1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
-HS biết những thông tin cơ bản về tác giả Lí Bạch.
-HS hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.Và cảm nhận được tâm trạng của người lữ khách trên bến Phong Kiều vào ban đêm.
-HS nắm được đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong 2 bài thơ.
1.2.Kĩ năng:
-Đọc-hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
-Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
1.3.Thái độ:
-Hs biết yêu quí thiên nhiên, biết yêu quê hương đất nước.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.Và cảm nhận được tâm trạng của người lữ khách trên bến Phong Kiều vào ban đêm.
- Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong 2 bài thơ.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Chân dung Lý Bạch.
3.2.HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư - Phong kiều dạ bạc - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 - TIẾT PPCT:34 XA NGẮM THÁC NÚI LƯ,
PHONG KIỀU DẠ BẠC
Ngày dạy:15/10/2012
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
-HS biết những thông tin cơ bản về tác giả Lí Bạch.
-HS hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.Và cảm nhận được tâm trạng của người lữ khách trên bến Phong Kiều vào ban đêm.
-HS nắm được đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong 2 bài thơ.
1.2.Kĩ năng:
-Đọc-hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
-Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
1.3.Thái độ:
-Hs biết yêu quí thiên nhiên, biết yêu quê hương đất nước.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.Và cảm nhận được tâm trạng của người lữ khách trên bến Phong Kiều vào ban đêm.
- Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong 2 bài thơ.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Chân dung Lý Bạch.
3.2.HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số hs.
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1: Đọc bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (?) Tình bạn của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong bài thơ .Qua đó nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ?(-Tình bạn đậm đà, thắm thiết)(10 đ)
Câu 2:Ý nghĩa bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là gì? Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Lý Bạch viết về cảnh vật nào? Ở đâu?(10 đ)(Đề cao tình bạn trong sáng, cao cả, không màng vật chất Lý Bạch viết về níu Hương Lô ở phía Tây bắc của dãy Lư sơn Trung Quốc.
4.3. Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu về hai bài thơ nổi tiếng viết về thiên nhiên và tâm trạng của người lữ khách trên đất lạ, quê người
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu văn bản “ Xa ngắm thác núi Lư”.(12’)
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu chung.
_GV cho HS đọc phần phiên âm và bản dịch thơ
- GV cho HS đọc một vài chú thích khó
(?)Hãy cho biết vài điều về nhà thơ Lí Bạch
(Thơ ông biểu hiện tâm hồn tự do phóng khoáng .Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất phóng khoáng ,tươi sáng ,kì vĩ ,ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện .Ông viết rất nhiều bài về tình yêu thiên nhiên ,tình yêu và tình bạn )
(?)Hãy so sánh thể thơ ở văn bản này với văn bản “Nam quốc sơn hà”
(?)Nhắc lại đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Hoạt động 1.2. Tìm hiểu chi tiết.
? Xác định vị trí đứng ngắm thác của nhà thơ (?)Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ 2 (Chú ý nghĩa của hai chữ “vọng” và “dao”.Xác định vị trí đứng ngắm thác của nhà thơ?
(?)Câu thơ thứ nhất tả cái gì?
(Ngọn núi Hương Lô hiện lên với đặc điểm nổi bật ,đặc điểm đó đã gợi cho người đời phải đặt tên cho nó là lò Hương .Lí bạch đã miêu tả vẻ đẹp của Hương Lô dưới những tia nắng mặt trời, làn hơi nuớc phản quang ,ánh sáng mặt trời đã chuyển thành một màu tím rực rỡ
(?)Vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả như thế nào?
HS -Câu 2:Vẻ ra được ấn tượng ban đầu của nhà thơ đối với thác nước “ Đỉnh núi khói tía mịt mù ,chân núi, dòng sông tuôn chảy ,khoảng giữa là thác nước treo cao như dải lụa .Quả là một bức tranh tráng lệ
-Câu 3:Cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động
(?)CMR qua ba câu ta không chỉ thấy hình ảnh của dòng thác mà còn hình dung được đặc điểm của dãi núi Lư và đỉnh núi Hương Lô
(?)Giải thích vì sao lối nói phóng đại ở câu thơ thứ 4 vẫn tạo nên được một hình ảnh chân thực ?
(Phép so sánh ở đây cũng như lối phóng đại ở trên có phần như quá đáng vô lí song đặt trong văn cảnh người đọc vẫn cảm thấy chân thực tự nhiên .Sự xuất hiện của hình ảnh Ngân Hà đã chuẩn bị ở hai câu đầu
(?)Qua đặc điểm và cảnh vật được miêu tả ta thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ?
(Trọng điểm của bài thơ là tả cảnh .Tuy nhiên các nhà thơ phương Đông cũng ngụ tình trong cảnh )
(?)Đối tượng miêu tả của bài thơ là gì?
