1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được:
1.1.Kiến thức:
-Hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
-Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
1.2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc.
1.3.Thái độ: Chú ý đến tính mạch lạc của văn bản khi làm văn.
2.TRỌNG TÂM:
-Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
-Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
3.2.GV:Bài văn mẫu.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là bố cục của một văn bản?? Các điều kiện để bố cục được rành mạch hợp lí? (10 đ)
- Bố cục là sự bố trí sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
- Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau. Đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
4.3. Bài mới:
GTB: Trong bóng đá, các huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ thành một đội hình, còn trong chiến đấu những vị tướng phải bố trí các đạo quân, các cánh quân thành thế trận?Vì sao phải làm như thế . Trong việc tạo lập văn bản có gì cần được bố trí như các cánh quân hay như các huấn luyện viên bố trí các đội hình không. Bài học hôm hay ta sẽ đi vào xem xét các yêu cầu đó.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
BÀI:2 TIẾT PPCT:8
TUẦN: 2 Tập làm văn:
1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được:
1.1.Kiến thức:
-Hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
-Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
1.2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc.
1.3.Thái độ: Chú ý đến tính mạch lạc của văn bản khi làm văn.
2.TRỌNG TÂM:
-Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
-Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
3.2.GV:Bài văn mẫu.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là bố cục của một văn bản?? Các điều kiện để bố cục được rành mạch hợp lí? (10 đ)
- Bố cục là sự bố trí sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
- Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau. Đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
4.3. Bài mới:
GTB: Trong bóng đá, các huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ thành một đội hình, còn trong chiến đấu những vị tướng phải bố trí các đạo quân, các cánh quân thành thế trận?Vì sao phải làm như thế . Trong việc tạo lập văn bản có gì cần được bố trí như các cánh quân hay như các huấn luyện viên bố trí các đội hình không. Bài học hôm hay ta sẽ đi vào xem xét các yêu cầu đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mạch lạc trong văn bản và những yêu cầu về mạch lạc trong VB.
-GV diễn giảng:Hai chữ mạch lạc trong Đông y Vốn có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong văn bản cũng có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc.Dựa vào hiểu biết trên em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong các tính chất dưới đây
-GV sử dụng bảng phụ HS thảo luận
(?)Có người cho rằng: Trong văn bản mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí.Em có tán thành ý kiến đó không?
-GV sử dụng bảng phụ ghi những sự việc trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”và hỏi một số ý:
(?)Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào?Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành và Thủy đóng vai trò gì trong truyện?
=>HS thảo luận.
-GV sử dụng bảng phụ ghi các từ ngữ ở mục b sgk/31 và hỏi một số câu hỏi:
(?)Theo em, đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không.Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không?
(Trong mỗi văn bản cần phải có mạch văn thống nhất trôi chảy liên tục qua suốt các phần, các đoạn. Ở truyện Cuộc chia tay của những con búp bê” thì mạch văn đó chính là sụ chia tay. Hai anh em Thành và Thủy buộc phải chia tay. Nhưng hai con búp bê của các em thì không thể chia tay, không một bộ phận nào trong truyện lại không liên quan đến chủ đề đau đớn và tha thiết đó. Về mặt này mạch lạc và sự liên kết có sự thống nhất với nhau)
(?)Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”â có đoạn kể về hiện tại, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể việc ở trường, đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay
(?))Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào trong các mối liên hệ dưới đây?
=>GV sử dụng bảng phụ. HS thảo luận.
(Các bộ phận trong văn bản nhất thiết phải liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên không nên lầm tưởng giữa các bộ phận ấy chỉ có liên hệ về mặt thời gian. Một văn bản vẫn có thể mạch lạc khi các đoạn trong đó liên hệ với nhau về không gian, về tâm lí, về ý nghĩa miễn là sự liên hệ ấy hợp lí tự nhiên.
-GV tổng kết cho HS đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập
-GV hướng dẫn HS phần Luyện tập
-Đọc bài tập 1.Xác định yêu cầu bài tập 1=>Gv cho HS làm vào VBT
I. MẠCH LẠC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
1.Mạch lạc trong văn bản
-Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí.
2.Các điều kiện để một VB có tính mạch lạc
-Toàn bộ sự việc xoay quanh nhân vật chính Thành và Thủy.
-Nội dung truyện luôn bám sát đề tài, luôn xoay quanh sự việc chính, nhân vật chính.
- Nội dung truyện nói về sự chia tay một cách vô lí. Đây chính là vấn đề chủ yếu liên kết các sự việc trên thành một thể thống nhất. Đây có thể xem là mạch lạc trong văn bản.
* GHI NHỚ: SGK/32
II.LUYỆN TẬP
BT1:Tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản
a. Mẹ tôi
b.Lão nông và các con
-Chủ đề: Lao động là vàng xuyên suốt toàn bộ bài thơ
+Hai câu mở bài: Nêu chủ đề
+Đoạn giữa: Sức lao động của con người làm nên tất cả
+Kết bài:Nhấn mạnh thêm chủ đề
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:Em hiểu thế nào là mạch lạc trong văn bản?
-Mạch lạc là các phần, các đoạn trong văn bản đều nói về một đề tài
Câu 2:Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc là gì?
-Toàn bộ sự việc xoay quanh nhân vật chính
-Nội dung truyện luôn bám sát đề tài, luôn xoay quanh sự việc chính, nhân vật chính
4.5.Hướng dẫn hs tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ ;
+ Nắm vững nội dung bài học;
+Chỉ ra sự mạch lạc trong văn bản “Mẹ tôi”
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài “Quá trình tạo lập văn bản”
+Trả lời câu hỏi sgk/45,46.Chú ý câu hỏi 2sgk/45.
+Xem phần ghi nhớ sgk/46
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp:--------------------------------------------------------------------------------------------------
Sử dụng ĐDDH:-----------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 tiet 8 mach lac trong van ban.doc