Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

Câu 1:Dàn bài của một bài văn chứng minh gồm mấy phần? (Gồm 3 phần: Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh. Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng. Kết bài:Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh )(10 đ)

 Câu 2:Muốn làm bài văn lập luận chứng minh phải thưc hiện những bước nào? (Phải thực hiện 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý .Lập dàn bài. Viết bài. Đọc lại và sữa chữa(10 đ)

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 - TIẾT PPCT:92 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH ND: 30/01/2013 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: : -HS nắm được cách làm bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề gần gũi, quen thuộc. 1.2.Kĩ năng: - HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh. 1.3.Thái độ: -Giáo dục ý thức phân tích, sáng tạo trong học tập bộ môn. -GDKNS:Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm qua trọng của phương pháp và cách viết đoạn văn nghị luận.Biết lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận, lấy dẫn chứngkhi tạo lập đoạn, văn, bài văn. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: -Các bước làm bài văn lập luận chứng minh. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Đoạn văn mẫu. 3.2.HS:Đọc, trả lời câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2Kiểm tra miệng: Câu 1:Dàn bài của một bài văn chứng minh gồm mấy phần? (Gồm 3 phần: Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh. Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng. Kết bài:Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh )(10 đ) Câu 2:Muốn làm bài văn lập luận chứng minh phải thưc hiện những bước nào? (Phải thực hiện 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý .Lập dàn bài. Viết bài. Đọc lại và sữa chữa(10 đ) 4.3. Tiến trình bài học: Gv giới thiệu bài:Để nắm rõ hơn về cách làm bài vănnghị luận chứng minh, tiết học này sẽ giúp các em thực hành các bước trong cách làm bài văn LLCM. HOẠT ĐỘNGCỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và tìm ý.(10’) - Mục tiêu: HS biết phân tích yêu cầu của đề bài và tìm được những ý cơ bản của bài văn. -Gv sử dụng đề bài trong sgk để hướng dẫn hs luyện tập. -GV cho HS thảo luận ? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? ? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào? -HS thảo luận để tìm ý ? Diễn giải đạo lí “Aên quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ nguồn”. *GV cho HS thảo luận ? Tìm những biểu hiện của đạo lí “Aên quả nhớ kẻ trồng cây. Uống nước nhớ nguồn” trong thực tế đời sống? ? Các lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên? ? Hãy kể một số lễ hội mà em biết? *GDKNS:Làm thế nào để có dẫn chứng phù hợp với yêu cầu đề? -Phải nắm rõ tư tưởng của đề,nắm rõ nghĩa của vấn đề, nhiều vốn kiến thức ? Đạo lí “Aên quả nhớ kẻ trồng cây gợi cho em những cảm xúc gì? HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn HS lập dàn bài (10’) - Mục tiêu: HS biết chia các ý của mục 1 thành 3 phần cơ bản của bài văn. -GV cho HS xem lại những dàn bài mà các em đã lập trong tiết học.Trên cơ sở đó lập dàn bài cho đề văn được đưa ra luyện tập (Cần phải nêu các biểu hiện của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn. Aên quả nhớ kẻ trồng cây” theo trình tự thời gian ví đề bài đòi hỏi một sự chứng minh theo chiều dọc lịch sử “ Từ xưa nay”) HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS viết bài (15’) - Mục tiêu: HS bước đầu biết tập viết hoàn chỉnh đoạn MB, KB. -Viết đoạn mở bài (Nhóm 1, Nhóm 2) -Viết đoạn kết bài (Nhóm 3, Nhóm 4) * GDKNS:Trong quá trình hs thảo luận, gv giúp hs phát huy vai trò chia sẽ ý kiến cá nhân về cách viết văn nghị luận chứng minh.và gv cũng chia sẽ kinh nghiệm của mình với hs ĐỀ BÀI: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Aên quả nhớ kẻ trồng cây” 1.Tìm hiểu đề -Vấn đề chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình hưởng.Đây chính là đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam -Yêu cầu lập luận chứng minh: Đưa ra lí lẽ và phân tích được những dẫn chứng để cho người đọc thấy rõ đều được nêu ra ở đề bài là đúng, là có thật 2.Tìm ý: a.Lí lẽ: Giải thích câu tục ngữ -Khi được hưởng thụ một thành quả nào đó ta không được quên người đã làm ra nó +Aên bát cơm phải nhớ người làm ruộng +Aên trái cây phải nhớ người làm vườn +Mặc tấm áo phải nhớ người dệt vải b.Dẫn chứng: -Cả nước có ngày giỗ tổ Hùng Vương -Ngày thương binh liệt sĩ -Ngày thầy thuốc Việt Nam => Đạo lí này giúp em biết ơn cha mẹ, thầy cô, bao người đi trước đổ máu đấu tranh cho em cuộc sống yên bình hạnh phúc 3.Lập dàn bài Tham khảo dàn bài trong sgk để thực hiện. 4.Viết bài: a.Mở bài: Trong cuộc sống cộng đồng người Việt Nam chúng ta luôn đề cao đạo lí “Aên quả nhớ kẻ trồng cây. Uống nước nhớ nguồn”. Đó là một truyền thống tốt đẹp đã được lưu truyền từ xưa đến nay b.Kết bài:Là một người Việt Nam, em rất tự hào về truyền thống đạo lí trên đây .Em nguyện biết ơ những người đã cho em cuộc sống tốt đẹp, yên bình hạnh phúc 4.4. Tổng kết : Câu 1:Dàn bài của bài văn chứng minh gồm mấy phần? -3 phần:MB, TB,KB. Câu 2 :Hãy nêu nội dung chính của từng phần? -MB:nêuluận điểm cần được chứng minh. -TB:nêu lí lẽ và dẫn chứng -KB:Nêu ý nghĩa của luận điểm. 4.5 Hướng dẫn học tập : - Đối với bài học ở tiết học này: +Xem lại cách làm bài văn lập luận chứng minh. +Viết phần thân bài cho đề văn trên. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị “Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh” + Xem kĩ các bài lí thuyết về văn nghị luận chứng minh; + Lập dàn bài cho các đề bài 2, 3 và đề luyện tập trong sgk. 5. PHỤ LỤC: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 92 luyen tap lap luan chung minh.doc