(Một danh thắng của đất nước )
(?)Thái độ của nhà thơ như thế nào?
(Trân trọng ,ca ngợi)
(?)Nhà thơ đã làm nổi bật đặc điểm gì của thác nước ? Điều đó nói lên điều gì trong tâm hồn nhà thơ?
(Tính chất mĩ lệ, hùng tráng ,kì diệu .Điều đó nói lên tình yêu thiên nhiên thể hiện tính cách hào phóng mạnh mẽ của nhà thơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ “ Phong Kiều dạ bạc”(12’)
Hoạt động 2.1.Hướng dẫn hs tìm hiểu chung.
Gv cung cấp thêm cho hs một số thông tin về tác giả Trương Kế.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu chi tiết bài thơ.
?Thời gian được miêu tả trong bài thơ?
-Đêm khuya
?Câu thơ thứ hai muốn nói điều gì?
?Thuyền của lữ khách đậu ở đâu?
-Bến Phong Kiều, có chùa Hàn Sơn ở ngoài thành Cô Tô.
?Tiếng chuông chùa có tác dụng gì trong hoàn cảnh này?
?Em hiểu gì về tâm trạng của tác giả qua bài thơ?
GV diễn giảng thêm về bài thơ.
HOẠT ĐỘNG 3:Tổng kết – Luyện tập(7’)
Hs dựa vào phần ghi nhớ cuối 2 bài thơ để nắm kĩ về nội dung, nghệ thuật .
-GV hướng dẫn HS phần luyện tập
(GV cần tôn trọng ý kiến của HS .Trong thơ nhất là thơ cổ ở một số trường hợp do văn cảnh ,do dụng ý của tác giả ,do tính đa nghĩa .Cho nên có những cách hiểu khác nhau .Đồng thời chấp nhận và bổ sung cho nhau)
A. XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN:
1.Đọc
2.Chú thích:Xem SGK
3.Tác giả:Lí Bạch (701-762) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường .Ông được mệnh danh là tiên thơ
-Bài thơ “Vọng Lư sơn bộ bố”là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về thiên nhiên
4.Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN:
1.Vị trí đứng ngắm thác của nhà thơ
-Đây là cảnh vật được ngắm nhìn từ xa nên dễ phát hiện vẻ đẹp toàn cảnh ,nổi bật sắc thái hùng vĩ của đất nước
2.Ý nghĩa câu thơ đầu
-Phác họa phông nền của bức tranh (Hương Lô như một lò hương)
3.Vẻ đẹp của thác nuớc (Ba câu sau)
-Câu 2: Phân tích từ “Quải”
+Vì ở xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ ,thác nước vốn tuôn ầm ầm (động) đã biến thành một dãi lụa tráng(Tĩnh)
-Câu 3:Phân tích từ “Trực”(Thẳng), Phi (Bay)
+Trực tiếp tả thác song cho người đọc hình dung được thế núi cao và dốc
-Câu 4:Vì ngọn núi Hương Lô có mây mù bao phủ nên ở xa trông thác nuớc như một vật treo lơ lửng .Người ta dễ liên tưởng dải Ngân Hà từ chân mây tuôn xuống
4.Tâm hồn và tính cách nhà thơ:
-Thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và bộc lộ tính cách mạnh mẽ ,hào phóng của tác giả
B.PHONG KIỀU DẠ BẠC:
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
- TG:Đêm khuya
-Lữ khách nằm ngủ trước cảnh buồn .
-Tiếng chuông chùa càng tô đậm nỗi buồn cô tịch, hoang vắng của lữ khách.
-Cảm nhận vẻ cô tịch, vắng vẻ ở bến Phong Kiều của ngưởi lữ khách.
- Bài thơ thể hiện 1 cách sinh động những gì nghe thấy, nhìn thấy của 1 khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
- Dùng động để tả tĩnh và mượn âm thanh để truyền hình ảnh.
III. TỔNG KẾT - LUYỆN TẬP
Câu thơ thứ 2 có hai cách hiểu:
+Cách hiểu ở bản dịch nghĩa
+Cách hiểu ở phần chú thích
-Em thích cách hiểu nào hơn ?Vì sao?
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Cảnh thác núi Lư được miêu tả như thế nào?
-Đẹp, hùng vĩ.
Câu 2:Bài Phong Kiều dạ bạc nói về tâm trạng của ai?
-Của lữ khách.
4.5 Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ
+Nắm vững nội dung bài học.
+Học bài thơ.Nắm được 10 từ gốc Hán trong bài thơ.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
+Đọc trước văn bản và trả lời câu hỏi sgk/124
+Chú ý câu hỏi 2 thảo luận nhóm lớn
+Xem trước phần Ghi nhớ
5.PHỤ LỤC:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 tiet 34.doc