1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1.1.Kiến thức:
-HS biết những thông tin chính về tác giả Bà Huyện Thanh Quan
-HS hiểu:+ Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
+ Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
+ Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
1.2.Kĩ năng:
-Đọc-hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể hất ngôn bát cú Đường luật.
-Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
1.3.Thái độ:
-Biết cảm thông, chia sẽ tâm trạng với người khác, biết bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
-GDBVMT:Biết yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Đặc điểm thơ bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Tư liệu về tác giả, tác phẩm.
3.2.HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 29: Qua đèo ngang - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:8-TIẾT :29 QUA ĐÈO NGANG
Ngày dạy: 8/10/2012 (Bà Huyện Thanh Quan)
1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1.1.Kiến thức:
-HS biết những thông tin chính về tác giả Bà Huyện Thanh Quan
-HS hiểu:+ Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
+ Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
+ Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
1.2.Kĩ năng:
-Đọc-hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể hất ngôn bát cú Đường luật.
-Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
1.3.Thái độ:
-Biết cảm thông, chia sẽ tâm trạng với người khác, biết bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
-GDBVMT:Biết yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Đặc điểm thơ bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Tư liệu về tác giả, tác phẩm.
3.2.HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số hs.
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1: Đọc bài thơ “Bánh trôi nước”và cho biết một vài chi tiết về tác giả? (?)Nội dung bài thơ thể hiện điều gì? .(10 đ)
-Phẩm chất trong trắng ,son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa) ,thân phận chìm nổi của họ.
Câu 2:Ý nghĩa bài thơ “Bánh trôi nước” là gì? Bài thơ Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ gì? Thể hiện tâm trạng gì của tác giả?(10 đ)
-Ý nghĩa bài thơ “Bánh trôi nước”:Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, nói về thân phận chìm nổi của họ.Tố cáo xã hội phong kiến.Bài thơ Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.Thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhà, nhớ quê hương.
4.3Bài mới:Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ có tài và rất nổi tiếng trong làng thơ Việt Nam.Một trong những tác phẩm để đời của bà là bài thơ “Qua Đèo Ngang” mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chung về bài thơ( 6’).
(?)Hãy cho biết một vài chi tiết về tác giả?
- Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình .Do đó bà có tên gọi là bà Huyện Thanh Quan. Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa
(?)Thể thơ bài thơ trên?
(?)Thế nào là thể thơ thất ngôn bát cú?
HS -(Gieo vân ở cuối câu 1 ,2( tà ,hoa), 4,6,8(nhà ,gia ,ta)
-(Phép đối:3,4 và 5,6)
- Luật bằng trắc
GV * Không theo đúng những điều trên sẽ bị coi là thất luật (Không đúng luật)
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết văn bản(20’).
(?)Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
- HS trả lời theo SGK
(?)Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả bằng những chi tiết gì?
- HS trả lời theo SGK
(?)Hãy cho biết những từ láy có trong bài và cho biết tác dung của các từ láy ấy?
-HS trả lời theo SGK.
Gv giảng tác dụng của từ láy trong bài thơ.
(?)Hãy nhận xét cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan?
GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ.TG:2p
*GD môi trường:
(?)Tại sao ngày nay thị hiếu của khách du lịch là muốn du lịch về nguồn và tìm về những nơi hoang sơ, chưa có sự cải tạo của con người như Đèo Ngang ở bài thơ này?
-Những nơi như vậy thì môi trường còn trong lành, thiên nhiên phong phú với hoa cỏ tự nhiên, thú nhiềuVì thế ta cần tham gia tuyên truyền , đấu tranh để bảo vệ môi trường hoang dã
(?)Hãy hình dung tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang?
HS:Thể hiện qua 2 hình thức:
+ Mượn cảnh nói tình:
+Trực tiếp tả tình:Tương quan giữa cảnh trời non nuớc với một mảnh tình riêng là tương quan đối lập ngược chiều. Trời ,non , nước bát ngát rộng mở bao la thì mảnh tình riêng càng nặng nề khép kín bay nhiêu .Cụm từ “Ta với ta” bộc lộ cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.
GV diễn giảng thêm.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn hs Tổng kết- Luyện tập(6’)
(?)Văn bản thể hiện ý nghĩa gì? Có những nét nghệ thuật nào tiêu biểu?
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN
1.Đọc
2.Chú thích: Xem SGK
3.Tác giả:Tên thật Nguyễn Thị Hinh sống ở thế kỉ 19
4.Thể thơ:Thất ngôn bát cú Đường luật
- Thất:7
-Ngôn: Từ
- Bát:8
-Cú: Câu
* Đây là thể thơ 8 câu ,mỗi câu 7 chữ
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1.Cảnh tượng Đèo Ngang
-Thời gian:Xế chiều (Tạo cho con người có cảm giác buồn)
- Những chi tiết :Cỏ cây ,hoa ,lá ,dãy núi, con sông ,cái chợ ,mấy túp nhà ,tiếng chim cuốc và đa đa ,vài chú tiều phu
-Các từ láy :Lom khom, lác đác ,quốc quốc, gia gia
*Các từ láy có tác dụng gợi hình gợi cảm
* Cảnh tượng thiên nhiên núi non bát ngát ,thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ ,gợi cảm giác buồn ,cô đơn ,vắng lặng
2.Tâm trạng tác giả:
a.Mượn cảnh nói tình:
-Tiếng chim cuốc nhớ nước
-Tiếng chim đa đa thương nhà
*Tiếng lòng tha thiết của tác giả nhớ nhà nhớ quá khứ
b.Trực tiếp tả tình:
- Hai câu cuối :Nỗi buồn cô đơn thầm kín, hướng nội của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang “Ta với ta”
III TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP:
1. Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
2. Nghệ thuật:
-Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
-Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
-Sáng tạo trong việc sử dung từ láy, từ đồng âm.
-Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả.
*Ghi nhớ SGK.
BT: Tìm hàm nghĩa cụm từ “Ta với ta”: Thể hiện tâm trạng buồn và cô đơn
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Cho biết tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua mấy hình thức?
-2 hình thức:mượn cảnh tả tình và trực tiếp tả tình.
Câu 2:Nghệ thuật của bài thơ là gì?
-Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
-Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
-Sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa
4.5 Hướng dẫn học tậpø:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc lòng bài thơ .
+Nắm được nội dung bài và hoàn thành phần luyện tập.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài “Bạn đến chơi nhà”
+Xem và trả lời câu hỏi SGK/105
+So sánh ý nghĩa của cụm từ “Ta với ta” ở bài thơ “Qua Đèo Ngang” với cụm từ trên ở bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.
5. PHỤ LỤC:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 tiet 29 qua deo ngang.doc