Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 40: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật và con người - Năm học 2013-2014 - Trịnh Thanh Hằng

1/ 1- KT: Các cách b/cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói b/cảm, những y/c khi trình bày văn nói b/cảm.

 1/2- KN: Tóm ý, lập dàn ý bài văn b/cảm về sự vật và con người, biết cách bộc lộ t/c về sự vật và con người trước tập thể, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những t/c của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.

- Kĩ năng sống: Trình bày cảm nghĩ trước tập thể, thể hiện sự tự tin

 1/3-TĐ: Biết cảm nhận về sự vật, con người qua tiết luyện nói

2.Chuẩn bị :

 - GV:-Phương tiện:Giáo án +đề bài về văn biểu cảm ,BPhụ

 - HS: Giấy nháp + vở ghi, chuẩn bị đề 1,3 sgk.

3. Phương pháp

- Phân tích tình huống cần trình bày cảm nghĩ, thực hành giao tiếp trong hoàn cảnh cụ thể, học nhóm cùng biểu cảm gián tiếp qua kể tả.

4/ TIẾN TRÌNH.

4.1/Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:

4.2/Kiểm tra bài cũ: Gv treo bảng phụ thể hiện câu hỏi- Hs trả lời bằng hình thức trắc nghiệm:

Câu 1: Thế nào là một văn bản biểu cảm?

a. Kể lại một câu chuyện cảm động.

b. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống.

c. Là những văn bản được viết bằng thơ.

d. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống.

Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?

a. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự.

b. Không có lí lẽ , lập luận.

c. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp.

d. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp.

Câu 3: Câu hỏi nào sau đây không phục vụ cho việc tìm hiểu đề đối với đề bài “ Cảm nghĩ về đêm trung thu”?

a. Bài văn được viết theo phương thức nào?

b. Đêm trung thu đẹp như thế nào?

c. Những tác phẩm văn học nào viết về đêm trung thu?

d. Kỉ niệm nào đáng nhớ nhất với em trong đêm trung thu?

