;
- Công dụng của văn chương.
Các phần nào của văn bản tương ứng với 2 nội dung này? (Từ đầu “lòng vị tha”; Còn lại)
(?)Tác giả đã lí giải cái gốc của văn chương ở 2 góc độ:
- Khởi nguồn của văn chương;
- Sáng tạo văn chương.
(?)Công dụng của văn chương được tác giả bàn tới trên 2 vấn đề: Văn chương khơi dậy lòng nhân ái; Văn chương làm giàu cho sự sống. Xác định đoạn văn tương ứng?
(?)Văn bản này có phần kết luận không? Vì sao? (Không. Vì là đoạn trích nên không có phần kết luận hoàn chỉnh)
(?) Hãy xác định kiểu nghị luận của văn bản này? (Nghị luận chính trị xã hội hay nghị luận văn chương )? Vì sao? (Vì nội dung nghị luận nhằm làm sáng tỏ một vấn đề của văn chương đó là ý nghĩa văn chương)
(?)Hãy thử nhận xét vai trò của tác giả trong bài văn nghị luận này? (Dùng lí lẽ văn chương để bộc lộ quan điểm, thái độ tin tưởng vào điều bàn luận, tình cảm quý trọng văn chương)
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung chi tiết của văn bản
(?)Hoài Thanh đi tìm ý nghĩa văn chương bắt đầu từ câu chuyện tiếng khóc nức nở của nhà thi sĩ Ấn Độ hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Câu chuyện này cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào? (Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống. Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. Xúc cảm yêu thương mãnh liệt trước cái đẹp là nguồn gốc của văn chương.)
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 95: Ý nghĩa văn chương - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..../02/2014
Ngày giảng:.../02/2014
TIẾT 95: VĂN BẢN
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa , công dụng của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn hoài thanh.
2. Kĩ năng:
- Đọc, hiểu văn bản nghị luận văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục HS có lòng yêu mến văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, phân tích,...
2. Phương tiện:
-GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV.
-HS:Bài soạn,SGK,...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
?: Em hãy phân tích và nêu các dẫn chứng biểu hiện đức tính giản dị của Bác?
?: Cho biết nghệ thuật tiêy biểu của bài này?
3. Bài mới:
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
(?)Qua tìm hiểu sgk em hãy cho biết vài nét về tác giả?
GV bổ sung thêm.
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu một số chú thích
Cách đọc: Giọng vừa rành mạch vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng.
G cùng HS đọc 1 lần toàn bài.GV nhận xét cách đọc HS
Gọi HS đọc chú thích sgk/61-62.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bố cục, thể loại
(?)Trong văn bản này tác giả đã bàn tới ý nghĩa của văn chương trên 2 phương diện:
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương;
Công dụng của văn chương.
Các phần nào của văn bản tương ứng với 2 nội dung này? (Từ đầu “lòng vị tha”; Còn lại)
(?)Tác giả đã lí giải cái gốc của văn chương ở 2 góc độ:
Khởi nguồn của văn chương;
Sáng tạo văn chương.
(?)Công dụng của văn chương được tác giả bàn tới trên 2 vấn đề: Văn chương khơi dậy lòng nhân ái; Văn chương làm giàu cho sự sống. Xác định đoạn văn tương ứng?
(?)Văn bản này có phần kết luận không? Vì sao? (Không. Vì là đoạn trích nên không có phần kết luận hoàn chỉnh)
(?) Hãy xác định kiểu nghị luận của văn bản này? (Nghị luận chính trị xã hội hay nghị luận văn chương )? Vì sao? (Vì nội dung nghị luận nhằm làm sáng tỏ một vấn đề của văn chương đó là ý nghĩa văn chương)
(?)Hãy thử nhận xét vai trò của tác giả trong bài văn nghị luận này? (Dùng lí lẽ văn chương để bộc lộ quan điểm, thái độ tin tưởng vào điều bàn luận, tình cảm quý trọng văn chương)
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung chi tiết của văn bản
(?)Hoài Thanh đi tìm ý nghĩa văn chương bắt đầu từ câu chuyện tiếng khóc nức nở của nhà thi sĩ Ấn Độ hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Câu chuyện này cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào? (Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống. Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. Xúc cảm yêu thương mãnh liệt trước cái đẹp là nguồn gốc của văn chương.)
GV bình: Cách vào đề này nói riêng, trong cả bài nói chung đã trở thành phong cách nghị luận khá độc đáo của nhà văn. Tác giả cũng chưa vội trực tiếp nêu vấn đề ý nghĩa của văn chương mà bắt đầu đi từ nguồn gốc cốt yếu của nó. Tác giả kết luận “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.” Em hiểu thế nào về kết luận trên? Theo em quan niệm của HT như thế đã đúng chưa?
Rất đúng đắn và sâu sắc nhưng vẫn còn có quan niệm khác: Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. Các quan niệm trên tuy khác nhau nhưng không loại trừ nhau mà ngược lại chúng bổ sung cho nhau.
(?)Thử tìm một vài dẫn chứng văn học mà em biết để minh chứng cho ý kiến của HT?
