Câu 1:Thế nào là thành ngữ? Vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu? Tác dụng của thành ngữ?(10 đ)
-Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hồn chỉnh.
-Vai trị ngữ php:chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ
-Có tính trừu tượng, biểu cảm cao
Câu 2:Kể vắn tắt truyền thuyết tương ứng để thấy rõ lai lịch của thành ngữ:Con rồng cháu tiên?(Hoàn thành vở bài tập)(10 đ)
-Ngày xưa, Lạc Long Quân vốn là con thần nước, Au Cơ vốn là con thần núi.Hai người thuộc kiểu trai tài gái sắc gặp nhau và cùng kết duyên.Au Cơ sinh ra bọc trăm trứng.Nở ra trăm con.Năm mươi con theo Lạc Long Quân xuống miền biển,50 con theo Au Cơ lên miền núi.Có việc gì cần họ giúp đỡ nhau.Vì thế Dân tộc Việt Nam được coi như là “Con rồng, cháu tiên” là như vậy
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 55: Điệp ngữ - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:14 - TIẾT PPCT:55 ĐIỆP NGỮ
Ngày dạy:14/11/2012
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:Giúp hs:
-Hiểu thế nào là điệp ngữ.
-Nắm được các loại điệp ngữ.
-Hiểu tác dụng của điệp ngữ tong văn bản.
1.2.Kĩ năng:Rèn cho hs kĩ năng:
-Nhận biết phép điệp ngữ.
-Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
-Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
1.3.Thái độ:GD KNS:
-Ra quyết định lựa chọn sử dụng điệp ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.Và chia sẽ ý kiến cá nhân về cách sử dụng các điệp ngữ.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Khái niệm điệp ngữ, các loại điệp ngữ, tác dụng điệp ngữ.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Bài tập bổ trợ.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỒ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Gvkiểm tra sĩ số HS.
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là thành ngữ? Vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu? Tác dụng của thành ngữ?(10 đ)
-Thành ngữ là loại cụm từ cĩ cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hồn chỉnh.
-Vai trị ngữ pháp:chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ
-Cĩ tính trừu tượng, biểu cảm cao
Câu 2:Kể vắn tắt truyền thuyết tương ứng để thấy rõ lai lịch của thành ngữ:Con rồng cháu tiên?(Hoàn thành vở bài tập)(10 đ)
-Ngày xưa, Lạc Long Quân vốn là con thần nước, Aâu Cơ vốn là con thần núi.Hai người thuộc kiểu trai tài gái sắc gặp nhau và cùng kết duyên.Aâu Cơ sinh ra bọc trăm trứng.Nở ra trăm con.Năm mươi con theo Lạc Long Quân xuống miền biển,50 con theo Aâu Cơ lên miền núi.Có việc gì cần họ giúp đỡ nhau.Vì thế Dân tộc Việt Nam được coi như là “Con rồng, cháu tiên” là như vậy
4.3. Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Ở bài “Chữa lỗi dùng từ” ở lớp 6, các em đã được phân biệt việc lặp từ có tác dụng nghệ thuật với lỗi lặp từ. Việc lặp từ có tác dụng nghệ thuật đó người ta gọi là điệp ngữ mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm,tác dụng và các loại điệp ngữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm và tác dụng của điệp ngữ.(8’)
- Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm và tác dụng vủa điệp ngữ.
-GV cho HS đọc và tìm các điệp ngữ ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa”
*GV cho HS thảo luận theo đôi bạn.TG:1p
(?)Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa” có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại
(?)Cách lặp đi lặp lại như vậy gọi là phép gì?
(?)Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì? (Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa và nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ )
(?) Vậy thế nào là điệp ngữ ,tác dụng của điệp ngữ?
GV GD kĩ năng sống cho học sinh:
Dựa vào tác dụng của điệp ngữ ta có thể vận dụng vào trong nói hoặc viết để tăng thêm hiệu quả giao tiếp.Quan trọng là chúng ta phải biết sử dụng phủ hợp với ngữ cảnh để phát huy được giá trị nghệ thuật của phép điệp ngữ.