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 40: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật và con người - Năm học 2013-2014 - Trịnh Thanh Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 28/10/2013 Tiết 40 Ppct:41 LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT VÀ CON NGƯỜI 1.Mục tiêu 1/ 1- KT: Các cách b/cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói b/cảm, những y/c khi trình bày văn nói b/cảm. 1/2- KN: Tóm ý, lập dàn ý bài văn b/cảm về sự vật và con người, biết cách bộc lộ t/c về sự vật và con người trước tập thể, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những t/c của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói. - Kĩ năng sống: Trình bày cảm nghĩ trước tập thể, thể hiện sự tự tin 1/3-TĐ: Biết cảm nhận về sự vật, con người qua tiết luyện nói 2.Chuẩn bị : - GV:-Phương tiện:Giáo án +đề bài về văn biểu cảm ,BPhụ - HS: Giấy nháp + vở ghi, chuẩn bị đề 1,3 sgk. 3. Phương pháp - Phân tích tình huống cần trình bày cảm nghĩ, thực hành giao tiếp trong hoàn cảnh cụ thể, học nhóm cùng biểu cảm gián tiếp qua kể tả. 4/ TIẾN TRÌNH. 4.1/Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs: 4.2/Kiểm tra bài cũ: Gv treo bảng phụ thể hiện câu hỏi- Hs trả lời bằng hình thức trắc nghiệm: Câu 1: Thế nào là một văn bản biểu cảm? Kể lại một câu chuyện cảm động. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống. Là những văn bản được viết bằng thơ. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống. Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm? Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự. Không có lí lẽ , lập luận. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp. Câu 3: Câu hỏi nào sau đây không phục vụ cho việc tìm hiểu đề đối với đề bài “ Cảm nghĩ về đêm trung thu”? Bài văn được viết theo phương thức nào? Đêm trung thu đẹp như thế nào? Những tác phẩm văn học nào viết về đêm trung thu? Kỉ niệm nào đáng nhớ nhất với em trong đêm trung thu? *Đáp án: 1-d: 2- c: 3-c 4.3/ Bài mới: GV: Trong chương trình Ngữ văn 7 các em đã được tìm hiểu một số kiến thức về văn biểu cảm. Các em có thể áp dụng những kiến thức đó để viết một bài văn biểu cảm đúng và hay. Nhưng thật tuyệt vời khi các em nói được những lời văn câu văn, đoạn văn, bài văn biểu cảm hay, các em rèn được phong cách tự tin, bình tĩnh diễn đạt lưu loát trước tập thẻ lớp. Để giúp các em làm được điều đó hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu qua tiết “ Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung * Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về lí thuyết(8’) GV: Trước khi luyện nói cô cùng các em đi ôn lại một số kiến thức trọng tâm giúp các em làm tốt bài văn biểu. ? Em hãy nhắc lại khái niệm văn biểu cảm? HS trình bày khái niệm GV chiếu trên máy. ? Bài văn biểu cảm có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần? HS: Có bố cục 3 phần. - MB: Giới thiệu đối tượng biểu cảm, nêu cảm xúc ban đầu về đối tượng. - TB: Qua miêu tả, tự sự biểu lộ cảm xúc ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết sâu sắc. - KB: Kết đọng cảm xúc, ý nghĩ về đối tượng biểu cảm. GV chiếu phần bố cục lên máy. ? Có mấy bước tiến hành một bài văn biểu cảm? HS: Có 4 . - Bước 1: Tìm hiểu đề. - Bước 2:Tìm ý - Bước 3: Lập dàn ý - Bước 4: Viết văn, và sửa lỗi GV chiếu trên máy. ? Các bước đó có tiến hành trong bài luyện nói được không? GV cần phải thêm bước luỵện nói ? Yêu cầu đối với bài văn nói ntn?Từ đó em hãy nêu bố cục của một bài văn nói? Gv chiếu máy chốt. -Bài nói phải mạch lạc và đảm bảo tính liên kết chặt chẽ. - Bố cụa bài nói gồm 3 phần: Mở đầu: Kính thưa quý thầy cô giáo và các bạn! Em tên là:................ Xin được trình bày:.. Nội dung trình bày: Kết thúc: Phần trình bày của em đến đây xin hết. Cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe! GV : để giúp các em có bài nói tốt cô cùng các em tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa văn nói và văn viết. HS chỉ ra một số điểm giống và khác nhau GV khái quát trên máy. */ Giống nhau: Đều thể hiện cảm xúc với đối tượng cần biểu cảm. Đều có bố cục 3 phần */ Khác nhau: + Văn nói; -Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, giao tiếp. -Câu văn ngắn gọn -Dùng khẩu ngữ. -Sử dụng những lời thưa gửi, giới thiệu, lời cảm ơn -Lựa chọn những chi tiết quan trọng. + Văn viết: -Có thể dùng câu văn dài. -Từ ngữ chau chuốt. -Trình bày đầy đủ nội dung, không dùng ngôn ngữ văn nói. GV chuyển ý Hđ 2: Thực hành (30’) GV như chúng ta đã thống nhất các em về nhà chuẩn bị các đề trong SGK. Trong các đề đó cô thấy có 1 đề rất có ý nghĩa phù hợp với chủ điểm tháng 11 theo các em đó là đề nào? GV vậy bây giờ cô cùng các em đi làm đề 1 GV chiếu trên máy ? Đề bài đó thuộc thể loại nào? ? Đối tượng biểu cảm là ai? HS xác địng thể loại, đối tượng biểu cảm ? Với đối tượng biểu cảm là thầy cô giáo thì cảm xúc chính của em là gì? - Cảm xúc chính là kính trọng , biết ơn Gv chuyển ý ? Với đề bài này em sẽ trình bày những gì trong phần mở bài, thân bài, kết bài? GV Chiếu dàn ý.Nhấn mạnh đây là dàn ý mang tính chất tham khảo, định hướng. GV chuyển ý,Cho HS hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm ( mỗi nhóm trình bày 1 phần) Thời gian chuẩn bị là 5 phút. Sau 5 phút gọi đại diện nhóm trình bày ( Trước khi HS trình bày GV hướng dẫn HS trình bày, và hướng dẫn HS nghe để nhận xét ) -GV gọi đại diện nhóm trình bày -Đai diện nhóm trình bày -HS nhận xét bài của bạn ở 2 mặt: nội dung và cách trình bày -Sau khi gọi HS nhận xét GV nhận xét chung về ưu nhược điểm, động viên khích lệ HS Gọi 1 HS trình bày 1 bài hoàn chỉnh GV nhận xét động viên khích lệ HS GV chốt, chuyển ý sang đề 2 GV chiếu đề 2 lên màn chiếu ? Em hãy xác định thể loại và đối tượng biểu cảm trong đề 2 HS xác định đối tượng và thể loại ? Với đối tượng là sách vở thì cảm xúc chính là gì? HS: Là quý trọng nâng niu HS thảo luận theo nhóm Lần lượt các nhóm lên trình bày - HS trình bày phần dàn ý - HS nhận xét dàn ý của bạn GV chuyển ý, cho HS trình bày phần dàn ý chuẩn bị ở nhà GV chiếu phần dàn ý tham khảo GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức: + Thể lệ : chia lớp thành nhóm mỗi nhóm trình bày1 ý( MB, 3 ý phần TB, KB). + Thời gian trao đổi là 2 phút + Sau thời gian chuẩn bị lần lượt các nhóm lên trình bày hết nhóm trình bày MB đến nhóm trình bày ý thứ nhất phần TB đến ý2, ý 3 đến kết bài GV nhận xét ưu nhược điểm chung, khích lệ HS. - GV nhận xét chung giờ luyện nói, khắc sâu kiến thức văn nói và văn viết, liên hệ giáo dục HS trong khi nói và viết GV chia sẻ cùng HS kinh nghiệm để có 1 bài nói tốt đó là: + Về nội dung cần nhớ 3 chữ “ T”; Tập trung. Tường minh. Thú vị. + Về hình thức: Trong sáng. Tự tin. Truyền cảm. Chúc các em tự tin hứng thú trước mỗi bài nói của mình và nhận được nhiều tràng pháo tay từ người nghe.Đó cũng là bí quyêt giúp em thành công trong cuộc sống. I. Ôn lí thuyết. 1/ Khái niệm văn biểu cảm. 2/ Bố cục. 3/ Các bước tiến hành. II/ Thực hành luyện nói. 1. Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến tương lai”. * Thể loại: Biểu cảm về con người. -*Đối tượng biểu cảm là thầy, cô giáo. * Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu về thầy cô giáo để lại ấn tượng sâu sắc nhất. - Thân bài: +Cảm xúc được gợi ra từ hình dáng, cử chỉ hành động, việc làm +Sự kính trọng biết ơn công lao của thầy cô. - Kết bài:Khẳng định lại tình cảm của em với thầy cô. ( Lưu ý: Chọn tình huống tiêu biểu, nổi bật, chi tiết quan trọng-> nảy sinh tình cảm) *Luyện nói 2. Đề 2: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày. *Thể loại : Biểu cảm về sự vật. *Đối tượng biểu cảm là sách vở. *Dàn ý: - MB: Giới thiệu khái quát về sách vở mình học và đọc hàng ngày. - TB: +Nêu tác dụng của sách. +Những tình cảm yêu thích của mình với sách +Ý thức giữ gìn bảo vệ sách. - KB : Nhấn mạnh tình cảm của mình với sách ( Lưu ý: Chọn tình huống tiêu biểu, nổi bật, chi tiết quan trọng-> nảy sinh tình cảm) * Luyện nói 4.4/ Củng cố:Nội dung bài dạy: (5’) -Phương pháp làm bài văn biểu cảm. -Yêu cầu cần đạt trong giờ luyện nói. - Vận dụng trong bài thực hành viết văn biểu cảm(về sự vật, con người, tác phẩm văn học. 4.5/ Hướng dẫn hs học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:( 2’) - Học, nắm chắc nội dung bài học. - Hoàn chỉnh các bài tập sgk, sách bài tập ngữ văn. - Đọc tài liệu tham khảo. - Chuẩn bị bài: Các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm. 5/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docluyen noi van bieu cam.doc