Câu 1: Đọc lại bản phiên âm,dịch thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.Cho biết nội dung của bài thơ và nghệ thuật của bài thơ(Biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc ,hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày)(10 đ)
Câu 2:Đọc bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”.So sánh phép đối trong bài thơ này với bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, nêu tác dụng của phép đối đó?(10 đ)
-Đại đối- Tiểu đối.Tác dụng: Tạo nên các hình tượng tương phản, đối lập
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:11 - TIẾT PPCT:41
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ(Hướng dẫn tự học )
Ngày dạy:29/10/2012 (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) ĐỖ PHỦ
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:Giúp hs:
-Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Đỗ Phủ.
-Hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: Phản ánh chân thực cuộc sống của con người; - - Đồng thời thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
-Thấy được vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình ; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng cho hs:
-Đọc- hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch Tiếng Việt.
-Rèn kĩ năng đọc-hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch Tiếng Việt.
1.3.Thái độ: Giáo dục tinh thần nhân đạo cho hs.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Tranh minh họa tưØ SGK.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi Sgk.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS.
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1: Đọc lại bản phiên âm,dịch thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.Cho biết nội dung của bài thơ và nghệ thuật của bài thơ(Biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc ,hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày)(10 đ)
Câu 2:Đọc bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”.So sánh phép đối trong bài thơ này với bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, nêu tác dụng của phép đối đó?(10 đ)
-Đại đối- Tiểu đối.Tác dụng: Tạo nên các hình tượng tương phản, đối lập
4.3. Tiến trình bài học: Đỗ Phủ là nhà thơ rất nổi tiếng của Trung Quốc.Ôâng còn được coi là nhà thơ của những người nghèo khó .Điều đó được thể hiện rõ qua bài thơ mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn hs thực hiện phần Đọc – tìm hiểu chung văn bản.(7’)
-GV hướng dẫn HS đọc và xem phần chú thích
+Cần đọc diễn cảm ở cuối đoạn
(?)Hãy cho biết một vài chi tiết về tác giả?Tác phẩm?
(Có một thời gian ngắn Đỗ Phủ làm quan nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ ,bệnh tật .Năm 755 tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống triều đình .Để tránh hiểm hoạ vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm .Năm 759 ông từ quan đưa gia đình về Tứ Xuyên .Năm 760 ông được bạn bè và người thân giúp đỡ xây dựng một ngôi nhà nhưng mấy tháng thì căn nhà bị gió thu phá nát).
(?)Tìm hiểu và phân tích bố cục bài thơ?
?)Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần ,sự việc ,cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào?
(Nhà thơ không bị khuôn khổ gò bó .Một đoạn cần bao nhiêu câu ,mỗi câu cần bao nhiêu chữ ,gieo vần như thế nào?Tất cả đều do nhu cầu diễn đạt quyết định)
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tự học văn bản (16’)
GV hướng dẫn HS xem phương thức biểu đạt chính ở mỗi phần.
-Phần 1:Miêu tả kết hợp tự sự
-Phần 2:Tự sự kết hợp biểu cảm
-Phần 3:Miêu tả kết hợp biểu cảm
-Phần 4:Biểu cảm trực tiếp
(?)Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ ?
(Đề cập trong 2 phần:2,3 .Đặc biệt trong phần 3 .Trong phần 2 đằng sau sự mất mát về của cải là nỗi đau về nhân tình thế thái (cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ)
-Những nỗi khổ của nhà thơ được miêu tả một cách đặc sắc ở phần 3 vừa có nét phác hoạ khái quát ,vừa có những chi tiết cụ thể
(?)Thời gian được xác định như thế nào qua khổ thơ thứ ba? Cơn mưa được miêu tả theo một trình tự như thế nào?
(Giả dụ cơn mưa dông mùa hè xảy ra giữa ban ngày thì dù căn nhà bị phá nát thì Đỗ Phủ cũng không phải khổ đến thế)
Gv diễn giảng phần cuối bài thơ.