GV khẳng định: Từ các ví dụ ta thấy, ngoài những tác phẩm xuất phát từ tình thương người còn có những bài xuất phát từ tình cảm đả kích,Cho nên ta có thể khẳng định quan niệm của Hoài Thanh đúng nhưng chưa toàn diện.
(?) Để làm rõ hơn nguồn gốc tình cảm nhân ái của văn chương, HT nêu tiếp một nhận định về vai trò tình cảm trong sáng tạo văn chương. Đó là câu văn nào? Em hiểu quan niệm này như thế nào?
G giảng: Quan niệm này có 2 ý: Văn chương phản ánh cuộc sống. Văn chương sáng tạo ra sự sống (tức là: Cuộc sống của con người, của xã hội vốn là “thiên hình vạn trạng”. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. “Hình dung” - danh từ - có nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương; Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai) mà sự sáng tạo đó phải bắt nguồn từ cảm xúc yêu thương tha thiết, rộng lớn của nhà văn.
H đọc đoạn văn còn lại
(?)Hoài Thanh đã bàn về công dụng của văn chương đối với con người bằng những câu văn nào? Theo em HT muốn nhấn mạnh đến những công dụng nào?
(? ) Kết hợp lại HT đã cho ta thấy công dụng “lạ lùng” nào của văn chương đối với con người?
(?) Ở đây có gì đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của HT? (Giàu nhiệt tình, cảm xúc nên có sức cuốn hút người đọc.)
(?) Tiếp theo HT dành 2 câu văn để nói đến công dụng xã hội của văn chương. Đó là câu văn nào? Công dụng gì?
(?)Qua đó ta hiểu thêm ý nghĩa sâu sắc nào của văn chương?
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết
(?)Tác phẩm nghị luận văn chương của Hoài Thanh mở ra cho em những hiểu biết mới mẻ sâu sắc nào về ý nghĩa văn chương? (HS có thể đọc ghi nhớ sgk/63)
(?)Từ khi học văn chương đến nay em thấy văn chương đã đem lại cho em những cảm giác, suy nghĩ gì? Tác phẩm văn chương nào có tác động sâu sắc đến em nhất? Đọc những tác phẩm hay em có những suy nghĩ gì? Có khi nào em cảm thấy có nhu cầu muốn viết, muốn giãi bày một điều gì đó thành lời thơ, câu văn? (HS thảo luận nhóm 2 phút, phát biểu ý kiến)
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập
I. Tác giả - tác phẩm:
1. Tác giả: (1909-1982)
Tên thật Nguyễn Đức Nguyên, là một trong những nhà văn - nhà phê bình văn học lớn của nước ta.
2. Tác phẩm:
Sáng tác 1936, in trong “Văn chương và hành động”.
II. Đọc và tìm hiểu chú thích:
III. Bố cục:
1. Từ đầu “lòng vị tha”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương (nêu vấn đề):
- Khởi nguồn của văn chương (từ đầu “muôn vật muôn loài”)
- Sáng tạo văn chương (tiếp “lòng vị tha”)
2. Còn lại: Công dụng của văn chương (phân tích, chứng minh ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người)
- Văn chương khơi dậy lòng nhân ái (“Một người hằng ngày” “trăm nghìn lần”)
- Văn chương làm giàu cho sự sống (còn lại).
IV.Thể loại: Nghị luận văn chương
V. Tìm hiểu nội dung chi tiết:
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương :
- Kể câu chuyện thi sĩ Ấn Độ khóc nức nở khi thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân ® dẫn dắt vào luận điểm chính và khái quát vấn đề
- Nguồn gốc “cốt yếu” của văn chương (chính): Lòng thương người rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài ® lòng nhân ái
- “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.” ® phản ánh cuộc sống
- Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.” ® mơ ước hướng tới cuộc sống tốt đẹp.
2. Công dụng của văn chương:
- “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” ® khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người
- “Văn chương gây cho ta những tình cảm rộng rãi đến trăm nghìn lần” ® rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người
® làm giàu tình cảm của con người
- “Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng tiếng suối nghe mới hay” ® văn chương làm đẹp và làm hay những thứ bình thường.
- “Nếu pho lịch sử loài người cảnh tượng nghèo nàn đến bậc nào các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại”
® làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống
VI. Ý nghĩa:
*) Ghi nhớ: (sgk/63)
VII. Luyện tập : (sgk/63)
IV. Củng cố: - Theo em ý kiến của HT có đúng không?
- Đọc diễn cảm một đoạn văn.
- Lập luận của HT có gì đặc sắc? Hãy chứng minh ? (Đặc sắc nghị luận là vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc và hình ảnh. VD đoạn văn mở đầu)
V. Dặn dò: - Học bài, thực hiện phần luyện tập sgk/63.
- Soạn bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tt)” theo hướng dẫn sgk/64
- Chú ý ôn kĩ lại bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” đã học ở tiết trước.
VI. RÚT RA KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA bai Y NGHIA VAN CHUONG 20132014.doc