BT bổ trợ: Xác định điệp ngữ trong khổ thơ sau và nêu tác dụng?
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn hs tìm hiểu các dạng điệp ngữ.( 10’)
- Mục tiêu: HS nắm được một số dạng điệp ngữ thường gặp trong văn thơ.
-GV cho HS thảo luận theo nhóm.
(?)So sánh điệp ngữ với khổ thơ đầu của bài “Tiếng gà trưa” với điệp ngữ 2 đoạn dưới đây
(?)Tìm đặc điểm của mỗi đoạn ?
* Khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa”
-Nghe
-Nghe =>Điệp ngữ cách quãng
-Nghe
(?)Tím điệp ngữ trong khổ thơ a (GV sử dụng bảng phụ)
(?)Từ nào được lặp đi lặp lại trong khổ thơ b?
(?)Có mấy loại điệp ngữ ?
-GV củng cố cho HS đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn học sinh thực hiện Luyện tập ( 15’)
-HS đọc bài tập 1. Xác định yêu cầu bài tập 1
=>Thảo luận theo nhóm bàn. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. GV củng cố và cho điểm
-HS đọc bài tập 2. Xác định yêu cầu bài tập 2
=>GV gọi hS làm cá nhân. HS khác làm vào VBT
-HS thảo luận nhóm nhỏ. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến bài tập 3.
(Sau bt này gv cũng liên hệ GD KNS cho Hs)
BT bổ trợ: xác định điệp ngữ và nêu tác dụng:
1.Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bơng trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bơng trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn
2.Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em cĩ chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày con không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá căn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
I.Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
Vd / sgk.
a.Khổ thơ đầu
-Những từ lặp lại : “Tiếng gà trưa”
b.Khổ thơ cuối : “Vì”
=>Điệp ngữ nhằm làm nổi bật ý ,gây cảm xúc mạnh
*GHI NHỚ1 : SGK/152
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
=>Sự hòa hợp giữa người chiên sĩ và người thi sĩ ở Bác.
Hồ Chí Minh muơn năm!
Hồ Chí Minh muơn năm!
Hồ Chí Minh muơn năm!
Phút giây thiêng Anh gọi Bác ba lần.
( Tố Hữu)
=>Nỗi xúc động mạnh của anh Trỗi trước kẻ thù.
II.Các dạng điệp ngữ :
1.Điệp ngữ cách quãng:
-Nghe xao động nắng trưa
-Nghe bàn chân đỡ mỏi
-Nghe gọi về tuổi thơ
2.Điệp ngữ nối tiếp
-Khổ thơ a:Rất lâu ,rất lâu ,khăn xanh, khăn xanh, thương em ,thương em
3.Điệp ngữ vòng
- Khổ thơ b:Lặp từ ngữ cuối câu trước và đầu câu sau
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
* GHI NHỚ :SGK
III.Luyện tập:
-BT 1:Tìm điệp ngữ và nêu tác dụng
a.Một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được
b.Nhằm nhấn mạnh ý chí gang thép giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
-BT 2:Tìm điệp ngữ và nhận dạng
+ Xa nhau:Điệp ngữ cách quãng
+Giấc mơ:Điệp ngữ vòng
-BT 3:Việc lặp lại một số từ ngữ không có tác dụng biểu cảm
1.Tác dụng :Khẳng định vẻ đẹp tinh khiết của hoa sen.
2.Tác dụng:Khẳng định sự lở dở duyên nợ
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Thế nào là điệp ngữ?Tác dụng của điệp ngữ?
-Điệp ngữ là lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
Câu 2:Có những dạng điệp ngữ nào?
-Điệp ngữ cách quãng, nối tiếp, điệp ngữ vòng.
4.5 Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhơ ù
+Nắm vững nội dung bài học
+Làm bài tập 4 sgk/154.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “Chơi chữ”
+Thế nào là chơi chữ?
+Các lối chơi chữ?
+Sưu tầm những câu thơ, ca dao có sử dụng lối chơi chữ.
5. PHỤ LỤC:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tuan 55.doc