(Giả thử không có 5 dòng thơ cuối trước mắt ta vẫn là một bài thơ hay ,có giá trị biểu cảm cao vì vẫn nói lên được một cách chân thực xúc động nỗi khổ của người nghèo trước cảnh căn nhà bị gió thu phá nát và phần nào tình cảm của một con người dẫu thừa khổ đau song vẫn luôn quan tâm đến việc đời)
(?)Phân tích 3 câu đầu của đoạn cuối?
(Ước mơ tuy mang màu sắc ảo tưởng song rất đẹp đẽ vẫn bắt nguồn từ cuộc sống .Vì bắt nguồn từ
cuộc sống ,vì căn nhà bị phá nát nên nhà thơ mới ước mơ có nhà rộng muôn ngàn gian)
(?)Hãy phân tích hai câu cuối?
-Ước mơ sẽ kém phần cao cả nếu không có hai câu này. Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực vĩ đại .Ông đã phanh phui những mặt xấu của xã hội đương thời.Tuy nhiên trong nhiều bài thơ hiện thực nổi tiếng ông cũng thổ lộ những ước mơ cao cả mà ngày nay nhân loại và nhân dân trên đất nước ông cũng làm cho nó trở hành một phần hiện thực .Có người cho rằng Đỗ Phủ không chỉ là một nhà thơ của thời đại
mà còn là nhà tiên tri)
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết – luyện tập (7’)
? Hãy tóm tắt những nét chính về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
-GV cho HS đọc lại bài thơ và phần ghi nhớ
-GV hướng dẫn HS phần luyện tập
-Đọc bài tập 1. Xác định yêu cầu bài tập 1
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN
1.Đọc
2.Chú thích
3.Tác giả, tác phẩm :
- Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc
- Đây là TP nổi tiếng của Đỗ Phủ với bút pháp hiện thực và tinh thần nhân đạo cao cả.
4.Bố cục:Chia làm 4 phần
-Phần 1: Cảnh gió thu cuốn mất các lớp tranh của căn nhà Đỗ Phủ
-Phần 2:Việc trẻ con cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre
-Phần 3:Nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa
-Phần 4:Ước mơ cao cả của nhà thơ
II.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VĂN BẢN:
1.Nỗi khổ của nhà thơ:
- Đằng sau sự mất mát về của cải vật chất là nỗi đau về nhân tình thế thái
- Không chỉ có nỗi khổ về vật chất mà còn là nỗi đau thời thế
-Thời gian:Buổi chiều,gió nổi lên ,mưa đỗ xuống kéo dài suốt đêm
-Mưa tới chớp nhoáng vá đi cũng chớp nhoáng
* Bao nhiêu nỗi khổ dồn dập :Ướt lạnh ,con quậy phá,lo lắng vì loạn lạc
2 .Nội dung và giá trị phần cuối bài thơ
-Nỗi khổ đau của một người,một gia đình trở thành gương phản chiếu nỗi khổ của muôn người ,muôn nhà
a.Ba câu đầu:Ước mơ cao cả ,chan chứa lòng vị tha (Vì chỉ nghĩ đến người khác) và tinh thần nhân đạo (Ước mong cho mọi người có căn nhà đẹp )
b.Hai câu cuối:
-Ước mơ sẽ kém phần cao cả nếu không có 2 câu này
III. TỔNG KẾT – LUYỆN TẬP
1. Tổng kết:
a. Nội dung: Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực.
b. Nghệ thuật:
- Viết theo bút pháp hiện thực -> khắc họa được bức tranh về cảnh ngộ những người nghèo khổ.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
*GHI NHỚ:SGK/134
2.Luyện tập:
Đọc diễn cảm hai phần cuối bài thơ
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Nêu ý nghĩa bài thơ?
-Phản ánh xã hội loạn lạc, thể hiện ước mơ cao cả của nhà thơ
Câu 2:Nêu nghệ thuật của bài thơ?
-Bút pháp tả thực , kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm.
4.5 Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ
+Nắm vững nội dung bài học.
+Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về tấm lòng của nhà thơ đối với những người nghèo khổ.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.
+ Học bài để kiểm tra 1 tiết: Nội dung, ý nghĩa của các văn bản đã học từ đầu tuần 1 đến hết tuần 10;
+ Học thuộc các văn bản thơ trung đại đã học ( trừ các văn bản hướng dẫn tự học)
5. PHỤ LỤC:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tiet 41.doc